Thế Tử

Thế tử (Tiếng Trung: 世子; Hangul: 세자) là một danh hiệu phong cho người thừa kế (Trữ quân) của các Quốc vương đang là chư hầu của một Đế quốc, hay là người thừa kế của các Hoàng tử mang tước Vương trong khối vùng văn hóa chữ Hán.

trang định hướng Wiki
Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩ
Thế Tử
Hoàng đế & Hoàng hậu
Nữ hoàng & Hoàng tế
Thái hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái phi & Thái thượng hoàng

Thái hậu / Thái phi
Vương thái hậu / Vương đại phi
Quốc vương & Vương hậu
Nữ vương & Vương phu
Hoàng tử & Hoàng tử phi
Thái tử & Thái tử phi
Thế tử & Thế tử tần
Công chúa & Phò mã
Đại Thân vương & Đại Vương phi
Đại Công tước & Đại Công tước phu nhân
Thân vương & Vương phi
Phó vương & Phó vương phi
Quận chúa & Quận mã
Huyện chúa & Huyện mã
Công tước & Công tước phu nhân
Hầu tước & Hầu tước phu nhân
Bá tước & Bá tước phu nhân
Tử tước & Tử tước phu nhân
Nam tước & Nam tước phu nhân
Hiệp sĩ & Nữ Tước sĩ

Xuất hiện từ thời Tiên Tần, tước vị này cần phân biệt với Thái tử, một thời gian là danh hiệu của người thừa kế Thiên tử nhà Chu hoặc các nước xưng Vương hùng bá như nước Sở thời Chiến Quốc. Vào thời kỳ nhà Hán đến trước thời kỳ Tào Ngụy, cách gọi "Thế tử" thường chỉ dùng như một tước hiệu chính thức dành cho người thừa kế của Công tước trở xuống, hoặc là một dạng xưng hô không chính thức dành cho người thừa kế của một Công khanh. Từ khi Tào Ngụy ban tước "Tấn vương" cho họ Tư Mã (Tây Tấn), tước hiệu của người thừa kế trở thành "Thế tử", và từ đó "Thế tử" duy trì như một tước hiệu riêng dành cho 「Người thừa kế của Chư hầu tước Vương」.

Từ nguyên

Nguyên chữ 「Thế; 世」 có nghĩa là "truyền hết đời cha đến đời con". Từ thời Tiên Tần, đây là danh vị dành cho những người thừa kế của các sĩ phu quý tộc trong một nước hoặc bản thân vị Vua chư hầu ấy, vị Trữ quân của Thiên tử được gọi là Thái tử, đôi khi chư hầu lớn mạnh cũng xưng người thừa kế là Thái tử y hệt.

Sang thời nhà Hán, người thừa kế hợp pháp của các Chư hầu mang tước Vương (cùng họ) được gọi là Vương thái tử (王太子), còn người thừa kế các Chư hầu mang tước Hầu hoặc tước Công đều gọi là [Thế tử]. Bắt đầu từ đời Tam Quốc trở về sau, Chư hầu mang tước Vương khác họ ngày càng lớn, địa vị của Thiên tử mang tước Hoàng đế và Chư hầu Vương dần có chạm trán, người thừa kế của hai tước vị này đều gọi là "Thái tử", do vậy để cường hóa Hoàng quyền thông qua việc phân biệt với Hoàng thái tử (皇太子) là người sẽ kế vị Hoàng đế và người kế vị các Chư hầu tước Vương khác họ, triều đình cải danh hiệu Trữ quân của tước Vương đều thành "Thế tử" như các Chư hầu tước Công trở xuống, và hầu hết các triều đại đời sau đều theo lệ này.

Phân biệt địa vị Thế Tử

Người thừa kế tước Vương

Khi trước, danh vị "Thế tử" dùng để gọi người thừa kế của những người mang tước Công trở xuống, và thường là những tước Hầu có thế lực tựa như chư hầu, tức đó đất phong riêng biệt. Vào thời Tam Quốc, Tào Tháo từ "Ngụy công" thành "Ngụy vương", người con trai sẽ thừa kế của ông là Tào Phi được lập thành 「Ngụy Thái tử; 魏太子」. Giai đoạn Tào Ngụy, khi Tư Mã Viêm kế thừa vị trí Trữ quân của tước "Tấn vương", xưng gọi 「Tấn Thế tử; 晋世子」, đã mở đầu cho việc thừa kế tước Vương sẽ hạ xưng thành Vương thế tử. Sau đó không lâu, Tào Hoán lại nâng Tấn Thế tử lên thành Thái tử, trước khi họ Tào chính thức bị ép nhường ngôi.

