Mỹ Học

Mỹ học, cách gọi thông dụng là thẩm mỹ, là bộ môn khoa học có tính lý thuyết về sự nhận thức và thưởng thức cái đẹp trong thiên nhiên, trong nghệ thuật và trong xã hội.

Thuật ngữ này là một phát kiến của triết gia người Đức Alexander Baumgarten, dùng để đặt tên cho tác phẩm Aestheticä (Mỹ học) của ông (17501758). Ông dùng từ "mỹ học" cho lý thuyết về nghệ thuật tự do hay khoa học về cái đẹp nhận thức được.

Trong quá trình sử dụng và nghiên cứu, định nghĩa từ "mỹ học", người ta ví mỹ học như cái cây có nhiều cành và luôn luôn phát triển vì mỹ học luôn tồn tại trong xã hội, trong thiên nhiên và nghệ thuật.

Người ta đã tranh luận nhiều về phạm vi và sự hữu ích của từ này. Trong thế kỷ 20, từ này được coi có nghĩa rộng hơn lý thuyết mỹ thuật bởi nó bao hàm cả lý thuyết về cái đẹp cụ thể trong tự nhiên và cái đẹp trừu tượng, ví dụ vẻ đẹp tinh thần hay trí tuệ – tuy nhiên cái đẹp đó phải là đối tượng cho sự nghiên cứu triết học hay khoa học.

Những người đi đầu trong ngành Mỹ học: phương Tây có Aristotle, Platon, Hegel, Kant, Mỹ học dân chủ Nga,... Phương Đông: Lão Tử, Khổng Tử

Quan điểm biện chứng về cái đẹpnghệ thuật

Nghệ thuật là nơi cao nhất tập trung mối quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực. Nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp. Cái gì không đẹp không thể là nghệ thuật. Cái đẹp gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật nhưng đây là hai phạm trù khác nhau.

  • Cái đẹp là phạm trù chỉ những giá trị thẩm mĩ tồn tại khắp mọi nơi: trong thiên nhiên, trong xã hội, trong con người, trong những sản phẩm vật chất và tinh thần của con người và cả trong nghệ thuật. Cái đẹp tổng thể bao gồm cái đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài là phạm trù trung tâm và cơ bản của mỹ học. Cái đẹp, về gốc gác cơ sở đánh giá, có liên quan mật thiết với khái niệm hài hòa, là sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố tạo nên sự vật, mang lại cảm giác về sự thăng bằng, hoàn thiện và toàn vẹn.
  • Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người. Nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời. Chính vì vậy, nghệ thuật có nhiều chức năng khác nhau: giáo dục, nhận thức, thông báo, giao tiếp, giải trí, thẩm mĩ... Cái đẹp là một phương diện không thể thiếu được của nghệ thuật.

Xem thêm

  • Khách thể thẩm mỹ
  • Chủ thể thẩm mỹ (hình thức tồn tại) bao gồm: người thưởng thức TM, người sáng tạo, người định hướng, người biểu hiện và người tổng hợp (có tất cả các đặc tính)
  • Phạm trù của TM: Cái đẹp; có liên hệ với cái Bi, cái Hài, cái Cao cả (cao cả Thanh tao, Rợn ngợp, Huy hoàng,)
  • Phạm trù biểu hiện của thẩm mỹ: Duy tâm khách quan, Duy tâm chủ quan và Duy vật.
  • Đặc tính thẩm mỹ: tính tinh thần, thính xã hội, tính cảm tính, tính tình cảm.
  • Hoạt động thẩm mỹ
  • Cảm xúc thẩm mỹ (Tình cảm thẩm mĩ)
  • Thị hiếu thẩm mỹ
  • Lý tưởng thẩm mỹ
  • Quan điểm thẩm mỹ
  • Cái đẹp
  • Cái bi
  • Cái hài
  • Cái cao cả
  • Mỹ thuật
  • Nghệ thuật
  • Mỹ nghệ

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Quan điểm biện chứng về cái đẹp và nghệ thuật Mỹ HọcMỹ HọcKhoa họcNghệ thuậtNhận thứcTự nhiênXã hộiĐẹp

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Tấn DũngHồng BàngNgày Thống nhấtCúp bóng đá châu Á 2023Văn hóaLão HạcTam ThểĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamBảo ĐạiVõ Văn KiệtNông Đức MạnhQuỳnh búp bêYCác ngày lễ ở Việt NamHậu GiangPhim khiêu dâmTLiên bang Đông DươngQuang TrungQuảng BìnhJude BellinghamPhú YênĐồng NaiNguyễn Hữu CảnhChủ nghĩa Marx–LeninChâu ÂuNguyễn Thanh NghịLê Khả PhiêuVũ Thanh ChươngChiến tranh Việt NamH'MôngUEFA Champions LeagueHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtLoạn luânIsraelNgân hàng Nhà nước Việt NamQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamChâu ÁKim Ngưu (chiêm tinh)Trí tuệ nhân tạoVũ Đức ĐamĐào, phở và pianoChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtChủ nghĩa tư bảnToán họcBiển xe cơ giới Việt NamTài xỉuDương Văn Thái (chính khách)Họ người Việt NamTỉnh ủy Bắc GiangĐắk LắkPhạm Đình ToảnXích QuỷQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamPhápNgô Xuân LịchĐô la MỹVụ án NayoungĐảng Cộng sản Việt NamThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamSuni Hạ LinhBánh mì Việt NamBitcoinParis Saint-Germain F.C.Lê Minh KhuêLong AnQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpĐỗ Hùng ViệtGấu trúc lớnĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhCương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamNapoléon BonaparteDanh sách nhân vật trong Tây Du KýLệnh Ý Hoàng quý phiDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiTF EntertainmentCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Người Hoa (Việt Nam)Càn Long🡆 More