Saad Hariri

Saad Hariri (tiếng Ả Rập: سعد الدين الحريري‎), tên đầy đủ là Saadeddin Rafiq al-Hariri (tiếng Ả Rập: سعد الدين رفيق الحريري‎, Saʿd ad-Dīn Rafīq al-Ḥarīrī) là một chính khách người Liban.

Ông đắc cử chức Thủ tướng Liban lần 2 vào tháng 12 năm 2016. Trước đó, ông từng giữ chức thủ tướng từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 6 năm 2011. Ông là con trai thứ hai của cựu Thủ tướng Liban Rafic Hariri, người đã bị ám sát vào năm 2005. Hariri là thủ tướng từ ngày 09 tháng 11 năm 2009 cho đến khi nội các của sụp đổ trong ngày 12 tháng 1 năm 2011. Ông cũng là lãnh đạo của Phong trào Tương lai (tiếng Ả Rập: تيار المستقبل‎, Tayyar Al-Mustaqbal) từ năm 2005. Ông được xem như là "bù nhìn mạnh nhất" của phong trào 14 tháng 3. Sau khi chính phủ của ông sụp đổ vào năm 2011, Hariri di chuyển ra nước ngoài. Ngày 08 tháng 8 năm 2014, ông quay về Liban lần đầu tiên trong ba năm mà không báo trước. Ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ lần thứ hai vào ngày 03 tháng 11 năm 2016. Nội các của ông được thành lập vào ngày 18 tháng 12 năm 2016.

Saad Hariri
سعد الحريري
Saad Hariri
Thủ tướng Liban
Nhiệm kỳ
18 tháng 12 năm 2016 – 21 tháng 1 năm 2020
Tổng thốngMichel Aoun
Tiền nhiệmTammam Salam
Kế nhiệmHassan Diab
Nhiệm kỳ
9 tháng 11 năm 2009 – 13 tháng 6 năm 2011
Tổng thốngMichel Aoun
DeputyElias Murr
Tiền nhiệmFouad Siniora
Kế nhiệmNajib Mikati
Lãnh tụ Phong trào Tương Lai
Nhậm chức
20 tháng 4 năm 2005
Tiền nhiệmRafic Hariri
Thông tin cá nhân
Sinh18 tháng 4, 1970 (53 tuổi)
Riyadh, Ả Rập Xê-út
Quốc tịchLibanẢ Rập Xê-út
Đảng chính trịPhong trào Tương lai,
Liên minh 14 tháng 3
Phối ngẫuLara Bashir Al Azem (1998–nay)
Alma materĐại học Georgetown
WebsiteSaad Hariri's Official Website
Saad Hariri (Facebook)
@SaadHariri (Twitter)

Tuổi trẻ Saad Hariri

Saad Hariri được sinh ra tại Riyadh, Ả Rập Xê-út vào ngày 18 tháng 4 năm 1970. Ông là con trai của Rafic Hariri và người vợ đầu tiên người Iraq Nida Bustani. Ngoài tiếng mẹ đẻ Ả Rập của ông, Hariri còn có thể nói được tiếng Anh, tiếng Pháptiếng Ý. Năm 1992, ông tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường kinh doanh McDonough thuộc Đại học Georgetown. Sau đó ông trở về Ả Rập Saudi, nơi ông quản lý một phần công việc của cha mình ở Riyadh cho đến khi cha ông bị ám sát năm 2005.

Hoạt động kinh doanh Saad Hariri

Trước khi bước vào chính trường, Hariri từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban điều hành của Công ty Viễn thông Oger Telecom, hoạt động ở Trung Đông và châu Phi. Ngoài ra, Hariri là chủ tịch của Omnia Holdings và là thành viên hội đồng quản trị của Oger International Entreprise de Travaux Internationaux.

Sự nghiệp chính trị Saad Hariri

Ngày 20 tháng 4 năm 2005, gia đình Hariri tuyên cáo rằng Saad Hariri sẽ dẫn dắt Phong trào Tương lai, một phong trào Sunni đã được thành lập bởi người cha quá cố của ông. Ông cũng là Minh chủ của Liên minh 14 tháng 3, một liên minh giữa các nhóm chính trị sinh ra từ cuộc Cách mạng Cedar. Thông qua hàng loạt các cuộc biểu tình toàn dân cùng hỗ trợ từ các nước phương Tây, quân đội Syria buộc phải rút khỏi Liban vào năm 2005 sau khi hiện diện ở đây hơn 29 năm.

Trong năm 2007, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã trao Huân chương "Legion d'Honneur" (Bắc Đẩu Bội tinh) cho Saad Hariri.

Ngày 8 tháng 6 năm 2009, một ngày sau bầu cử Nghị viện Liban, Hariri tuyên bố Liên minh thân phương Tây của ông đã dành thắng lợi trước các đảng thân Syria. Dù vậy, ông vẫn muốn phe Hezbollah tham gia vào một liên minh chính trị. Sau lượt đếm lần đầu tiên, đảng của ông giành được 71 trên tổng số 128 ghế ở Nghị viện. Cuộc bầu cử này được xem là có ý nghĩa quan trọng ở cả Liban lẫn nước ngoài vì nó "có thể gây ảnh hướng đến cán cân quyền lực giữa phe ôn hoà và phe Hồi giáo cực đoan trong khu vực."

