Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012

Một cuộc tổng tuyển cử đã được tổ chức tại Nhật Bản vào ngày 16 tháng 12 năm 2012.

Các kết quả công bố cho thấy Đảng Dân chủ Tự do đã giành được ít nhất 294 ghế trong hạ viện 480 ghế, trong khi đồng minh của họ, Đảng Tân Komeito, giành 31 ghế. Kết quả này giúp liên minh cầm quyền sẽ có đa số hai phần ba cần thiết để thông qua gần như mọi quyết định quan trọng. Đảng Dân chủ Nhật Bản của Thủ tướng đương nhiệm Yoshihiko chỉ giành được khoảng 57 ghế. Kết quả bầu cử đã khiến Đảng Dân chủ phải từ bỏ quyền lực chỉ sau ba năm. Đó là thất bại chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử Nhật Bản. Theo các chuyên gia, cử tri Nhật thất vọng vì Đảng Dân chủ Nhật Bản đã không thực hiện được các lời hứa của họ, cũng như không còn tin tưởng ông Noda vì kế hoạch tăng thuế. Các đảng mới, bao gồm Đảng Duy tân Nhật Bản của thị trưởng thành phố Osaka Toru Hashimoto giành được 54 ghế. Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ khoảng 59%. Phát biểu trong buổi họp báo được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc, Thủ tướng Yoshihiko Noda đã tuyên bố từ chức chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản để nhận hoàn toàn trách nhiệm về thất bại nặng nề này của đảng này.

Tổng tuyển cử Nhật Bản lần thứ 46
Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012
← 2009 16 tháng 12 năm 2012 2014 →

Tất cả 480 ghế cho Chúng Nghị viện
241 ghế để chiếm đa số
Số người đi bầu59.32% (Giảm9.96%)
  Đảng thứ nhất Đảng thứ hai Đảng thứ ba
  Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012 Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012 Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012
Lãnh đạo Shinzō Abe  Yoshihiko Noda Shintaro Ishihara
Đảng Tự dân Dân chủ Duy tân
Lãnh đạo từ Tháng 9 năm 2012 Tháng 8 năm 2011 Tháng 11 năm 2012
Bầu cử trước 119 308 Chưa có Đảng
Số ghế trước 118 230 11
Số ghế giành được 294 57 54
Số ghế thay đổi +176 -173 +43
Phiếu phổ thông  16,624,457 9,268,653 12,262,228
Tỉ lệ 27.79% 15.49% 20.5%

  Đảng thứ tư Đảng thứ năm Đảng thứ sáu
  Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012 Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012 Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012
Lãnh đạo Natsuo Yamaguchi Yoshimi Watanabe Yukiko Kada
Đảng Komeito Chúng dân Tương lai
Lãnh đạo từ Tháng 8 năm 2009 Tháng 8 năm 2009 Tháng 11 năm 2012
Bầu cử trước 21 8 Chưa có Đảng
Số ghế trước 21 8 61
Số ghế giành được 31 18 9
Số ghế thay đổi +10 +10 -52
Phiếu phổ thông  7,116,474 5,245,586 3,423,915
Tỉ lệ 11.9% 8.77% 5.72%

  Đảng thứ bảy Đảng thứ tám Đảng thứ chín
  Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012 Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012 Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012
Lãnh đạo Kazuo Shii Mizuho Fukushima Muneo Suzuki
Đảng Cộng sản Dân chủ Xã hội Mới
Lãnh đạo từ Tháng 11 năm 2000 Tháng 10 năm 2003 Tháng 12 năm 2011
Bầu cử trước 9 7 1
Số ghế trước 9 5 3
Số ghế giành được 8 2 1
Số ghế thay đổi -1 -3 -2
Phiếu phổ thông  3,689,159 1,420,790 346,848
Tỉ lệ 6.13% 2.36% 0.58%

Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012
Bản đồ kết quả cuộc Tổng tuyển cử

