Thủ Tướng Pakistan: Người đứng đầu chính phủ của Pakistan

Thủ tướng Pakistan (tiếng Urdu: وزِیرِ اعظم پاکستان, n.đ. 'Đại Tể tướng') là người đứng đầu chính phủ của Pakistan.

Thủ tướng Pakistan
وزِیرِ اعظم پاکستان
Thủ Tướng Pakistan: Lịch sử, Chức vụ, Danh sách các thủ tướng Pakistan
Cờ Thủ tướng
Thủ Tướng Pakistan: Lịch sử, Chức vụ, Danh sách các thủ tướng Pakistan
Đương nhiệm
Shehbaz Sharif

từ ngày 4 tháng 3 năm 2024
Chính phủ Pakistan
Chức vụ Thủ Tướng Pakistan
Vị thếNgười đứng đầu chính phủ
Viết tắtPM
Thành viên của
  • Nội các Hạ viện
    Hội đồng lợi ích chung
Báo cáo tới
Dinh thựPhủ Thủ tướng, Vùng Đỏ, Islamabad
Trụ sởLãnh thổ Thủ đô Islamabad
Bổ nhiệm bởibầu cử Hạ viện:
ứng cử viên được đa số Hạ viện tín nhiệm.
Nhiệm kỳ5 năm, được tái đắc cử
Tuân theoHiến pháp Pakistan
Người đầu tiên nhậm chứcLiaquat Ali Khan
(1947–1951)
Thành lập14 tháng 8 năm 1947; 76 năm trước (1947-08-14)
Cấp phóPhó thủ tướng Pakistan
Lương bổngBản mẫu:PKRConvert, annual
Websitepmo.gov.pk

Thủ tướng Pakistan lãnh đạo Chính phủ Pakistan, Hạ viện, đứng đầu Hội đồng lợi ích chung, Nội các, quản lý nền kinh tế, vũ khí hạt nhân của Pakistan. Thủ tướng quản lý nhà nước về đối nội và đối ngoại. Thủ tướng do Hạ viện bầu, thường là lãnh đạo của đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Thủ tướng bổ nhiệm các thành viên Nội các. Thủ tướng thực hiện quyền hành pháp, quyết định bổ nhiệm, ký văn bản và phê chuẩn quyết định, văn bản.

Thủ tướng Pakistan khuyến cáo tổng thống về những vấn đề quan trọng. Thủ tướng đóng vai trò lớn trong việc bổ nhiệm tổng tham mưu. Tuy nhiên, binh biến thường xảy ra. Quân đội nắm quyền vào những thời kỳ 1960–1973, 1977–1985 và 1999–2002. Chế độ quân quản do tổng thống lãnh đạo, kiêm quyền thủ tướng. Quyền hạn của thủ tướng đã được tăng cường đáng kể do sự phân lập giữa quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Lịch sử Thủ Tướng Pakistan

Thủ Tướng Pakistan: Lịch sử, Chức vụ, Danh sách các thủ tướng Pakistan 
Liaquat Ali Khan, thủ tướng đầu tiên của Pakistan (1947–1951).

Chức vụ Thủ Tướng Pakistan thủ tướng được quy định ngay sau khi thành lập Pakistan vào năm 1947. Thủ tướng làm việc dưới quyền toàn quyền Anh. Liaquat Ali Khan là thủ tướng đầu tiên; ông bị ám sát vào năm 1951. Quyền hạn của thủ tướng suy giảm do toàn quyền liên tục can thiệp vào công việc. Năm 1956, Pakistan ban hành hiến pháp đầu tiên, thành lập chức vụ tổng thống thay toàn quyền, quy định thủ tướng nắm quyền hành pháp. Tuy nhiên, thủ tướng tiếp tục bị tổng thống can thiệp vào công việc. Năm 1958, Tổng thống Iskandar Mirza cách chức thủ tướng, ra lệnh thiết quân luật. Tổng thống Mirza bị Tướng Ayub Khan hạ bệ, ông giữ chức thủ tướng trong thời gian ngắn.

Năm 1962, Pakistan ban hành hiến pháp mới. Chức vụ Thủ Tướng Pakistan thủ tướng bị bãi bỏ, quyền hạn tập trung vào tay tổng thống. Sau khi Pakistan đại bại trong Chiến tranh Giải phóng Bangladesh, chế độ tổng thống sụp đổ.

Hiến pháp năm 1973 thành lập lại chức vụ thủ tướng. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, nhưng không có thực quyền. Năm 1977, quân đội lật đổ chính phủ, tiếp quản chính quyền. Chức vụ Thủ Tướng Pakistan thủ tướng bị bãi bỏ.

