Tòa Sơ Thẩm Châu Âu

Tòa sơ thẩm châu Âu (tiếng Anh, European General Court) có tên gọi chính thức là Tòa sơ thẩm (tiếng Anh, General Court), là một trong hai tòa thuộc Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (tiếng Anh, Court of Justice of the European Union).

Từ lúc được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1989 cho đến ngày 30 tháng 11 năm 2009, Tòa sơ thẩm châu Âu thường được nhắc tới dưới cái tên tiếng Anh Court of First Instance.

Tòa sơ thẩm Liên minh châu Âu
Thành lập1989
Quốc giaLiên minh châu Âu
Vị tríLuxembourg, Luxembourg
Trang mạng[1]

Thẩm quyền Tòa Sơ Thẩm Châu Âu

Tòa sơ thẩm châu Âu thụ lý các vụ tranh chấp giữa các bên có quốc tịch là thành viên của Liên minh châu Âu (như tranh chấp liên quan đến các bên từ chối thương hiệu được cấp bởi "Phòng cân đối hệ thống luật pháp phù hợp với thị trường chung Liên minh châu Âu" - "Office for Harmonization in the Internal Market", cơ quan phụ trách về thương hiệu và thiết kế thương hiệu của Liên minh châu Âu). Yêu cầu kháng án đối với một bản án của Tòa sơ thẩm châu Âu sẽ được gửi lên Tòa án Công lý châu Âu.

Việc thành lập Tòa án sơ thẩm châu Âu dựa trên nguyên tắc sơ thẩm và tái thẩm: Tất cả các vụ việc được thụ lý ở Tòa án sơ thẩm châu Âu đều có thể kháng án ở Tòa án Công lý châu Âu.

Với số lượng vụ việc liên tục gia tăng trong 5 năm trở lại đây, để giảm bớt khối lượng công việc mà Tòa án sơ thẩm châu Âu phải giải quyết, Hiệp ước Nice (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2003) cho phép Tòa án sơ thẩm châu Âu thành lập các "ban pháp chế" (tiếng Anh, "judicial panels") tương đương với một tòa án sơ thẩm phụ trong một số lĩnh vực pháp lý đặc thù.

Ngày 2 tháng 11 năm 2004, Hội đồng châu Âu (tiếng Anh, " European Council", tránh nhầm lẫn "Hội đồng bộ trưởng châu Âu") đã thông qua quyết định thành lập Tòa án dịch vụ dân sự Liên minh châu Âu (tiếng Anh, "European Union Civil Service Tribunal"). Tòa án chuyên trách này bao gồm 7 thẩm phán sẽ chịu trách nhiệm thụ lý như một tòa án sơ thẩm phụ đặc trách những vụ việc liên quan đến luật Liên minh châu Âu về dịch vụ dân sự. Chỉ những vấn đề liên quan đến giải thích luật trong phán quyết của Tòa án dịch vụ dân sự Liên minh châu Âu có thể kháng cáo trước Tòa sơ thẩm Liên minh châu Âu. Phán quyết của Tòa sơ thẩm Liên minh châu Âu chỉ có thể kháng cáo trước Tòa án Công lý châu Âu. Tòa án dịch vụ dân sự Liên minh châu Âu bắt đồng hoạt động vào ngày 2 tháng 12 năm 2005.

Hiện tại, Liên minh châu Âu đang xem xét về việc thành lập Tòa án bằng sáng chế Liên minh châu Âu (tiếng Anh, "European Union Patent Tribunal").

Cơ cấu tổ chức Tòa Sơ Thẩm Châu Âu

Tòa án sơ thẩm Liên minh châu Âu bao gồm 27 thẩm phán và một ban thư ký. Mỗi quốc gia thành viên Liên minh châu Âu có tối thiểu một thẩm phán đại diện ở tòa. Các thẩm phán được chỉ định theo nhiệm kì 6 năm và có thể được tái bổ nhiệm thông qua sự nhất trí của chính phủ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.

Các thẩm phán của Tòa án sơ thẩm Liên minh châu Âu bầu ra chủ tịch tòa.

Không giống như Tòa án Công lý châu Âu có 8 luật sư quốc gia phụ trách việc hỗ trợ giải thích luật cho tòa theo từng hệ thống luật đặc thù của các quốc gia thành viên, Tòa án sơ thẩm Liên minh châu Âu không có các luật sư quốc gia thường trực. Tuy nhiên, các thẩm phán có thể chỉ định phận sự cho các luật sư quốc gia trong một số ít vụ việc nhất định. Trên thực tế, việc này rất hiêm khi xảy ra.

Chú thích

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Thẩm quyền Tòa Sơ Thẩm Châu ÂuCơ cấu tổ chức Tòa Sơ Thẩm Châu ÂuTòa Sơ Thẩm Châu ÂuTiếng AnhTòa án Công lý Liên minh châu Âu

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Vũ Hồng VănCác vị trí trong bóng đáNguyễn Tấn DũngNguyễn Thị BìnhBorussia DortmundQuảng ĐôngNông Đức MạnhTiếng AnhDanh sách Tổng thống Hoa KỳCộng hòa Nam PhiLý Thái TổQuảng NamNha TrangBến TreNLê Khả PhiêuNúi lửaNguyễn Trọng NghĩaBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamLiếm âm hộNgày Quốc tế Lao độngQuốc hội Việt Nam khóa VIBộ luật Hồng ĐứcNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Trần Đăng Khoa (nhà thơ)Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhTrường Đại học Kinh tế Quốc dânAnh hùng dân tộc Việt NamGia LongHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁLê Đức ThọQuan hệ tình dụcĐắk LắkTrần Đức ThắngLạc Long QuânAnh trai Say HiChuỗi thức ănNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiHentaiChóHợp chất hữu cơBắc KinhKhởi nghĩa Yên ThếDanh sách vụ thảm sát ở Việt NamBayer 04 LeverkusenNguyễn Tân CươngĐại dươngThanh gươm diệt quỷDanh mục sách đỏ động vật Việt NamTập Cận BìnhCác ngày lễ ở Việt NamTắt đènQuần thể danh thắng Tràng AnTây NinhGiải vô địch thế giới Liên Minh Huyền ThoạiBình ĐịnhQuang TrungBùi Vĩ HàoTrần PhúCampuchiaSông Cửu LongThủy triềuXuân QuỳnhLucas VázquezSự kiện Thiên An MônTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Nick VujicicĐạo hàmTrần Quý ThanhRonaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)Hứa Quang HánCúp bóng đá châu ÁAlbert EinsteinFacebookAbraham Lincoln🡆 More