Tất Niên

Tất niên (hay còn gọi là cúng tất niên, làm lễ tất niên hay là tiệc tất niên) là một phong tục tiệc cỗ để ghi dấu việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Tất niên có thể là một bữa tiệc tất niên, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (Tết Tây) và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày tất niên. Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự.

Tất Niên
Một cụ già mặc áo the để cúng tất niên.
Tất Niên
Một mâm cỗ cúng tất niên

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón đêm trừ tịch, giao thừanăm mới là một phong tục tập quán lâu đời của người dân nhiều quốc gia. Riêng đối người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam trong dịp Tết nguyên đán.

Đặc điểm

Ngày tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 Tháng giêng, giờ (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.

Mâm lễ cúng tất niên tùy theo điều kiện gia đình cũng như phong tục tập quán mỗi vùng có thể thịnh soạn hay thanh đạm, tuy nhiên một số thành phần bắt buộc phải có khi cúng theo phong tục của người Việt Nam gồm: hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng, cỗ mặn được bầy biện đầy đặn, trang nghiêm.

Sắp dọn bàn thờ. Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.

Vì Tất niên luôn có ý nghĩa tích cực trong đời sống của người Việt Nam ta nên phần lớn các công ty, xí nghiệp, thương nghiệp, hội đoàn thường tổ chức tiệc tất niên vào buổi chiều hay buổi tối cuối năm để ăn mừng công việc, những dự án thành công, sự phát triển, tăng trưởng của công ty trong năm vừa qua, đồng thời, chào đón năm mới đang đến gần. Chính vì thế, đối với dân kinh doanh hay công sở, tiệc tất niên còn là cơ hội để bạn gặp gỡ, giao lưu với các đồng nghiệp, nhất là những đồng nghiệp ở phòng khác rất ít khi gặp mặt.

Tham khảo

Tags:

30 tháng 12Bữa tiệcLiên hoanNăm mớiÂm lịch

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcBình Ngô đại cáoY Phương (nhà văn)Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt NamĐại dịch COVID-19Nguyễn Văn LongAlcoholDoraemonLGBTLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳCách mạng Tháng TámHưng YênDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaThomas EdisonVirusBiến đổi khí hậuLý Nhã KỳBill GatesTập đoàn VingroupTruyện KiềuBảo tồn động vật hoang dã24 tháng 4Danh sách thủy điện tại Việt NamẢ Rập Xê ÚtNguyễn Vân ChiBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamTrấn ThànhSao MộcQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamBắc KinhLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhAnh hùng dân tộc Việt NamDoraemon (nhân vật)Gia LongĐồng bằng sông HồngTỉnh thành Việt NamCampuchiaVnExpressTom và JerryLạc Long QuânNgườiNguyên tố hóa họcTết Nguyên ĐánKim ĐồngẤm lên toàn cầuNhà HánGiê-suNhà NguyễnQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamThegioididong.comQuần đảo Hoàng SaQuảng NgãiFCần ThơDế Mèn phiêu lưu kýCầu Châu ĐốcTrần Đức ThắngBảng chữ cái tiếng AnhCác ngày lễ ở Việt NamShopeeNhà LýDanh sách nhân vật trong Thám tử lừng danh ConanĐảng Cộng sản Việt NamIranCục An ninh đối ngoại (Việt Nam)Chuỗi thức ănCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhTrần PhúMinh Thành TổMưa sao băngBlack Eyed PilseungNgaNhật Kim AnhDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Nguyễn Hà PhanNguyễn Bỉnh KhiêmIsrael🡆 More