Thủ tướng Nhật Bản trước bầu cử

Yoshihiko Noda
Dân chủ

Thủ tướng Nhật Bản sau bầu cử

Shinzō Abe
Tự dân

Bối cảnh Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012

Sau cuộc tổng tuyển cử năm 2009, Đảng Dân chủ Nhật Bản, lãnh đạo bởi Yukio Hatoyama, đã nắm quyền lần đầu tiên kể từ thế chiến II. Do tính chất của chế độ bầu cử Nhật Bản, các ứng cử viên đảng Dân chủ Nhật Bản đã giành được 308 ghế trong Hạ viện (64,2% số ghế), khiến Hatoyama đủ điều kiện trở thành thủ tướng. Kể từ đó, Nhật Bản đã có hai thủ tướng khác, Naoto Kan và Yoshihiko Noda. Ngày 16 tháng 11, Noda giải tán Quốc hội, do đó cho phép một cuộc bầu cử mới trong thời gian một tháng. Ông viện cớ thiếu ngân quỹ để chính phủ hoạt động và sự cần thiết phải có một ngân sách khẩn cấp.

Sau sự bất mãn đối với chính phủ do đảng Dân chủ Nhật Bản lãnh đạo và chính phủ cũ do đảng Dân chủ Tự do lãnh đạo, nhiều phong trào ở cơ sở đã cố gắng để giành được ảnh hưởng chính trị, các phong trào này được gọi là "cực thứ ba" để tranh giành ảnh hưởng với hai đảng chính. Ngày 14 tháng 11 năm 2012, cựu thống đốc Tokyo Shintarō Ishihara đã thông bảo đảng Thái dương đã được đổi tên và đã cải tổ, đảng này do Ishihara và Takeo Hiranuma đồng lãnh đạo. Ngày 17 tháng 11 năm 2012, thị trưởng Osaka Tōru Hashimoto và cựu thống đốc TokyoShintarō Ishihara đã thông báo hợp nhất đảng Duy tân Nhật Bản và đảng Thái dương thành lực lượng thứ ba tranh cử trong cuộc tổng tuyển cửa ngày 16 tháng 12 năm 2012. Đây là chính đảng quốc gia đầu tiên của Nhật Bản đóng trụ sở bên ngoài thủ đô Tokyo.

Ngày 23 tháng 11 năm 2012, thị trưởng Nagoya Takashi Kawamura, cựu quốc vụ khanh Shizuka Kamei vạ cựu bộ trưởng nông nghiệp Masahiko Yamada đã hợp lực với nhau để tung ra chiến dịch cắt giảm thuế đảng Giảm thuế Nhật Bản - chống TPP – Không hạt nhân thành một đảng chính trị quốc gia "trụ cột thứ ba" nữa. Ngày 28 tháng 11 năm 2012, thống đốc Shiga Yukiko Kada ở Ōtsu đã thông báo sự thành lập một chính đảng theo chủ trương bình đẳng giới và chống hạt nhân với tên gọi đảng Nhật Bản Tương lai trở thành đảng quốc gia thứ nhì đóng trụ sở bên ngoài Tokyo. Đồng thời với nhóm chia rẽ đảng Dân chủ, chủ tịch Đời sống Nhân dân Trên hết Ichirō Ozawa đã giải thể đảng và nhập vào đảng Nhật Bản Tương lai. đảng Giảm thuế Nhật Bản - chống TPP – Không hạt nhân và đảng Tương lai đang đàm phán để sáp nhập các đảng để tranh giành với các đảng chính và các đảng ủng hộ hạt nhân. Ngày 27 tháng 11, đảng Giảm thuế Nhật Bản - chống TPP – Không hạt nhân đã chính thức thông báo họ sẽ sáp nhập với đảng Tương lai, đồng lãnh đạo đảng Mashahiko Yamada phát biểu "Chúng tôi muốn bắt tay với nhau bởi vì đường lối của chúng tôi tương đồng."

Phân tích kết quả bầu cử và Phản ứng Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012

