Số Hóa Truyền Hình Tại Việt Nam

Tại Việt Nam, quá trình số hóa truyền hình mặt đất đã được bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2015, khi Đà Nẵng (nơi được chọn làm thí điểm việc số hóa truyền hình) khởi động việc triển khai ngừng phát sóng truyền hình mặt đất tương tự để chuyển sang số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất theo chuẩn DVB-T2.

bài viết danh sách Wiki

Đến ngày 28 tháng 12 năm 2020, Việt Nam chính thức hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất, trở thành nước thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự (sau Brunei năm 2017, SingaporeMalaysia năm 2019, Thái Lan năm 2020).

Số Hóa Truyền Hình Tại Việt Nam
Biểu trưng số hóa truyền hình tại Việt Nam. Biểu trưng này chính thức được công bố vào ngày 13 tháng 3 năm 2014.

Đề án số hóa truyền hình Số Hóa Truyền Hình Tại Việt Nam

Ngày 27 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành Quyết định số 2451/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020". Đề án chính thức khởi động từ ngày 1 tháng 4 năm 2014.

Trong đề án nêu ra 4 mục tiêu chung:

  1. Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng.
  2. Từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân và đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước.
  3. Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền hình, trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước.
  4. Tạo điều kiện tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng.

Điểm được coi là đột phá lớn nhất của đề án là Việt Nam đã lựa chọn sử dụng công nghệ tiên tiến DVB-T2 (bỏ qua công nghệ DVB-T). Điều này giúp cho Việt Nam trở thành một trong sáu nước đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ này.

Lộ trình Số Hóa Truyền Hình Tại Việt Nam

Để thực hiện kế hoạch số hóa, các tỉnh, thành phố được chia thành 4 nhóm trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện truyền sóng vô tuyến điện và khả năng phân bổ tần số tại địa phương. Mỗi giai đoạn của số hóa truyền hình sẽ được thực hiện với mỗi nhóm này. Tuy nhiên, so với lộ trình ban đầu, thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất ở một số địa phương đã được lùi lại một thời gian do những vướng mắc trong khâu chuẩn bị và triển khai thực hiện.

Nhóm Các tỉnh, thành phố Thời gian hoàn thành số hóa
Dự kiến Thực tế
I Hà Nội (cũ), Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ 31 tháng 12, 2015
  • 1 tháng 11, 2015 (Đà Nẵng)
  • 15 tháng 8, 2016 (các thành phố còn lại)
II Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang 31 tháng 12, 2016
  • 30 tháng 12, 2016 (Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang)
  • 15 tháng 8, 2017 (Nam Định, Thái Bình, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang; trạm phát sóng chính)
  • 30 tháng 6, 2020 (Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa)
III Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận 31 tháng 12, 2018
  • 31 tháng 12, 2017 (Bình Phước, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang)
  • 9 tháng 10, 2018 (Tây Ninh)
  • 30 tháng 6, 2020 (các tỉnh còn lại)
IV Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông 31 tháng 12, 2020 28 tháng 12, 2020

Kết quả Số Hóa Truyền Hình Tại Việt Nam

Tại buổi họp báo diễn ra ngày 11 tháng 1 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng công bố Việt Nam đã hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất và chính thức hoàn thành Đề án số hoá truyền hình mặt đất. Thông qua việc số hóa truyền hình mặt đất, Việt Nam đã:

  • Giải phóng 112 MHz trên băng tần 700 MHz, là băng tần có độ phủ sóng tốt nhất hiện nay cho thông tin di động 5G toàn quốc.
  • Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đến 80% dân số, so với 50% dân số năm 2011.
  • Thu hút được nguồn lực xã hội để phủ sóng truyền hình số mặt đất.
  • Tổ chức, sắp xếp toàn bộ các đài phát thanh, truyền hình địa phương theo hướng chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hóa, tập trung vào sản xuất nội dung chương trình và thuê dịch vụ truyền dẫn phát sóng.

Trên thế giới, Việt Nam xếp thứ 78 trên tổng số 193 nước hoàn thành tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất.

