Tỉnh Hà Đông: Tỉnh thuộc xứ Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương

Hà Đông là một tỉnh cũ của Việt Nam.

Tỉnh Hà Đông: Địa lý, Hành chính, Lịch sử
Bản đồ tỉnh Hà Đông năm 1924

Tên gọi Hà Đông thay thế cho tên gọi cũ là Cầu Đơ vào ngày 6 tháng 12 năm 1904. Địa bàn tỉnh Cầu Đơ nguyên là tỉnh Hà Nội, được đổi tên sau khi cắt phần thành Hà Nội cho Pháp làm nhượng địa và tỉnh lỵ chuyển về Cầu Đơ. Tỉnh Hà Đông còn được gọi là Xứ Sơn Nam Thượng thuộc trấn Sơn Nam

Tỉnh Hà Đông là một phần của thành phố Hà Nội sau khi mở rộng năm 2008.

Địa lý Tỉnh Hà Đông

Hà Đông là một tỉnh đồng bằng thấp trũng, nếu không có đê thì sẽ thường ngập lụt, có vị trí địa lý:

Phần phía tây nam nơi thuộc phủ Mỹ Đức là có đồi núi (bao gồm cả vùng Hương Sơn), đều bắt nguồn từ mạn Đà Giang chạy xuống. Sông ngòi phần nhiều làm giới hạn tỉnh như: sông Hồng (ranh giới phía Đông), sông Đáy tức Hát Giang (ranh giới phía Tây với Sơn Tây), phía Nam có sông Giè (tức sông Giẽ hay Màn Giang), giữa có sông Nhuệ (Nhuệ Giang) chảy qua tỉnh lỵ.

Diện tích Hà Đông khoảng 1.250 km².

Vào những năm 1920, dân số tỉnh Hà Đông khoảng 786 nghìn người, trong đó đa phần là người Kinh, cùng với khoảng 4.500 người Mường ở vùng Chợ Bến, phủ Mỹ Đức.

Hành chính Tỉnh Hà Đông

Tỉnh Hà Đông có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Hà Đông (tỉnh lỵ) và 8 huyện: Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa.

Lịch sử Tỉnh Hà Đông

Tỉnh Hà Đông: Địa lý, Hành chính, Lịch sử 
Bản đồ tỉnh Hà Đông năm 1909

Công sứ Pháp đầu tiên của tỉnh Hà Đông là Duranton (1904 - 1906).

Tỉnh Hà Đông gồm 4 phủ: Hoài Đức (có thêm huyện Đan Phượng của tỉnh Sơn Tây nhập vào), phủ Mỹ Đức, phủ Thường Tín và phủ Ứng Hòa. Tỉnh lỵ tỉnh Hà Đông là thị xã Hà Đông, mà tên gọi cũ là Cầu Đơ.

Năm 1915, huyện Hoàn Long của thành phố Hà Nội (gồm một phần các huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận cũ và một số khu vực lân cận thuộc huyện Từ Liêm về sau) được sáp nhập vào tỉnh Hà Đông.

Nhưng đến năm 1942, huyện Hoàn Long được sáp nhập trở lại vào thành phố Hà Nội, đồng thời được chuyển thành Đại lý đặc biệt Hoàn Long.

Năm 1961, phần lớn huyện Thanh Trì và một phần xã Kiến Hưng được chuyển về thành phố Hà Nội; 5 xã thuộc huyện Đan Phượng là Tân Dân (Thượng Cát), Tân Tiến (Liên Mạc), Trần Phú (Phú Diễn), Trung Kiên (Tây Tựu), Minh Khai và 3 xã: Hữu Hưng (Tây Mỗ và Đại Mỗ), Kiên Cương (Trung Văn), Xuân Phương, một phần các xã Vân Canh, Di Trạch thuộc huyện Hoài Đức cùng với một phần xã Vạn Phúc thuộc thị xã Hà Đông, được cắt chuyển về huyện Từ Liêm mới được thành lập.

Ngày 1 tháng 7 năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Tây. Trước khi sáp nhập, tỉnh Hà Đông có tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông và 8 huyện: Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa.

Kinh tế Tỉnh Hà Đông

Thương mại

Hà Đông là tỉnh nổi tiếng với nhiều sản vật nông nghiệp, lại nhiều làng nghề thủ công nghiệp (công nghệ phát đạt), nên thương mại cũng rất phát triển. Toàn tỉnh có hơn 150 chợ, to nhất là chợ Đơ (nay là chợ Hà Đông), thứ đến là các chợ: chợ Bằng ở phủ Thường Tín, chợ Canh (làng Vân Canh), chợ Mỗ (làng Đại Mỗ), chợ Chuông thuộc làng Chuông ở phía Nam làng Đôn Thư, chợ Đình làng Phương Đình, chợ Bến phủ Mỹ Đức (giáp Hòa Bình), chợ Gôi, chợ Mơ (làng Hoàng Mai), chợ Sét. Chợ Chuông (thuộc thôn Chung Chính, ở giữa làng Chuông) chợ Chuông họp mỗi tháng 6 phiên chính vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 Âm lịch, nếu vào tháng thiếu thì họp vào mồng 1 tháng tiếp theo. Chợ Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, có Bia lập thị từ thời cổ.

Chú thích

Tham khảo

Tags:

Địa lý Tỉnh Hà ĐôngHành chính Tỉnh Hà ĐôngLịch sử Tỉnh Hà ĐôngKinh tế Tỉnh Hà ĐôngTỉnh Hà ĐôngTỉnh (Việt Nam)Việt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Võ Nguyên GiápSécUEFA Europa LeagueVịnh Hạ LongNăm điều răn của Hội ThánhPhong trào Cần VươngChùa ThầyĐứcNguyễn Chí ThanhDải GazaBảng xếp hạng bóng đá nam FIFATỉnh thành Việt NamDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁGiuse Nguyễn NăngVladimir Vladimirovich PutinGia LongVẻ đẹp đích thựcKhởi nghĩa Lam SơnLê Minh HưngLa LigaChùa HươngTrường Nguyệt Tẫn MinhCố đô HuếVõ Văn ThưởngTổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiênNgười đồng tính nữVnExpressVăn hóaChuỗi thức ănNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiXHamsterIraqNam EmCần ThơKinh Dương vươngĐền HùngLương CườngMặt TrờiHồng KôngĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCThánh GióngChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Quần đảo Cát BàNhà nước PalestineDấu chấm phẩyVõ Văn KiệtVụ án Vạn Thịnh PhátHoàng Văn TháiTrường Đại học Kinh tế Quốc dânLạc Long QuânNgười Hoa (Việt Nam)Dấu chấmVõ Tắc ThiênBiểu tình Thái Bình 1997Chu vi hình trònUng ChínhMCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoPhố cổ Hội AnKim Ji-won (diễn viên)Nam quốc sơn hàMajor League SoccerBitcoinĐồng (đơn vị tiền tệ)Trùng KhánhUkrainaChiến tranh thế giới thứ nhấtS.S.C. NapoliVladimir Ilyich LeninThiếu nữ bên hoa huệThiên Chúa giáoPhổ NghiPhởFHệ sinh tháiĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamĐại Việt sử ký toàn thưNguyễn Thị Kim NgânĐường Thái Tông🡆 More