Thẩm Phán: Người chủ trì các thủ tục tố tụng của tòa án

Thẩm phán cũng còn gọi là quan tòa là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán.

Các quốc gia khác nhau thì cũng có các quy định khác nhau về quyền hạn, chức năng, cách thức bổ nhiệm, kỷ luật, và đào tạo thẩm phán. Thẩm phán thực hiện việc xét xử một cách không thiên vị tại các phiên tòa công khai. Thẩm phán nghe những người làm chứng và các bên trong vụ án trình bày chứng cứ, đánh giá mức độ xác thực của các bên, và sau đó đưa ra phán quyết về vấn đề được trình bày dựa trên việc giải thích pháp luật và đánh giá chủ quan của mình. Tại một số quốc gia, quyền hạn của thẩm phán được chia sẻ với bồi thẩm đoàn hoặc hội thẩm, trong khi đó một số quốc gia khác lại giảm dần việc chia sẻ quyền hạn này. Trong hệ thống tố tụng hình sự thẩm vấn, thẩm phán đã tham gia vào việc điều tra sẽ không được là thẩm phán xét xử vụ án đó.

Các biểu tượng gắn liền với Thẩm Phán

Có rất nhiều truyền thống gắn liền với thứ bậc và chức vị của thẩm phán.

Ở nhiều nơi trên thế giới, thẩm phán mặc áo choàng dài (thường là màu đen hoặc đỏ) và có vị trí ngồi trên một bục cao trong phiên tòa (được gọi là the bench).

Ở một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung, đôi khi các thẩm phán đội tóc giả màu trắng. Trong nhiều thế kỷ trước, những bộ tóc giả dài là một phần trang phục thông thường gắn liền với thẩm phán trong phiên tòa, nhưng giờ đây chúng chỉ được dùng trong những dịp lễ trang trọng. Hiện nay, trong phiên tòa các thẩm phán có thể đội các bộ tóc giả ngắn, nhìn tương tự nhưng không giống hệt bộ tóc giả của luật sư. Tuy nhiên, truyền thống này đang dần dần bị loại bỏ trong những phiên tòa không liên quan đến các vụ án hình sự.

Ở Mỹ, các thẩm phán thường mặc áo choàng màu đen. Tuy nhiên, tại một số tiểu bang miền Tây, ví dụ như California, các thẩm phán không phải mọi lúc đều mặc áo choàng mà có thể mặc trang phục thông thường. Hiện nay, một số thẩm phán của tòa án tối cao cấp tiểu bang thì mặc các trang phục riêng biệt, ví dụ như tại Tòa Phúc Thẩm bang Maryland. Thẩm phán ở Mỹ sử dụng một chiếc búa mang tính nghi lễ để duy trì trật tự trong phiên tòa, mặc dù thực tế thì thẩm phán dựa vào các trợ lý hoặc chấp hành viên của tòa án và quyền hạn của mình là công cụ chính để làm việc này.

Tại Ý, thẩm phán và luật sư đều mặc áo choàng đen riêng biệt.

Tại Trung Quốc, trước năm 1984 các thẩm phán mặc trang phục thường ngày, kể từ năm 1984, thẩm phán mặc các bộ đồng phục mang kiểu cách quân đội, nhằm thể hiện quyền năng. Đến năm 2000, các bộ đồng phục này được thay thế bằng các bộ áo choàng đen tương tự như trang phục của nhiều nước khác.[cần dẫn nguồn]

Tại Oman, thẩm phán mặc áo thụng (gồm các dải màu đỏ, xanh lá và trắng), còn các luật sư mặc áo thụng màu đen.

Tại Việt Nam, thẩm phán của toà án quân sự mặc lễ phục quân đội; thẩm phán của toà án nhân dân mặc áo choàng đen, gồm quần âu, áo vest màu đen, áo sơ mi màu trắng .

Tước hiệu và danh xưng Thẩm Phán

Tại một số nước, thẩm phán được xưng hô bằng các danh xưng cao quý, như Your Honor (tại Mỹ), hoặc "Your Right Honorable Lordship" (Vuestra Señoría Excelentísima or Excelentísimo Señor/Excelentísima Señora).

Tại một số nước khác, thẩm phán được xưng hô bằng chức vị của mình (Ông/Bà Chủ toạ phiên toà), như thẩm phán ở Ý được xưng hô là Signor presidente della corte, tương tự là tại Đức Herr Vorsitzender/Frau Vorsitzende.

