Thời Đại Đồ Đồng Đá

Thời đại đồ đồng đá hay thời đại đồng đá, thời kỳ đồ đồng đá, thời kỳ đồng đá, nguyên gốc từ cụm từ trong tiếng Hy Lạp χαλκόςλίθος (khalkoslithos nghĩa là đồng đá), tại một số nước châu Âu được gọi là Copper Age (Anh)/Edad del Cobre (Tây Ban Nha)/Aevum cupri (La tinh)/Kupfersteinzeit (Đức)/Медный век (Nga) v.v đều có nghĩa là thời kỳ /đại đồ đồng .

Thời tiền sử
Thế Toàn Tân Thời đại đồ sắt Sơ sử
  Hậu kỳ Đồ đồng  
  Trung kỳ Đồ đồng
  Sơ kỳ Đồ đồng
Thời đại đồ đồng
    Thời đại đồ đồng đá    
  Thời đại đồ đá mới Tiền sử
Thời đại đồ đá giữa
Thế Canh Tân     Hậu kỳ Đá cũ  
    Trung kỳ Đá cũ
    Sơ kỳ Đá cũ
  Thời đại đồ đá cũ
Thời đại đồ đá

Tuy nhiên cụm từ thời đại đồ đồng trong tiếng Việt lại được dùng để chỉ giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn này. Trong các văn bản khoa học còn có thể gọi là Eneolithic (Æneolithic). Nó là một giai đoạn trong sự phát triển các nền văn hóa của con người, trong đó việc sử dụng các công cụ bằng kim loại đã xuất hiện, cùng với việc sử dụng các công cụ bằng đá.

Thời kỳ này là giai đoạn chuyển tiếp bên ngoài hệ thống ba thời đại kinh điển, và nó diễn ra giữa thời đại đồ đá mớithời đại đồ đồng. Nó biểu hiện ở chỗ đồng chưa được khai thác nhiều và các cố gắng đầu tiên trong việc tạo hợp kim của đồng với thiếc và các kim loại khác đã diễn ra khá sớm, làm cho việc phân biệt các nền văn hóa và/hoặc thời kỳ đồng đá khác biệt là rất khó.

Sự xuất hiện của nghề luyện kim đã diễn ra đầu tiên ở Vùng lưỡi liềm màu mỡ (bao gồm Levant, Lưỡng Hà cổ đại, Ai Cập cổ đại), nơi các nền văn hóa đã chuyển vào thời đại đồ đồng từ thiên niên kỷ 4 TCN. Sự phát minh độc lập và hạn chế của luyện kim tại Trung Mỹ Thời Đại Đồ Đồng Đá Thời kỳ tiền Colombus hình thành trong thế kỷ 7 không được coi là gắn liền với giai đoạn "đồng đá".

Thời đại đồng đá ở Trung Đông và Kavkaz bắt đầu vào cuối thiên niên kỷ 5 TCN và kéo dài khoảng một thiên niên kỷ trước khi chuyển qua giai đoạn đồ đồng sớm. Sự chuyển tiếp của thời đại đồng đá sang thời đại đồ đồng ở châu Âu diễn ra khoảng 1 thiên niên kỷ muộn hơn, vào khoảng cuối thiên niên kỷ 4-3 TCN.

Theo Parpola, các nét tương đồng đồ gốm của văn minh sông Ấn, miền nam Turkmenistan và miền bắc Iran trong giai đoạn 4300–3300 TCN của thời đại đồng đá cho thấy tính lưu động và thương mại đáng kể.

Châu Âu Thời Đại Đồ Đồng Đá

Kiến thức về việc sử dụng đồng phổ biến hơn nhiều so với chính kim loại này. Nền văn hóa Rìu chiến châu Âu sử dụng các rìu đá được tạo mẫu trên các rìu đồng, với sự mô phỏng các "dấu đúc" được khắc trên đá.

Nền văn hóa Cốc vại ở châu Âu thông thường được coi là thuộc thời đại đồng đá giống như các nền văn hóa khác lần đầu tiên đã chấp nhận quá trình đô thị hóa tại tây nam châu Á. Nhiều cự thạch tại châu Âu được dựng lên trong thời kỳ này và người ta cũng cho rằng sự đồng nhất ngôn ngữ Tiền Ấn-Âu có niên đại vào khoảng cùng thời gian này. Các ví dụ về văn hóa đồng đá tại châu Âu bao gồm Los Millares trên bán đảo Iberia tại Tây Ban Nha ngày nay

Người băng Ötzi, được tìm thấy tại Ötztaler Alps và các dấu tích còn lại của người cổ này có niên đại tới khoảng năm 3300 TCN, mang theo một chiếc rìu đồng và một con dao bằng đá lửa. Hàm lượng đồng cao tìm thấy trong tóc của người này đã dẫn tới sự ức đoán cho rằng ông ta là một người thợ làm việc với kim loại, có thể đã bị chết trong khi đi thăm dò để tìm quặng trong vùng núi này.