Sau cuộc bầu cử Hạ viện năm 1985, chức vụ thủ tướng được thành lập lại, Muhammad Junejo trở thành thủ tướng. Chế độ quân quản sửa đổi hiến pháp, quy định tổng thống có quyền tùy nghi cách chức thủ tướng, giải tán Hạ viện. Năm 1988, Benazir Bhutto trở thành thủ tướng nữ đầu tiên của một nước Hồi giáo.

Từ năm 1988 đến năm 1993, thủ tướng tranh quyền với tổng thống. Tổng thống giải tán Hạ viện ba lần. Quốc hội bãi bỏ sửa đổi, bổ sung của chế độ quân quản. Thủ tướng Nawaz Sharif tập trung quyền hạn. Năm 1999, Tổng tham mưu trưởng Pervez Musharraf lật đổ chính phủ của Nawaz Sharif.

Năm 2002, chế độ quân quản tổ chức bầu cử Hạ viện. Quốc hội khóa mới khôi phục quyền hạn giải tán Hạ viện của tổng thống, nhưng bổ sung quy định cần phải có Tòa án tối cao cho phép.

Năm 2004, Thủ tướng Jamali từ chức, Shaukat Aziz trở thành thủ tướng mới. Năm 2008, Đảng Nhân dân Pakistan thắng cử Hạ viện. Đảng Nhân dân Pakistan bắt đầu vận động cách chức Musharraf. Cùng lúc, Phong trào Luật sư nổi lên, biểu tình phản đối Musharraf can thiệp vào nền tư pháp. Musharraf buộc phải từ chức, Asif Zardari trở thành tổng thống. Năm 2010, Quốc hội sửa đổi hiến pháp, bãi bỏ quyền giải tán Hạ viện của tổng thống, lập lại chế độ đại nghị.

Năm 2012, Tòa án tối cao Pakistan truất tư cách thủ tướng và cách chức Thủ tướng Yousuf Raza Gillani. Đảng Nhân dân Pakistan ban đầu tiến cử Makhdoom Shahbuddin, nhưng buộc phải rút lui sau khi lực lượng phòng, chống ma túy ra lệnh bắt giữ ông. Raja Pervaiz Ashraf trở thành thủ tướng. Trong cuộc bầu cử Hạ viện năm 2013, Liên minh Hồi giáo Pakistan (N) thắng cử. Nawaz Sharif lên làm thủ tướng lần thứ ba. Tháng 7 năm 2017, Sharif bị Tòa án tối cao cách chức do có tên trong tài liệu Panama.

Ngày 18 tháng 8 năm 2018, Imran Khan nhậm chức thủ tướng thứ 22 của Pakistan. Ngày 10 tháng 4 năm 2022, Khan mất tín nhiệm Hạ viện, trở thành thủ tướng đầu tiên mất chức do bị bỏ phiếu không tín nhiệm.

Ngày 11 tháng 4 năm 2022, Shehbaz Sharif nhậm chức thủ tướng thứ 23 của Pakistan.

Chức vụ Thủ Tướng Pakistan

Hiến pháp quy định thủ tướng là người đứng đầu chính phủ.

Thủ tướng Pakistan là người đứng đầu chính phủ, nắm quyền hành pháp. Thủ tướng lãnh đạo đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Thủ tướng và các bộ trưởng phải là thành viên Hạ viện.

Quyền hạn

Thủ Tướng Pakistan: Lịch sử, Chức vụ, Danh sách các thủ tướng Pakistan 
Phủ Thủ tướng ở Islamabad.

Thủ tướng Pakistan là người đứng đầu chính phủ của Pakistan. Thủ tướng được tổng thống mời thành lập chính phủ sau khi được Hạ viện tín nhiệm. Thủ tướng bổ nhiệm các bộ trưởng và báo cho tổng thống biết những quyết định của Nội các về quản lý nhà nước, dự án luật.

Thủ tướng có quyền tham dự phiên họp của Quốc hội. Thủ tướng phải trả lời chất vấn của thành viên Quốc hội. Thủ tướng quyết định bổ nhiệm những chức vụ quan trọng, bao gồm:

  • Thư ký liên bang các bộ
  • Tổng thư ký các tỉnh
  • Công chức hành chính quân sự trong Quân đội Pakistan
  • Chủ tịch những cơ quan, công ty nhà nước lớn như Cục Quốc lộ quốc gia, Hãng hàng không Quốc tế Pakistan, Tổng công ty Vận tải Quốc gia Pakistan, v.v.
  • Chủ tịch và những thành viên khác của ủy ban liên bang, cơ quan nhà nước
  • Đại sứ, cao ủy

Thủ tướng thay mặt Pakistan về đối ngoại. Thủ tướng báo cáo trước người dân về những vấn đề quan trọng quốc gia.

