Thất Ngôn Bát Cú

Thất ngôn bát cú (七言八句) là loại thơ mỗi bài có tám câu và mỗi câu bảy chữ.

Tức là mỗi bài thơ chỉ có 56 chữ.

Nguồn gốc Thất Ngôn Bát Cú

Thể thơ thất ngôn bát cú là cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng, kéo dài trong chế độ phong kiến. Thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài, rất phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

Luật bằng trắc Thất Ngôn Bát Cú

Luật thơ Thất Ngôn Bát Cú

Thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:

  • Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần thường có bố cục rõ ràng.
  • Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Còn một cách khác là theo Hán luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hán luật.

Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật (hay đúng ra là Hán luật vì là thơ Nôm) tiêu biểu:

"Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

(Chú ý cách gieo vần: Các tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần bằng với nhau).

    Bước tới đèo Ngang bóng xế ,
    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
    Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
    Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,
    Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Trong đó:

  • Hai câu đầu tiên (1 và 2) là 2 câu Đề dùng để: Mở Đề và Vào Đề (mở bài, giới thiệu...)
  • Hai câu tiếp theo (3 và 4) là hai câu Thực dùng để:(miêu tả), yêu cầu của 2 câu này là đối nhau cả về thanh (bằng đối trắc hoặc ngược lại) và về nghĩa (Lom khom — Lác Đác, Dưới núi — Bên sông, Tiều vài chú — rợ mấy nhà)
  • Hai câu 5 và 6 là hai câu Luận (suy luận), yêu cầu cũng đối nhau cả về thanh và nghĩa, tương tự như hai câu Thực ở trên
  • Hai câu cuối cùng (7 và 8) là hai câu Kết (kết luận), không yêu cầu đối nhau.

Cách ngắt nhịp: 2/2/3 hoặc 4/3, 3/4

Tham khảo

Tags:

Nguồn gốc Thất Ngôn Bát CúLuật bằng trắc Thất Ngôn Bát CúLuật thơ Thất Ngôn Bát CúThất Ngôn Bát Cú

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Bà Rịa – Vũng TàuĐài LoanBig Hit MusicNgô Xuân LịchBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamTrạm cứu hộ trái timNgaNguyễn Nhật ÁnhBenjamin FranklinTrần Thanh MẫnQuần đảo Cát BàLê DuẩnHợp sốTruyện KiềuBến TreKhởi nghĩa Hai Bà TrưngHòa BìnhNguyễn Văn NênBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamThần NôngTrần Đại QuangNguyễn Hà PhanTượng Nữ thần Tự doLê Hồng AnhPhilippe TroussierTài nguyên thiên nhiênDanh sách Tổng thống Hoa KỳTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Bộ Công Thương (Việt Nam)Steve JobsQuảng NinhDanh sách trại giam ở Việt NamWilliam ShakespeareVladimir Ilyich LeninNguyễn Thị Kim NgânQuảng BìnhĐào, phở và pianoGoogle MapsTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Hà NamTỉnh thành Việt NamĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Thái LanDanh sách đảo Việt NamHốt Tất LiệtCục An ninh đối ngoại (Việt Nam)Tập Cận BìnhTân CươngNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamViễn PhươngTài xỉuPhilippinesNThuốc thử TollensNgười ViệtSeventeen (nhóm nhạc)Vòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Nhà Lê sơXích QuỷPhạm Minh ChínhDubaiMyanmarThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Bảng tuần hoànHarry LuLâm ĐồngNgười Do TháiPhong trào Cần VươngThượng HảiNgười ChămVũ Thanh ChươngĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia IraqChu Vĩnh KhangĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhTrang ChínhVườn quốc gia Cát TiênGiải bóng đá Ngoại hạng AnhÔ ăn quan🡆 More