Tại Việt Nam, trong phiên toà, thẩm phán cùng với các hội thẩm nhân dân được xưng hô chung là "Quý Toà", (ví dụ: khi thẩm phán hỏi một đương sự trong vụ án thì đương sự đó có thể trả lời bằng mở đầu câu là: Thưa Quý Toà). Khi được nhắc đến với tư cách là ngôi thứ ba trong câu nói thì thẩm phán được gọi đơn giản là "(Ông/Bà) Thẩm phán" (ví dụ: một người có thể nói Thẩm phán Nguyễn Văn A là chánh án toà án nhân dân tỉnh B).

Thẩm phán tại Việt Nam Thẩm Phán

Tại Việt Nam, Thẩm phán là người thực hiện nhiệm vụ xét xử tại Tòa án, do Chủ tịch nước bổ nhiệm.

Tiêu chuẩn trở thành Thẩm phán tại Việt Nam Thẩm Phán

Để có thể trở thành thẩm phán tại Việt Nam, cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

Thứ nhất, là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

Thứ hai, phải tốt nghiệp đại học Luật trở lên, tức là phải có trình độ cử nhân luật trở lên.

Thứ ba, người có mong muốn trở thành thẩm phán phải được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

Thứ tư, phải có thời gian làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật.

Thứ năm, phải có sức khỏe tốt để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Ngạch Thẩm phán tại Việt Nam Thẩm Phán

Trong hệ thống Tòa án hiện nay tại Việt Nam, ngạch Thẩm phán được chia thành 04 ngạch:

- Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Thẩm phán này sẽ có ở Tòa án nhân dân tối cao, cấp tòa cao nhất tại Việt Nam)

- Thẩm phán cao cấp (Thẩm phán này sẽ có ở Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu)

- Thẩm phán trung cấp (Thẩm phán này sẽ có ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực)

- Thẩm phán sơ cấp (Thẩm phán này sẽ có ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu, Tòa án nhân dân cấp huyện)

Nhiệm kỳ của Thẩm phán tại Việt Nam Thẩm Phán

Trong nhiệm kỳ đầu, Thẩm phán sẽ có nhiệm kỳ là 05 năm.

Trong trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

Cách chức Thẩm phán

Theo quy định tại Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014, Thẩm phán sẽ bị cách chức nếu thuộc các trường hợp sau:

- Thẩm phán vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án.

- Vi phạm vào những việc Thẩm phán không được làm, điển hình như: Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án; Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan không vì nhiệm vụ được giao hoặc không có sự đồng ý của người có thẩm quyền.

- Vi phạm về phẩm chất đạo đức của Thẩm phán.

- Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán.

- Có hành vi vi phạm pháp luật khác.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Nên thay đổi trang phục ngành Tòa án nhân dân Lưu trữ 2015-09-10 tại Wayback Machine

Tags:

Các biểu tượng gắn liền với Thẩm PhánTước hiệu và danh xưng Thẩm PhánThẩm phán tại Việt Nam Thẩm PhánThẩm Phán

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Dương Cưu (chiêm tinh)Cố đô HuếLuciferĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCNgọt (ban nhạc)Đào, phở và pianoĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhTháp EiffelĐứcHoàng Văn TháiKinh tế IranHiệu ứng nhà kínhBiển ĐôngLong AnLê DuẩnTrịnh Công SơnHàn Mặc TửMonkey D. LuffyPhan Đình TrạcTiếng Trung QuốcPhú QuốcĐại học Bách khoa Hà NộiHoàng Thái CựcNgày lễ quốc tếDanh sách nhân vật trong Tokyo RevengersChóCúp bóng đá U-23 châu ÁThừa Thiên HuếLê Đại HànhVề chuyện tôi chuyển sinh thành SlimeChủ nghĩa tư bảnTài xỉuLa NiñaRừng mưa AmazonNguyễn Văn ThiệuNgười Khmer (Việt Nam)Dấu chấmManchester City F.C.Lam Khiết AnhTuổi thơ dữ dộiDương Văn Thái (chính khách)Văn Miếu – Quốc Tử GiámNguyễn Thúc Thùy TiênPhương Anh ĐàoCúc Tịnh YHệ sinh tháiHà LanThời bao cấpHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhThiếu nữ bên hoa huệBắc GiangHậu GiangTô HoàiĐông Nam ÁNguyễn Thị Kim NgânStephen HawkingQuỳnh búp bêVịnh Hạ LongNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Sóng thầnNhà bà NữQuảng ĐôngThụy SĩNgô QuyềnMona LisaNguyễn Đình ChiểuLê Văn DuyệtTrần Quốc ToảnViệt Nam hóa chiến tranhKim ĐồngGen.GBắc KinhLê Minh KhuêBRICSBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamPhong trào Đồng khởi🡆 More