Có thể thấy do nhà Tấn bắt đầu, tước Vương vốn dĩ có người thừa kế gọi "Thái tử" giống như Hoàng thái tử, đã chính thức bị hạ xuống thành Vương thế tử, và cách dùng này kéo dài mãi cho nhiều triều đại sau nhằm biểu thị tính tập quyền và riêng biệt cho Hoàng đế, cũng là nâng khoảng cách giữa tước vị Hoàng đế và tước Vương. Triều đại nhà Minh coi trọng Đích-thứ, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương quy định chỉ có "Đích tử" (嫡子; con trai do Chính thất sinh ra) mới có tư cách trở thành Thế tử của tước Vương đó, hơn nữa còn phải là Đích trưởng tử. Triều đại nhà Thanh sau khi làm chủ Trung Nguyên, đã cho cải định luật lệ cũng như áp dụng một phần quy chế nhà Minh, ban đầu thì người thừa kế của Hòa Thạc Thân vương sẽ gọi là Thân vương Thế tử (親王世子) còn người thừa kế của Đa La Quận vương là Quận vương Trưởng tử (郡王長子), cả hai tước vị này đều từng được xếp vào "Thập tứ đẳng Tước vị" trong hệ thống tước phong cho nam giới hoàng thất, tuy nhiên sau đời Càn Long thì hai tước vị này bị xóa. Bởi vì "Thế tử" là một tước vị hiện hữu dành cho người thừa kế hợp pháp của một tước vị cụ thể, đại đa số các triều đại khi quyết định chỉ định "Thế tử" thì đều phải dùng Sách (冊) cùng Bảo (寶) để xác định thân phận của người thụ phong chứ không phải là một danh xưng tự phát. Ví dụ triều Minh ghi rõ trong Minh sử, khi chỉ định Thế tử của Thân vương thì 「"Tắc sẽ nhận Kim sách và Kim bảo"; 則授金冊金寶」 để tiến hành gia phong, triều Thanh khi còn tồn tại tước vị Thế tử cũng dùng Kim sách Kim bảo trong lễ gia phong.

Danh vị "Thế tử" cũng xuất hiện mơ hồ trong lịch sử Việt Nam vào thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn, khi đó các Chúa Trịnh có quyền hành to lớn, thay Hoàng đế nhà Hậu Lê cai trị và tự xưng tước Vương. Những người thừa kế của Chúa Trịnh đều có chức vụ cụ thể trong hệ thống quan viên và thường chỉ gia phong tước Công, tuy nhiên cũng có những người được chọn gọi thành "Vương thế tử" để củng cố địa vị kế thừa Chúa Trịnh, ví dụ Thanh Đô vương Trịnh Tráng khi chưa lên ngôi từng thụ tước "Thanh Quận công" kèm danh hiệu "Vương thế tử" như một dạng khẳng định vị thế. Điều này tương tự với các con thừa kế của Chúa Nguyễn, tuy nhiên quy chế của Chúa Nguyễn chỉ gọi các Thế tử như kiểu nhã xưng, không rõ quy tắc gia phong cụ thể ra sao.

Người thừa kế Chư hầu

Vì là nước phiên thuộc nhà Minh và nhà Thanh, các vị Vua của nhà Triều Tiên thường tránh xung đột nên không xưng Hoàng đế, đa số đều xưng Vương, do vậy kính xưng của các Triều Tiên vương là Điện hạ (殿下; 전하Jeonha) thay vì Bệ hạ như tước Hoàng đế, nên người thừa kế của các Quốc vương Triều Tiên là Vương thế tử (王世子; 왕세자Wangseja) được tôn xưng là Để hạ (邸下; 저하Jeoha). Nơi ở của Thế tử gọi là Đông Cung (東宮; 동궁Donggung), có quan lại và hậu cung riêng, y hệt một triều đình thu nhỏ, yêu cầu cơ bản của một Trữ quân của một quốc gia thời Đông Á. Người Triều Tiên theo văn hóa Hán, do vậy họ cũng có cách gọi khác cho Thế tử như Xuân Cung (春宮; 춘궁Chungung), vì theo Ngũ hành thì Đông Cung tại hướng Đông, theo tiết trời là mùa xuân. Bên cạnh đó, người Triều Tiên thậm chí gọi Thế tử bằng các tôn xưng mang tính rất triết lý Hán văn như Chính Dận (正胤; 정윤Jeong-yun), Nhị Cực (貳極; 이극Igeug) cùng một từ rất phổ biến thời Minh là Quốc Bổn (國本; 국본Gugbon).

