Thái Hồ

Thái Hồ (Tiếng Trung: 太湖; pinyin: Tài Hú; nghĩa là Hồ Lớn) là một hồ ở đồng bằng châu thổ Dương Tử, nằm giữa ranh giới 2 tỉnh Giang Tô (ở phía bắc) và Chiết Giang (ở phía nam) của Trung Quốc.

Hồ rộng 2.250 km² và sâu bình quân 1,94 m, là một trong bốn hồ nước ngọt có diện tích bề mặt lớn nhất ở Trung Quốc, cùng các hồ như: Bà Dương, Động Đình và Hô Luân.

Thái Hồ
Thái Hồ
Địa lý
Khu vựcGiang Tô, Chiết Giang
Tọa độ31°12′0″B 120°6′0″Đ / 31,2°B 120,1°Đ / 31.20000; 120.10000
Kiểu hồHồ nước ngọt
Quốc gia lưu vựcTrung Quốc
Diện tích bề mặt2.250 km²
Độ sâu trung bình1,94 m
Độ sâu tối đa48 m
Dung tích27,2 km³

Thái Hồ được nối với Đại Vận Hà nổi tiếng. Một số sông nhỏ, như sông Tô Châu, bắt nguồn từ đây.

Khu vực xung quanh là nơi sản xuất ngũ cốc nổi tiếng của Trung Quốc. Hồ này nổi tiếng với các loài cá và các tảng đá vôi hoành tráng không nơi nào có được. Các loại cung thạch độc đáo được dùng làm vật liệu trang trí cho các khu vườn Trung Hoa truyền thống, đặc biệt trong khu vực như Tô Châu.

Trong hồ có khoảng 90 đảo, từ một số "đảo" nhỏ chỉ cỡ vài bước chân tới những hòn đảo lại khá lớn, diện tích khoảng vài km², nằm rải rác trong hồ. Hồ cũng là nơi tham quan và ngắm cảnh lý tưởng bằng những tàu đánh cá.

Nơi tốt nhất để ngắm hồ là từ công viên Tích Huệ (錫惠公園) ở phía tây Vô Tích. Từ tháp Long Quang có thể thấy toàn cảnh Vô Tích và Thái Hồ.

Thái Hồ Thủy (太湖水) là tên một loại bia địa phương sử dụng nước lấy từ hồ để nấu.

Ô nhiễm Thái Hồ

Hình thành Thái Hồ

Các nghiên cứu khoa học cho rằng cấu trúc thuôn tròn của Thái Hồ là kết quả của va chạm thiên thạch dựa trên phát hiện về các nón tan vỡ, thạch anh biến chất do va chạm, microtektit và các nếp đứt gãy không tải biến chất do va chạm. Dữ liệu khoa học gần đây xác định niên đại của hố va chạm (có thể) này là trên 70.000 năm và có thể từ Hậu Devon. Các hóa thạch chỉ ra rằng Thái Hồ từng là vùng đất khô cạn cho tới khi có sự biển tiến của Đông Hải trong thế Holocen. Các vùng châu thổ đang mở rộng của các sông Dương Tử và Tiền Đường cuối cùng đã tách Thái Hồ ra khỏi biển và các nguồn nước ngọt từ các con sông và mưa đã biến nó thành hồ nước ngọt.

Thư viện ảnh Thái Hồ

Ghi chú

31°10′B 120°09′Đ / 31,167°B 120,15°Đ / 31.167; 120.150

Tags:

Ô nhiễm Thái HồHình thành Thái HồThư viện ảnh Thái HồThái HồBính âm Hán ngữChiết GiangChữ Trung QuốcGiang TôHồ Bà DươngHồ Hô LuânHồ Động Đình

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chu vi hình trònVăn Miếu – Quốc Tử GiámĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhHải DươngPhilippe TroussierDân số thế giớiBộ bài TâyKim Soo-hyunLeonardo da VinciLý Tự TrọngMai An TiêmQuảng NinhDanh sách nhà vô địch cúp châu Âu cấp câu lạc bộBạc LiêuĐại học Quốc gia Hà NộiVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Quốc hội Việt NamChiến dịch Mùa Xuân 1975Lưu Quang VũĐiện BiênHiệp định Paris 1973Chu Văn AnThượng HảiNăm CamNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcVõ Văn Dũng (chính khách)Ninh BìnhHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamLạm phátPhú YênThanh HóaLý Chiêu HoàngTrần Hưng ĐạoChiến tranh Việt NamKhởi nghĩa Hai Bà TrưngNgân hàng Nhà nước Việt NamSécDấu chấmBạch LộcPhan Văn GiangBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024ÚcLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamKinh tế Trung QuốcPhạm Quý NgọCleopatra VIIHuy CậnTập đoàn FPTCông NguyênJadon SanchoHưng YênChelsea F.C.Cúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Bill GatesBình ĐịnhMông CổHương TràmAn GiangPiLê Minh HưngNguyễn Thị ĐịnhChùa Thiên MụDanh sách biện pháp tu từDanh sách trại giam ở Việt NamChiến dịch Hồ Chí MinhTiến quân caNguyễn Văn Tùng (cầu thủ bóng đá, sinh 2001)Tam quốc diễn nghĩaHùng Vương thứ XVIIICúp bóng đá U-23 châu Á 2024Mã QRKinh thành HuếÝ thức (triết học)Quần đảo Cát BàChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)🡆 More