Tư cách

Thủ tướng Pakistan phải hội đủ các điều kiện sau đây:

  • là công dân Pakistan
  • là tín đồ Hồi giáo
  • đủ 25 tuổi trở lên
  • phẩm chất tốt, không vi phạm các giới luật Hồi giáo
  • hiểu biết các giáo lý Hồi giáo, thực hành các nghĩa vụ của tín đồ Hồi giáo, tránh gây tội lớn
  • không hoạt động chống lại sự toàn vẹn của quốc gia hay chủ nghĩa kiến quốc của Pakistan sau khi thành lập Pakistan
  • là thành viên Hạ viện

Bổ nhiệm và cách chức

Thủ tướng Pakistan phải là thành viên Hạ viện. Thường thì lãnh tụ của đảng chiếm đa số trong Hạ viện trở thành thủ tướng. Ứng cử viên thủ tướng phải có Hạ viện tín nhiệm trước khi được tổng thống mời thành lập chính phủ. Thủ tướng có thể lập chính phủ liên hiệp đảng hay chính phủ một đảng.

Thủ tướng bị miễn nhiệm khi Hạ viện bỏ phiếu không tín nhiệm. Trước đây, thủ tướng có thể bị tổng thống miễn nhiệm, nhưng quy định này đã bị bãi bỏ. Thủ tướng được miễn trách nhiệm hình sự và dân sự, không được khởi tố truy tố thủ tướng trong lúc đương nhiệm.

Năm 2012, Tòa án tối cao Pakistan truất tư cách thủ tướng của Yousaf Raza Gillani.

Ngày 28 tháng 7 năm 2017, Tòa án tối cao cách chức Thủ tướng Nawaz Sharif. Sharif về sau bị truất tư cách thủ tướng.

Tuyên thệ nhậm chức

Thủ tướng tuyên thệ nhậm chức sẽ giữ gìn hiến pháp trước tổng thống.

Danh sách các thủ tướng Pakistan Thủ Tướng Pakistan

Đảng # Họ tên
Liên minh Hồi giáo 5 Liaquat Ali Khan, Sir Khawaja Nazimuddin, Mohammad Ali Bogra, Chaudhry Mohammad Ali, và Ibrahim Ismail Chundrigar
Liên minh Hồi giáo Pakistan 2 Nurul AminMuhammad Khan Junejo
Liên minh Nhân dân Bangladesh 1 Huseyn Shaheed Suhrawardy
Đảng Cộng hòa 1 Sir Feroze Khan Noon
Đảng Nhân dân Pakistan 5 Zulfikar Ali Bhutto, Benazir Bhutto (2 lần), Yousaf Raza Gillani, và Raja Pervaiz Ashraf
Liên minh Hồi giáo (N) 5 Nawaz Sharif (3 lần) Shahid Khaqan Abbasi, Shehbaz Sharif
Liên minh Hồi giáo (Q) 3 Mir Zafarullah Khan Jamali, Chaudhry Shujaat Hussain, Shaukat Aziz
Phong trào Công lý Pakistan 1 Imran Khan
Không đảng phái 1 Muhammad Khan Junejo

Xem thêm

Tham khảo

Đọc thêm

Liên kết ngoài


Tags:

Lịch sử Thủ Tướng PakistanChức vụ Thủ Tướng PakistanDanh sách các thủ tướng Pakistan Thủ Tướng PakistanThủ Tướng PakistanNgười đứng đầu chính phủPakistanTiếng Urdu

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Real Madrid CFNhà Hậu LêEdgar DavidsQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamQuần đảo Cát BàThích Quảng ĐứcLục bộ (Việt Nam)Đắk LắkPhan Đình TrạcToriyama AkiraDanh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí MinhHoàng QuyBảy hoàng tử của Địa ngụcPhó Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam)Phú ThọSingaporeChân Hoàn truyệnBáo động khẩn, tình yêu hạ cánhHội AnMặt TrờiSố phứcTố HữuAlcoholHồ Chí MinhPhù NamTrường ChinhToán họcDấu chấmChí PhèoLê Hồng PhongRPhật giáoHậu GiangChiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamThuyết âm mưu về sự kiện 11 tháng 9Tranh Đông HồTrần Thị Nhị HàChu Văn AnLý Tiểu LongBến Nhà RồngNguyên tố hóa họcPhật giáo Hòa HảoDận TườngHệ thống đẳng cấp Vovinam Việt Võ ĐạoChợ Bến ThànhVũ Trọng PhụngFIFAPhân cấp hành chính Việt NamPhạm Minh ChínhLưu DungGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Nguyễn DuHưng YênSaigon PhantomVương Hạc ĐệThái NguyênCần ThơĐội tuyển bóng đá quốc gia AnhThomas EdisonChâu PhiLê Thị Thu HằngThạch LamAngkor WatNinh BìnhNguyễn Văn NênĐen (rapper)Nguyễn Xuân Phúc từ chức Chủ tịch nướcKhổng TửĐồng ThápTư tưởng Hồ Chí MinhBí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhĐài Truyền hình Việt NamHán Cao Tổ🡆 More