Tuy nhiên, ông đã không thể thực hiện kế hoạch thành lập một Chính phủ đoàn kết dân tộc với sự tham gia của phe đối lập. Chỉ 10 tuần sau cuộc bầu cuộc bầu cử, ông tuyên bố từ bố tử bỏ chức vụ Thủ tướng.

Saad Hariri đã được mời nhận chức vụ này 2 lần kể từ sau năm 2009, vì theo hệ thống Liban, chức vụ này phải do một tín đồ Hồi giáo Sunni đảm nhiệm. Tuy nhiên, ông đã từ chối cả hai lần sau khi nghe lời khuyên của cựu cố vấn Fuad Siniora của cha ông. Ngay cả các thành viên của phe đối lập cũng đã hỗ trợ cuộc đề cử trong năm 2009 của ông.

Trong cuộc nội chiến Syria, Hariri bị nghi ngờ là một trong những nhân vật chủ chốt trong tổ chức cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy.

Sau 29 tháng bế tắc trong bầu cử tổng thống, tháng 10 năm 2016, Michel Aoun, một tín đồ công giáo Maronite, đã được bầu chọn làm tổng thống Liban. Điều này cho phép Hariri có thể tiếp tục sự nghiệp thủ tướng của mình. Aoun là đồng minh của dân quân Hezbollah. Ngay sau đó, Aoun đã ký sắc lệnh bổ nhiệm Hariri làm thủ tướng lần thứ hai. Ngày 18 tháng 12, ông đã trở lại cương vị Thủ tướng Liban lần thứ hai.

Đời tư Saad Hariri

Hariri giữ hai quốc tịch, Liban và Ả Rập Xê-út. Ông kết hôn với Lara Bashir Al Azem vào năm 1998 và có ba người con: Houssam (sinh năm 1999), Loulwa (sinh năm 2001) và Abdulaziz (sinh năm 2005). Vợ của ông có xuất thân từ một gia đình Syria danh giá. Ông sống ở Paris, Pháp từ năm 2011 vì lý do an toàn, nhưng đã quay về Liban vào ngày 08 tháng 8 năm 2014.

Tài sản ròng của ông đã biến động kể từ cái chết của cha. Con số hiện nay thường dao động từ 1,5 đến 2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo tạp chí Forbes, tính đến năm 2011, ông là người giàu nhất thứ 595 trên thế giới với tài sản ròng lên tới 2 tỷ USD.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Chức vụ Đảng
Tiền nhiệm
Rafic Hariri
Lãnh tụ phong trào Tương Lai
2005–nay
Đương nhiệm
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm
Fouad Siniora
Thủ tướng Liban
2009–2011
Kế nhiệm
Najib Mikati
Tiền nhiệm
Tammam Salam
Thủ tướng Liban
2016–nay
Kế nhiệm
Tại nhiệm

Tags:

Tuổi trẻ Saad HaririHoạt động kinh doanh Saad HaririSự nghiệp chính trị Saad HaririĐời tư Saad HaririSaad Hariri18 tháng 12200920112016Cộng hòa LibanRafic HaririTháng 11Tháng 6Tiếng Ả Rập

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phan Bội ChâuĐền HùngHọ người Việt NamPhi nhị nguyên giớiHồn Trương Ba, da hàng thịtPhố cổ Hội AnBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamTrịnh Tố TâmDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPDanh sách nhà vô địch cúp châu Âu cấp câu lạc bộHòa MinzyCampuchiaDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhHội AnKhởi nghĩa Hai Bà TrưngTrần Quốc TỏBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAThượng HảiChâu Đăng KhoaTaylor SwiftVitinhaLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳViệt Nam thời tiền sửTrái ĐấtRobloxNhà ThanhNhà TốngEthanolThần NôngChâu MỹTrung du và miền núi phía BắcNội dung khiêu dâm tại Nhật BảnVõ Thị Ánh XuânThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamTrương Mỹ LanLoạn luânCan ChiẤn ĐộHoàng thành Thăng LongThủ dâmTiếng ViệtDani CarvajalLiverpool F.C.Danh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiBenjamin FranklinThomas EdisonNguyễn Ngọc NgạnLionel MessiBà Rịa – Vũng TàuNhà ChuKhổng TửChương Nhược NamLưu BịCúp bóng đá U-23 châu ÁNacho FernándezNam quốc sơn hàRaphinhaCách mạng Tháng TámĐen (rapper)Tô Ân XôDiên Hi công lượcQuân ủy Trung ương (Việt Nam)FakerLý Chiêu HoàngMặt TrờiĐà NẵngHiệu ứng nhà kínhMạch nối tiếp và song songQuân lực Việt Nam Cộng hòaErling HaalandLuis Enrique (cầu thủ bóng đá)Nguyệt thựcYouTubeBác sĩ xứ lạBùi Văn CườngVõ Thị SáuJérémy Doku🡆 More