Sputnik 2: Phi thuyền

Sputnik 2 (phát âm tiếng Nga: , tiếng Nga: Спутник-2, nghĩa: Vệ tinh 2), hoặc Prosteyshiy Sputnik 2 (PS-2, tiếng Nga: Простейший Спутник 2 - Tiểu Vệ tinh 2) là phi thuyền thứ hai được phóng vào quỹ đạo Trái Đất vào ngày 3 tháng 11 năm 1957 và là phi thuyền đầu tiên mang theo một con vật sống.

Đó là một con chó không gian của Liên Xô tên là Laika và nó đã chết vài giờ sau khi phóng.

Sputnik 2
Dạng nhiệm vụBioscience
Nhà đầu tưOKB-1
Định danh Harvard1957 Beta 1
COSPAR ID1957-002A
SATCAT no.00003
Thời gian nhiệm vụ162 ngày
Quỹ đạo đã hoàn thành2570
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ
Nhà sản xuấtKorolev Design Bureau
Khối lượng phóng508,3 kilôgam (1.121 lb)
Bắt đầu nhiệm vụ
Ngày phóngNgày 3 tháng 11 năm 1957, 02:30 UTC
Tên lửaSputnik (rocket)
Địa điểm phóngSân bay vũ trụ Baykonur Gagarin's Start
Kết thúc nhiệm vụ
Ngày kết thúcngày 14 tháng 4 năm 1958 (ngày 14 tháng 4 năm 1958)
Các tham số quỹ đạo
Hệ quy chiếuGeocentric orbit
Chế độQuỹ đạo Trái Đất tầm thấp
Bán trục lớn7.306 kilômét (4.540 mi)
Độ lệch tâm quỹ đạo0.0990965
Cận điểm211 kilômét (131 mi)
Viễn điểm1.659 kilômét (1.031 mi)
Độ nghiêng65.33 degrees
Chu kỳ103.73 phút
Kỷ nguyên3 tháng 11 năm 1957
Sputnik 3 →
 

Sputnik 2 được phóng bởi Liên Xô, nó có hình dạng một viên đạn hình nón cao 4 mét (13 foot), có đường kính cơ bản là 2 mét (6,6 feet) nặng khoảng 500 kg và mặc dù nó không được thiết kế để tách rời khỏi tên lửa đưa nó lên quỹ đạo nên nâng tổng khối lượng trong quỹ đạo lên 7.79 tấn. Nó chứa một số ngăn cho máy phát vô tuyến, hệ thống đo từ xa, thiết bị lập trình, hệ thống tái sinh và kiểm soát nhiệt độ cho cabin và các dụng cụ khoa học. Đồng thời nó còn có một cabin kín chứa Laika.

Dữ liệu kỹ thuật và sinh học trên Sputnik 2 được truyền đi bằng cách sử dụng hệ thống đo từ xa Tral D, việc truyền dữ liệu đến Trái Đất được thực hiện mỗi khoảng thời gian 15 phút trong quỹ đạo. Hai máy đo quang học đã có mặt để đo bức xạ mặt trời (tia cực tím và tia X) và tia vũ trụ. Một camera truyền hình 100 dòng cung cấp hình ảnh của Laika. Sputnik 2 đã được đưa vào vũ trụ chỉ 32 ngày sau khi Sputnik 1 được phóng. Do thành công lớn của Sputnik 1, Nikita Khrushchev ra lệnh cho Sergey Korolev trở lại làm việc để tạo ra một Sputnik 2 sẵn sàng phóng vào không gian và cho lễ kỷ niệm lần thứ 40 của Cách mạng Tháng Mười. Nhiều người tin rằng Khrushchev đã ép Korolev phải tạo ra Sputnik 2 và Korolev đã cố vấn rằng Sputnik 2 sẽ thất bại, nhưng thực ra Korolev hạnh phúc khi làm điều này, và ông đã sử dụng sự phấn khích từ Sputnik 1 để giúp "tăng tốc kế hoạch khám phá không gian, đặc biệt là đưa con người vào quỹ đạo."

Sputnik 2 là một phần của ý tưởng bao gồm Sputnik 1 của Korolev đã được phê duyệt vào tháng 1 năm 1957. Vào thời điểm đó, kế hoạch vệ tinh chính của Liên Xô (mà cuối cùng trở thành Sputnik 3) sẽ có thể bay vào không gian là không chắc chắn vì các vấn đề đang tồn tại với tên lửa ICBM R-7, cần thiết để khởi động một vệ tinh có kích thước đó. "Korolev đề xuất thay thế hai 'vệ tinh đơn giản' cho vệ tinh IGY". Sự lựa chọn để khởi động hai vệ tinh nhỏ thay vì chờ đợi Sputnik 3 với kỹ thuật tiên tiến hơn được hoàn thành, phần lớn được thúc đẩy bởi mong muốn của Liên Xô phóng vệ tinh lên quỹ đạo trước Hoa Kỳ.

Tham khảo

Tags:

LaikaTiếng Nga

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phạm Văn ĐồngBùi Thị Quỳnh VânJack – J97Đêm đầy saoBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHà NộiEdson TavaresTriệu Lộ TưMỹ TâmNguyễn Xuân ThắngÚcTruyện KiềuI'll-ItNam ĐịnhLiên minh châu ÂuQuyền AnhCửa khẩu Mộc BàiHai Bà TrưngLê Minh KhuêNguyên tố hóa họcGiải vô địch bóng đá ASEANSeventeen (nhóm nhạc)La bànKinh tế Nhật BảnThành phố New YorkĐồng bằng sông Cửu LongMặt trận Tổ quốc Việt NamQuần đảo Cát BàBạo lực học đườngĐài Truyền hình Việt NamNguyễn Ngọc Thiện (nhạc sĩ)Hoa KỳDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanSơn Tùng M-TPTô HoàiGHải PhòngPhan Đình TrạcBùi Quang Huy (chính khách)Lee Sang-yeobHọc viện Kỹ thuật Quân sựBộ Công an (Việt Nam)Nguyễn Văn NênLâm ĐồngTRNhà ChuCho tôi xin một vé đi tuổi thơKiên GiangSở Kiều truyện (phim)Minh Thành TổCampuchiaVõ Văn KiệtTrung du và miền núi phía BắcBiển xe cơ giới Việt NamBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIIIĐộ MixiĐồng ThápPhân cấp hành chính Việt NamĐặng Thị Ngọc ThịnhVụ án Hồ Duy HảiPhilippinesĐô la MỹThừa Thiên HuếReal Madrid CFPhan Văn GiangHentaiDanh sách trường đại học tại Thành phố Hồ Chí MinhTạp chí Cộng sảnGiá trị thặng dưBình ĐịnhDanh mục sách đỏ động vật Việt NamNguyễn Văn TrỗiVietNamNetHà GiangTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiQuần thể danh thắng Tràng AnNhà MinhTư Mã Ý🡆 More