Thời Đại Đồ Đồng Đá 
Mỏ đồng thời đại đồng đá tại thung lũng Timna, sa mạc Negev, Israel.

Nam Á Thời Đại Đồ Đồng Đá

Các cư dân Nam Á Thời Đại Đồ Đồng Đá ở Mehrgarh đã tạo hình các công cụ bằng quặng đồng tại khu vực trong giai đoạn từ khoảng 7000 tới 3300 TCN

Đông Á Thời Đại Đồ Đồng Đá

Các cổ vật bằng đồng có niên đại khoảng thiên niên kỷ 5 TCN bắt đầu xuất hiện tại Đông Á Thời Đại Đồ Đồng Đá, chẳng hạn như trong giai đoạn Khương Trại (姜寨) của văn hóa Ngưỡng Thiều và văn hóa Hồng Sơn, nhưng các đồ tạo tác kim loại này đã không được sử dụng rộng rãi.

Trung Mỹ Thời Đại Đồ Đồng Đá

Ít phổ biến hơn, thuật ngữ này cũng được áp dụng cho các nền văn minh châu Mỹ đã biết sử dụng đồng và các hợp kim đồng vào thời gian người châu Âu đặt chân tới đây. Tổ hợp đồng cổ, nằm tại khu vực ngày nay là Michigan và Wisconsin ở Hoa Kỳ sử dụng đồng làm các công cụ, vũ khí và các đồ dùng khác. Các cổ vật từ các di chỉ này có niên đại từ 4000 tới 1000 TCN, làm cho chúng trở thành một trong những di chỉ đồng đá cổ nhất trên thế giới.

Ghi chú

Tham khảo

  • Bogucki, Peter (2007), “Copper Age of Eastern Europe”, The Atlas of World Archaeology, London: Sandcastle Books, tr. 66 .

Xem thêm

  • Hệ thống ba thời đại

Liên kết ngoài

Tags:

Châu Âu Thời Đại Đồ Đồng ĐáNam Á Thời Đại Đồ Đồng ĐáĐông Á Thời Đại Đồ Đồng ĐáTrung Mỹ Thời Đại Đồ Đồng ĐáThời Đại Đồ Đồng ĐáCông cụKim loạiLatinhThời đại đồ đồngTiếng AnhTiếng Hy LạpTiếng NgaTiếng Tây Ban NhaTiếng ĐứcĐáĐồng

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Boku no PicoDanh sách Tổng thống Hoa KỳLe SserafimJennifer PanChiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia18 tháng 4Chu vi hình trònDương Văn Thái (chính khách)Lương CườngKinh thành HuếIranPhápThành phố New YorkMinh Thành TổHoaAnh hùng dân tộc Việt NamDanh sách quốc gia theo diện tíchHarry KaneNguyễn Văn LongChính phủ Việt NamTố HữuBlue LockCan ChiHội AnThiên Bình (chiêm tinh)Long AnKim Bình MaiNgườiLudwig van BeethovenNhã Nam (công ty)MèoNha TrangChính trịCho tôi xin một vé đi tuổi thơNam BộAC MilanLê Long ĐĩnhHarry PotterNgô QuyềnTần Chiêu Tương vươngTư tưởng Hồ Chí MinhJeremie FrimpongUnai EmeryChiến dịch đốt lòQuần đảo Cát BàẤm lên toàn cầuQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpMinh MạngTaylor SwiftMinecraftGiê-suTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHà TĩnhNguyễn Thúc Thùy TiênThích Quảng ĐứcHoa KỳDương Chí DũngChelsea F.C.Đại ViệtChiến dịch Hồ Chí MinhDoraemonTây NinhThích-ca Mâu-niLịch sử Việt NamVụ phát tán video Vàng AnhKinh tế Trung QuốcChuyến đi cuối cùng của chị PhụngLiên XôCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoSuboiTập Cận BìnhNgười ViệtElon MuskNguyễn Hà PhanQuốc gia Việt NamYouTube🡆 More