Suy Tim

Suy tim (tiếng Latinh: vitium cordis), thường được dùng để chỉ suy tim mãn, là bệnh xảy ra khi tim mất khả năng bơm hiệu quả để duy trì dòng máu đáp ứng các nhu cầu của cơ thể.

Thuật ngữ suy tim sung huyết thường được dùng với ý nghĩa tương tự suy tim mãn. Các triệu chứng thường gồm khó thở, kiệt sức, và phù chân. Triệu chứng khó thở thường nặng hơn khi gắng sức, khi nằm, và về đêm khi ngủ. Thông thường những người bị suy tim gặp giới hạn về sức vận động, ngay cả khi được chăm sóc tốt.

Heart failure
Suy Tim
Các triệu chứng chính của suy tim
Chuyên khoakhoa tim mạch
ICD-10I50
ICD-9-CM428.0
DiseasesDB16209
MedlinePlus000158
Patient UKSuy tim
MeSHD006333

Có nhiều cách phân loại suy tim: theo vùng tim bị ảnh hưởng (suy tim trái, suy tim phải), theo bất thường do co thắt hay giãn nở của tim (suy tim tâm thu, suy tim tâm trương).

Suy tim thường được phân độ theo bảng Phân loại chức năng NYHA (Hội Tim New York).

Các cơ chế thích nghi của tim Suy Tim

Trước khi bị suy, tim có nhiều cơ chế để bù trừ lưu lượng tuần hoàn nhằm đảm bảo lượng máu đến nuôi các cơ quan. Các cơ chế để bù trừ bao gồm:

  • Tăng nhịp tim: là cơ chế nhanh và nhạy nhất để tăng lượng máu cung cấp cho các cơ quan khi có tín hiệu thiếu oxy hay giảm thể tích tuần hoàn. Tuy nhiên, tăng nhịp tim kéo dài có thể dẫn tới tim co bóp trong trạng thái rỗng, thiếu oxy nuôi tim, sinh ra chuyển hóa yếm khí và toan hóa môi trường.
  • Dãn sợi cơ tim: theo định luật Starling: "Độ dài sợi cơ tim trong một giới hạn nhất định tỉ lệ thuận với sức co của nó", tức là sợi cơ tim càng dãn dài thì lực co càng mạnh, lượng máu tống ra càng nhiều. Tuy nhiên, sự dãn quá mức gây mất trương lực và dẫn tới sức co giảm và gây suy tim.
  • Phì đại cơ tim: là biện pháp cuối cùng để thích nghi với tình trạng thiếu máu đến tổ chức, sợi cơ tim phì đại để tăng lượng máu tống ra mỗi chu kì. Tuy nhiên, phì đại quá mức và kéo dài sẽ dẫn tới những hậu quả như dày nhĩ, dày thất và cuối cùng dẫn tới suy tim.

Cơ chế bệnh sinh chung Suy Tim

Do hai cơ chế chính: thiếu oxy nuôi dưỡng các tế bào và Ca2+ không vào được tế bào dẫn tới co cơ kém.

Phân loại Suy Tim

Theo lâm sàng

  • Theo mức độ:

+ Độ 1: chỉ khó thở khi gắng sức
+ Độ 2: khó thở khi lao động nhẹ
+ Độ 3: khó thở khi tự phục vụ nhu cầu bản thân
+ Độ 4: khó thở ngay cả khi nằm nghỉ

  • Theo diễn tiến: cấp và mạn
  • Theo vị trí:

+ Suy tim trái: do lực cản ở vòng đại tuần hoàn quá nhiều (huyết khối, tắc mạch,...) hay quá tải thể tích máu xuống thất trái (hở van hai lá,...). Suy tim trái thường ảnh hưởng đến hô hấp.
+ Suy tim phải: do lực cản từ động mạch phổi (tâm phế mạn, xơ phổi,...) hoặc tăng thể tích máu xuống thất phải. Thường ảnh hưởng đến hệ tĩnh mạch cửa và chủ bụng, gây phù,...
+ Suy tim toàn bộ

Theo rối loạn chuyển hóa

  • Giảm sản xuất năng lượng: thiếu oxy, thiếu calci,...
  • Giảm dự trữ năng lượng
  • Không sử dụng được năng lượng

Theo cơ chế bệnh sinh

  • Do quá tải về thể tích và quá tải về áp lực: huyết khối, tắc mạch, hẹp hở van tim,...
  • Do bệnh lý tại tim mạch: viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, rối loạn tạo nhịp,...
  • Do bệnh lý ngoài tim mạch

Tài liệu ngoài Suy Tim

Tham khảo

Tags:

Các cơ chế thích nghi của tim Suy TimCơ chế bệnh sinh chung Suy TimPhân loại Suy TimTài liệu ngoài Suy TimSuy TimDòng máuKhó thởKiệt sứcTimTiếng Latinh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến tranh Việt NamPhú YênTaylor SwiftĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCHải DươngNho giáoHải PhòngCâu lạc bộ bóng đá Chiết Giang Lục ThànhMậu binhChuyện người con gái Nam XươngSự kiện 11 tháng 9Ngô Đình DiệmCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênChủ nghĩa tư bảnHoàng QuyNguyễn Phú TrọngBảy mối tội đầuBruneiGiá trị thặng dưKung Fu PandaCleopatra VIIHồng KôngH'MôngKim Go-eunTrung QuốcQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách Chủ tịch nước Việt NamVõ Minh TrọngVương Đình HuệSécTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Chùa Một CộtTrang ChínhCách mạng công nghiệp lần thứ baBạch LộcDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁMai (phim)Đội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào NhaOne PieceTrạm cứu hộ trái timPhởChiến tranh Đông DươngVăn họcDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủNguyễn Ngọc TưNguyệt thựcNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamVõ Văn ThưởngHarry LuQuan VũNguyễn Tiến LinhĐiện Biên PhủTrung du và miền núi phía BắcLý Chiêu HoàngPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Danh sách quốc gia Đông Nam Á theo GDP danh nghĩaMỹ TâmQuảng BìnhWilliam ShakespeareĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamOlympique de MarseilleKitô giáoKhuất Văn KhangMạch nối tiếp và song songTưởng Giới ThạchĐội tuyển bóng đá quốc gia Nhật BảnLê Minh KháiThiếu nữ bên hoa huệThích Nhất HạnhPhan Văn GiangNguyễn Trọng NghĩaVũ Cát TườngHà GiangNguyễn Xuân Phúc từ chức Chủ tịch nướcĐại dịch COVID-19 tại Việt NamCàn LongLê Thái TổCục Cảnh sát giao thông (Việt Nam)Blue Lock🡆 More