Thần Học Giải Phóng

Thần học giải phóng bắt đầu hình thành vào cuối thập niên 1960 trong Giáo hội Công giáo La Mã ở Mỹ Latinh.

Thuyết thần học này đưa ra quan điểm mới là giáo hội có trách nhiệm giúp đỡ con người tự giải phóng cho chính mình khỏi sự đói nghèo và bất công đang xảy ra và đặc biệt phổ biến trong các nước Thế giới thứ ba. Những luận điểm chính của thần học giải phóng tán thành sự nhấn mạnh của Karl Marx về bất công xã hội:

  • Sự đau khổ của con người có thể nhận thức được một cách rõ ràng khi mà trên toàn thế giới, 80% dân số chỉ sống bằng 20% số của cải. Kết quả là trong 80% dân số ấy tình trạng thiếu ăn, bệnh tật, tỷ lệ tử vong cao tràn lan.
  • Sự đau khổ của con người với quy mô và mức độ như thế mâu thuẫn với nguyên tắc đạo đức của Kitô giáo và trái với cái nhìn của Chúa đối với loài người về sự thương yêu đồng loại và mục tiêu hợp nhất toàn bộ nhân loại.
  • Để bày tỏ đức tin cũng như lương tâm, các tín đồ phải hành động để làm giảm bớt sự đau khổ ấy. Phương tiện để làm điều đó là những phát biểu có hệ thống và thường đòi hỏi hành động chính trị kèm theo.
  • Người là dựa theo hình dáng của Thiên Chúa mà sáng tạo, tiếng nói người nghèo phải sống là tiếng nói của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải một vị Thiên Chúa chết, mà là có thể nghe được tiếng gọi của con dân ngài, vị chúa sinh mệnh. Thẩm phán của lịch sử là sự thẩm phán cuối cùng, việc làm đối người nghèo cùng người hèn mọn chính là việc làm đối với Jesus, vị chúa cứu rỗi mà tín đồ cơ đốc thờ phụng, đang bị vây trong những khuôn mặt vì nghèo khó mà biến dạng này. Tín đồ cơ đốc không thể hờ hững bàng quan tại trong dạng lịch sử này. Tại trong học viện yên bình mà trầm tư thần học huyền bí trên trời phải chết đi, thần học nhất định phải hai chân chạm đất, cõng lên Thập tự giá của lịch sử, vì giải phóng cùng sinh mạng của người nghèo mà chiến đấu. Đây cũng chính là cứu rỗi của Messiah. Cứu rỗi chính là giải phóng.
Thần Học Giải Phóng
Những người tử vì đạo trong thế kỷ 20 (Tu viện Westminster), từ trái sang phải: Mẹ Elizabeth của Nga; Mục sư Martin Luther King, Tổng giám mục Oscar Romero; Mục sư Dietrich Bonhoeffer

Số lượng tín đồ liên minh với người nghèo trong các hành động đấu tranh chính trị ngày càng gia tăng và có lúc đã dẫn đến một số thành viên của giáo hội bị giết chết trong khung cảnh bạo lực bao trùm. Năm 1980, Oscar Arnulfo Romero, tổng giám mục San Salvador (thủ đô El Salvador), bị bắn gục trong nhà thờ trong khi đang làm Thánh Lễ. Từ đó về sau, nhiều lãnh tụ khác trong giáo hội cũng chịu số phận tương tự.. Vatican cũng phản kháng đối với thần học giải phóng vì cho rằng nó dẫn đến nguy cơ lôi kéo giáo hội vào tranh chấp chính trị cũng như xa rời những quan tâm của Kitô giáo về thế giới bên kia.

Chú thích

Tags:

Giáo hội Công giáo RômaKarl MarxMỹ LatinhThập niên 1960Thế giới thứ ba

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đêm đầy saoGia đình Hồ Chí MinhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandLong diên hươngGiải bóng rổ Nhà nghề MỹSố nguyên tốLục bộ (Việt Nam)Thám tử lừng danh ConanTrang ChínhTên gọi Việt NamTrần Đức LươngĐiện Biên PhủHệ Mặt TrờiThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Liên XôNguyễn Tri PhươngLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳChiến dịch Hồ Chí MinhXử Nữ (chiêm tinh)Liên QuânNew ZealandChiến tranh Đông DươngSingaporeViệt Nam Cộng hòaTriều đại trong lịch sử Trung QuốcNgườiPiTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamNguyễn Thị Kim NgânJack – J97BrasilVnExpressNintendo SwitchHồ Xuân HươngTrần Tuấn AnhMinh Thành TổBình DươngĐịa lý Việt NamLê Đức ThọBình ĐịnhBiển ĐôngQuan họMười hai con giápNgân hàng Thương mại Cổ phần Tiên PhongTrò chơi điện tửQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamSố nguyênTrần Cẩm TúThừa Thiên HuếWikipediaKim Jong-unHarry PotterCậu bé mất tíchBánh mì Việt NamTrò chơi kim tự thápHùng VươngĐinh Văn NơiNguyễn Nhật ÁnhStephanie McMahonQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamTrung du và miền núi phía BắcLý Tiểu LongHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamĐinh Tiên HoàngTrấn ThànhTư Mã ÝVũ Trọng PhụngAn Dương VươngVĩnh LongLý Thái TổPhan Lạc HoaLiên minh châu ÂuViệt Anh (nghệ sĩ)Chủ nghĩa xã hộiLý Thường KiệtBlue LockChữ NômPhạm Nhật Vượng🡆 More