Tại Nhật Bản

Đảng Dân chủ Tự do trước đó đã có chiến dịch về lập trường cứng rắn của Nhật Bản đối với tranh chấp quần đảo Senkaku.. Abe cho rằng "Trung Quốc đang thách thức một thực tế rằng quần đảo là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản. Mục tiêu của chúng ta là phải ngăn chặn ngay những thách thức ấy",. Việc bầu đảng Dân chủ Tự do cánh hữu và dân tộc chủ nghĩa đã làm dấy lên lo ngại quan hệ Nhật Bản với các quốc gia láng giềng - Trung Quốc và Hàn Quốc - sẽ trở nên căng thẳng, với việc trước đây ông Abe đã viếng thăm đền Yasukuni và phủ nhận tội ác chiến tranh của Nhật Bản trong thế chiến 2 và việc tu chính Hiến pháp Nhật Bản để tăng quyền lực cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Về chính sách đối với kinh tế Nhật Bản, đảng Dân chủ Tự do sẽ cố gắng kết thúc sự giảm phát, nâng cao giá trị đồng yên và thúc đẩy kinh tế phát triển. Ngược với chủ trương của Yoshihiko Noda chủ trương tăng thuế để chi trả khối nợ công khổng lồ, Abe cam kết sẽ nới lỏng một cách "không hạn chế" chính sách tiền tệ, đồng thời tăng chi tiêu công. Đối với điện hạt nhân, một trong những vấn đề quan trọng được người dân Nhật quan tâm, đảng Dân chủ Tự do sẽ ủng hộ việc phát triển nguồn năng lượng hạt nhân bất chấp thảm họa nhà máy điện Fukushima I năm 2011. Ông Abe cũng thể hiện mong muốn Nhật Bản đóng góp một vai trò quan trọng hơn trong vấn đề an ninh toàn cầu.

Phản ứng lại kết quả bầu cử, chỉ số Nikkei 225 tăng 1%, còn đồng yên Nhật giảm 84,48/1 USD, tỷ lệ thấp nhất trong 20 tháng. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản 20 năm (JCB) tăng lên 1,710% một ngày sau bầu cử. Điều này đánh dấu mức cao nhất trong gần 8 tháng.

Quốc tế

  • Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012  Tổng thống Hoa Kỳ đã nhanh chóng chúc mừng ông Abe, cho rằng "Quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật là hòn đá tảng với hòa bình và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tôi chờ đợi được hợp tác chặt chẽ với chính quyền tiếp theo và với người dân Nhật Bản",
  • Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012  Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có bài viết kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhật Bản nên duy trì "chính sách ngoại giao ôn hòa" thay vì "cố thỏa mãn lập trường cứng rắn và gây hấn với các quốc gia láng giềng". Bài báo của Tân Hoa xã cũng cảnh báo "nền kinh tế yếu kém và những đường lối chính trị tức giận không những ảnh hưởng tới Nhật mà còn làm tổn hại đến khu vực và thế giới nói chung".

Tham khảo

Tags:

Bối cảnh Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012Phân tích kết quả bầu cử và Phản ứng Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012Tổng Tuyển Cử Nhật Bản 2012Noda YoshihikoĐảng Dân chủ (Nhật Bản)Đảng Dân chủ Tự do (Nhật Bản)

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Benjamin FranklinBình PhướcByeon Woo-seokGia LongNhật ký trong tùDark webLê Minh KháiStephen HawkingTiếng AnhĐông Nam BộVincent van GoghCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtĐường Thái TôngCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuTrịnh Công SơnIsraelHồ Quý LyThần NôngPeanut (game thủ)Nguyễn Đình ThiPhú QuốcMùi cỏ cháyTân CươngThừa Thiên HuếTrí tuệ nhân tạoĐông Nam ÁFansipanPhan Châu TrinhẤm lên toàn cầuHentaiPiCho tôi xin một vé đi tuổi thơLịch sử Trung QuốcThích Quảng ĐứcDanh sách Tổng thống Hoa KỳKim LânLe SserafimLiên Hợp QuốcHệ Mặt TrờiBài Tiến lênEADS CASA C-295UEFA Europa LeagueSerie APhápPhenolNguyễn Minh TriếtGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Việt Nam Dân chủ Cộng hòaHứa Quang HánNguyễn Phú TrọngĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhMặt trận Tổ quốc Việt NamQuy NhơnXLê Đức ThọLê Thanh Hải (chính khách)Dầu mỏNguyễn Thúc Thùy TiênVũng TàuThủy triềuTrần Đại NghĩaMắt biếc (phim)Bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamLương Tam QuangHoàng Trung HảiTrần Quang ĐứcNgân hàng Nhà nước Việt NamBến TreTrương Tấn SangThanh tra Bộ Công an (Việt Nam)Biển ĐôngThất sơn tâm linhDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa) bình quân đầu ngườiCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoWilliam ShakespeareThái BìnhQuảng BìnhGiê-su🡆 More