Do vấn đề đích-thứ và Nho phong ở Triều Tiên rất gay gắt, các Thế tử thừa kế của Triều Tiên vương chủ yếu là Đích trưởng tử - tức con trai trưởng do Vương phi sinh ra. Theo thông lệ Triều Tiên, các vị "Đích trưởng tử" đến một thời gian nhất định sau khi sinh ra sẽ được sách phong Nguyên tử (元子; 원자Wonja) - danh hiệu nhằm xác định chính xác đây sẽ là người thừa kế trong tương lai. Sau đó khi Nguyên tử được khoảng 8 tuổi thì quần thần sẽ bắt đầu thỉnh cầu Quốc vương xác định người kế vị và đó chính là thỉnh cầu sách phong Thế tử. Việc cử hành Lễ sách phong Thế tử vào năm 8 tuổi là căn cứ vào quan niệm trưởng thành truyền thống theo độ tuổi. Ngày xưa các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đều tin vào học thuyết chu kì 8 năm ở nam và 7 năm ở nữ. Khi Đích trưởng tử chết, nếu có em trai cùng mẹ thì sẽ kế thừa vị trí Thế tử, những người em trai cùng mẹ ấy chính là các Đích thứ tử (嫡次子). Chỉ khi Quốc vương không có Đích tử, vị trí Trữ quân mới được truyền cho con cái dòng thứ xuất (như Quang Hải Quân). Trường hợp tất cả con trai của Quốc vương đều qua đời trước ông, vị trí Trữ quân khi đó sẽ truyền cho các Đích trưởng tôn (嫡長孫) - các cháu trai do con dâu cả sinh ra của Quốc vương, và khi đó Trữ quân sẽ được gọi là Vương thế tôn (王世孫; 왕세손Wangseson), trường hợp này chính là Triều Tiên Chính Tổ. Nếu dòng dõi vị Quốc vương đó tuyệt tự, Vương vị mới truyền đến người em kế thứ, lúc đó sẽ trở thành Vương thế đệ (王世弟; 왕세제Wangseje), trường hợp này chính là Triều Tiên Anh Tổ.

Tương tự ở Triều Tiên, Vương quốc Lưu Cầu nhiều đời chịu sự phiên thuộc, tước vị Thế tử của Trữ quân tại quốc gia này đều do Minh-Thanh hai triều sắc phong, nhưng ở bản địa, người Lưu Cầu quan gọi Trữ quân của họ là Trung Thành vương tử (中城王子; ナカグシクヲージNakagushiku Wōji). Theo lệ, Trữ quân của Lưu Cầu cũng như các Án ti, được trao lãnh địa riêng để cai quản. Lãnh địa ấy của Trữ quân nay là khu vực Nakagusuku, Okinawa và Uruma, khi đó có tên Trung Thành Gian Thiết (中城間切), do đó các Trữ quân Lưu Cầu mới có danh xưng như vậy. Các Trữ quân của Lưu Cầu khi vừa sinh ra sẽ có Đồng danh (童名; tên lúc nhỏ, tương tự Ấu danh), sau đó 5 tuổi bắt đầu đặt Đường danh (唐名; ý chỉ các tên theo kiểu chữ Hán). Sau khi chính thức chọn Đường danh, Trữ quân đó sẽ đến Ngự điện của Trung thành để sống, do đó dân gian cũng có gọi là Trung Thành ngự điện (中城御殿), ngoài ra còn có tôn xưng Ngự Thái tử (御太子; グティシGu tishi).

Ở Đài Loan, từng có một quốc gia gọi là Vương quốc Đông Ninh do Trịnh Thành Công dựng lên. Vương triều này cũng thiết đặt chính quyền như của một chư hầu theo kiểu Hán quyển, xưng gọi Thế tử cho người thừa kế của mình.

