Tháp Vĩnh Hưng: Di tích tại Bạc Liêu

Tháp Vĩnh Hưng là một di tích tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Đây là một trong số các kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc Eo còn sót lại tại Nam Bộ Việt Nam.

Tháp Vĩnh Hưng
Tháp Vĩnh Hưng: Mô tả, Lịch sử
Tháp cổ Vĩnh Hưng
Thông tin chung
Tên cũ
  • Năm 1911: Tháp Trà Long
  • Năm 1917: Tháp Lục Hiền
DạngTháp
Phong cáchVăn hóa Óc Eo
Địa điểmVĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi
Quốc giaTháp Vĩnh Hưng: Mô tả, Lịch sử Việt Nam
Thành phốBạc Liêu
Địa chỉẤp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
Tọa độ9°23′31″B 105°34′41″Đ / 9,392035°B 105,578109°Đ / 9.392035; 105.578109
Sử dụngKhảo cổ
Xây dựng
Khởi côngKhoảng thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên
Trùng tuNăm 2002, 2005, 2011, 2013
Diện tích sàn100m
Kích thước
Kích thướcChiều dài: 6,9m
Chiều rộng: 5,6m
Tường chân Tháp dày: 1,8m
Đường kính9,44m x 9,36 m
Chiều cao8,2m

Mô tả Tháp Vĩnh Hưng

Tháp cổ Vĩnh Hưng được xây dựng trên một doi đất có diện tích khoảng 100 m, cửa tháp quay về hướng Tây Nam. Cuộc khai quật đã làm lộ diện chân tháp có bình đồ gần vuông (9,44 x 9,36 m), chiều cao khoảng 10 m. Chiều cao và bình diện chân tháp tạo nên một tải trọng rất lớn lại được xây trên vùng đất yếu, và việc sử dụng móng dàn trải trên một không gian rộng để chống sụt lún. Vật liệu kiến trúc của tháp chủ yếu là gạch, đá và ngói. Gạch có nhiều loại, nhiều kích cỡ nhưng phổ biến nhất là loại gạch hình chữ nhật.

Lịch sử Tháp Vĩnh Hưng

Năm 1911, ông Lunet de Lajonquiere phát hiện ra tháp và đặt tên là tháp Trà Long. Đến năm 1917, ông Henri Parmentier tiếp tục khảo sát và công bố kết quả trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp với tên gọi mới là tháp Lục Hiền. Đến tháng 5 năm 1990, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện phát triển bền vững vùng Nam bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Minh Hải đã đến khảo sát và tìm thấy một số bàn nghiền, tượng đồng, tượng đá sa thạch...

Năm 1992, tháp Vĩnh Hưng được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Vào các năm 20022011, để phục vụ công tác trùng tu tháp, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu tiến hàng khai quật xung quanh tháp, làm xuất lộ kết cấu móng tháp. Móng của tháp được làm bằng một khối gạch nhỏ trộn với một loại keo thực vật, bốn gốc của chân tháp được kê 4 tảng đá ong.

Xem thêm

Chú thích

Tags:

Mô tả Tháp Vĩnh HưngLịch sử Tháp Vĩnh HưngTháp Vĩnh HưngBạc LiêuNam BộViệt NamVăn hóa Óc EoVĩnh Hưng AVĩnh Lợi

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phong trào Cần VươngÔ ăn quanDanh sách ngân hàng tại Việt NamHành chính Việt Nam thời NguyễnKênh đào Phù Nam TechoTriệu Lộ TưHương TràmNguyễn Xuân PhúcAcid aceticTrạm cứu hộ trái timQuảng BìnhElon MuskBộ bài TâySự kiện Thiên An MônPhạm TuyênẤn ĐộBộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung QuốcPhó Chủ tịch Quốc hội Việt NamĐứcHoài LinhÔ nhiễm môi trườngĐỗ MườiRobloxTrái ĐấtTừ Hán-ViệtTrần Đại QuangTố HữuTrịnh Công SơnDân số thế giớiLê Khả PhiêuFilippo InzaghiDanh sách tỷ phú thế giớiDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanAn Dương VươngNguyễn Thị Kim NgânTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamChuyện người con gái Nam XươngLàng nghề Việt NamInternetNguyễn Văn NênChâu Nam CựcLý Thường KiệtVụ án cầu Chương DươngNgày Trái ĐấtViệt Nam hóa chiến tranhTrương Mỹ HoaThạch LamDanh từQuần thể danh thắng Tràng AnVIXXViễn PhươngMê KôngBlackpinkTrần Tiến HưngBoeing B-52 StratofortressDanh mục sách đỏ động vật Việt NamHoàng tử béChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018DoraemonGia KhánhNguyễn Bỉnh KhiêmJuventus FCBạo lực học đườngCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhVõ Văn KiệtLý Nhã KỳLa Văn CầuNguyễn Văn LongNgười Thái (Việt Nam)Dấu chấm phẩyDoraemon (nhân vật)Đạo giáoKinh Dương vươngMười hai con giápPhan Đình GiótHà TĩnhHệ sinh tháiLong An🡆 More