Truyền thống Châu Âu Thế Tử

Tại hầu hết các quốc gia Châu Âu thời Trung Cổ, thuật ngữ prinz trong tiếng Đức được dùng để chỉ các hậu duệ có quyền thừa kế của các quý tộc cao cấp thuộc đẳng cấp vương hầu. Trên thực tế, prinz có nghĩa rộng hơn nhiều so với thuật ngữ vương tử trong tiếng Việt, vì nó bao gồm cả các hậu duệ quý tộc bậc Công tước và Hầu tước, chứ không giới hạn chỉ trong số các hậu duệ bậc Vương tước.

Tương tự, người thừa kế tước vị của các quý tộc vương hầu được gọi với danh xưng riêng là Erbprinz hoặc Erbprinzessin (dạng nữ). Thuật ngữ tiếng Việt thường dùng thế tử hoặc trữ quân để chuyển ngữ gần tương ứng, dù cách này không thật tương đương hoàn toàn. Thuật ngữ tiếng Anh gần tương đương với ErbprinzHereditary prince.

Riêng những người thừa kế tước vị Tuyển hầu được gọi là Kurprinz (dạng nữ là Kurprinzessin), thường được chuyển ngữ tiếng Việt với thuật ngữ Tuyển hầu thế tử.

Đối với các quý tộc đẳng Bá tước (tiếng Đức: Graf), người thừa kế tước vị được gọi là Erbgraf.

Ngày nay, các tài liệu tiếng Việt thường dùng thuật ngữ Thái tử để dịch tước hiệu Crown prince (tiếng Anh) hoặc Kronprinz (tiếng Đức) đối với người thừa kế tước vị quân chủ tại các vương quốc; và Thế tử hoặc Vương trữ, để dịch tước hiệu Hereditary prince (tiếng Anh) hoặc Erbprinz (tiếng Đức) đối với người thừa kế tước vị quân chủ tại các thân vương quốc (Liechtenstein và Monaco). Riêng Luxembourg, người thừa kế tước vị quân chủ tại đây được gọi với tước hiệu riêng là Erbgroßherzog (tiếng Đức) hoặc ierfgroussherzog (tiếng Luxembourg), đôi khi được chuyển ngữ sang thuật ngữ tiếng Việt hiếm gặp là Đại công trữ.

Nhân vật nổi tiếng Thế Tử

Thế Tử 
Ảnh thờ Trang Hiến Thế tử - vị Thế tử nổi tiếng nhất của Triều Tiên.

Triều Tiên Lý thị

Đông Ninh vương triều

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Phân biệt địa vị Thế TửTruyền thống Châu Âu Thế TửNhân vật nổi tiếng Thế TửThế TửChư hầuChữ HánHangulHoàng tửQuốc vươngTrữ quânTước VươngVùng văn hóa chữ HánĐế quốc

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Peanut (game thủ)Quốc kỳ Việt NamBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamAnh hùng dân tộc Việt NamĐỗ Hữu CaSố nguyênChiến dịch đốt lòKinh thành HuếTuổi thơ dữ dộiHàn TínTác động của con người đến môi trườngGallonĐờn ca tài tử Nam BộBill GatesQuỳnh búp bêTây Ban NhaPhù NamBảng tuần hoànDấu chấm phẩyTrưng TrắcReal Madrid CFTết LàoEl NiñoChiến dịch Mùa Xuân 1975Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamĐà LạtTF EntertainmentLịch sử Việt NamKinh tế Trung QuốcTrương Tấn SangPhổ NghiPhật giáoCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamBuôn Ma ThuộtThời Đại Thiếu Niên ĐoànTô HoàiThừa Thiên HuếSông HồngKhởi nghĩa Lam SơnChiến dịch Hồ Chí MinhBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Phú YênCan ChiKim Ji-won (diễn viên)Kim Bình Mai (phim 2008)Nhà giả kim (tiểu thuyết)Danh sách nhà vô địch bóng đá ĐứcTây NguyênĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaTriệu Lệ DĩnhLê Ngọc ChâuMười hai con giápBoeing B-52 StratofortressGiải vô địch bóng đá châu ÂuNguyễn Khoa ĐiềmManchester City F.C.Từ Hi Thái hậuBiển ĐôngLa Văn CầuĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt NamThủy triềuVõ Tắc ThiênCampuchiaCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Chủ nghĩa xã hộiBiểu tình Thái Bình 1997Trường ChinhNông Đức MạnhVăn hóaDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁLê Văn Việt (quân nhân)Stephen HawkingBayArenaHòa BìnhCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênNick VujicicBà TriệuSố nguyên tố🡆 More