Tần số DVB-T2 ở các địa phương Số Hóa Truyền Hình Tại Việt Nam

Bảng tần số DVB-T2 ở các địa phương trên toàn quốc (Kênh: UHF/VHF)
Tỉnh/thành VTV VTC SDTV AVG DTV
An Giang 23 (Núi Cấm), 25 (Long Xuyên) 33
34
Bà Rịa Vũng Tàu 22
25
35 (Côn Đảo), 33, 34
Bạc Liêu 27
25
33, 34
Bắc Giang 27
25
30, 31
Bắc Kạn 27
Bắc Ninh 26
25
31
Bến Tre 25, 27 31 33, 34 50, 57, 58, 59
42, 43, 44, 45
Bình Dương 25 55, 56
30, 31 (HCM)
33,34 50, 57, 58, 59
42, 43, 44, 45
Bình Định 25 29, 30 36
Bình Phước 26 33,34
Bình Thuận 39
26
33
Cà Mau 24 30 33, 34
Cao Bằng 27
Cần Thơ 25, 27 29,

31

33, 34 50, 57, 58, 59
42, 43, 44, 45
Đà Nẵng 25 39
29, 31
36 50,57-59
42–45
Điện Biên 27
Đắk Lắk 25, 26 36
Đắk Nông 27 36
Đồng Nai 30, 31 33, 34
Đồng Tháp 33, 34 50, 57, 58, 59
42, 43, 44, 45
Gia Lai 27
Hà Giang 26
Hà Nam 25 56, 57, 58, 59
42, 43, 44, 45
48
Hà Nội 51
24
25, 27
34, 26, 29
30, 31
56, 57, 58, 59
42, 43, 44, 45
49
48
Hà Tĩnh 25 (Thiên Tượng), 27 (TP Hà Tĩnh) 29
31
Hải Dương 22
25
56–59
Hải Phòng 43
23 (Cát Bà)
21 (Hiền Hào)
27 (Bạch Long Vĩ), 25, 27 (Đồi Thiên Văn)
39
30, 31
56-59
42-45
46 (Đồ Sơn), 48
Hậu Giang 33, 34
Hòa Bình 26 7

8

34
Hồ Chí Minh 25 (Bình Dương) 30, 55
30 (Bình Dương), 31
33, 34 50, 57, 58, 59
42, 43, 44, 45
Hưng Yên 25, 27 (Hà Nội) 30, 31 (Hà Nội) 42, 43, 44, 45(Hà Nội) 48 (Hà Nội)
Khánh Hòa 25 (Nha Trang), 27 (Vạn Ninh) 36 56–59
Kiên Giang 25 (Hòn Me), 26 (Hà Tiên), 27 (Hòn Me) 29 (Phú Quốc) , 30, 31 33, 34
Kon Tum 26
Lai Châu 25
Lạng Sơn 27
Lào Cai 26
Lâm Đồng 25 36
Long An 25, 27 33, 34
Nam Định 25, 27 29, 30
29, 31
Nghệ An 25 (Thiên Tượng)
24 (Đô Lương)
26 (Vinh)
31, 32, 29 (Yên Thành)
29, 30
Ninh Bình 39
25
34
30, 31
56, 57, 58, 59
42, 43, 44, 45(Hải Phòng)
48
Ninh Thuận 27 29 36
Phú Thọ 24 (Tam Đảo) 42, 43, 44, 45 (Hà Nội) 49
48
Phú Yên 26
Quảng Bình 27 36
29, 35
Quảng Nam 36 (Cù Lao Chàm)
26
28 (Cù Lao Chàm)
29, 30 36 57, 58, 59
42, 43, 44, 45(Sơn Trà, Đà Nẵng)
Quảng Ngãi 38 (Lý Sơn)
27
36
Quảng Ninh 39 (Cô Tô)
26 (Vân Đồn)
25, 27 (Hạ Long, Móng Cái)
6
9
30
56–59
42–45 (Hải Phòng)
47, 48
Quảng Trị 26 29, 31, 35
Sóc Trăng 26
25
33, 34
Sơn La 26 29, 30, 31
Tây Ninh 24
25, 26
33, 34
Thái Bình 25 (Nam Định), 27 (Hà Nội) 29, 30, 31, 34 56–59
42–45
48
Thái Nguyên 26, 24 (Tam Đảo) 30, 29, 31 47 (Định Hóa,

TP. Thái Nguyên)

Thanh Hóa 26 . 35, 36
29,30,31 30,31 29,31
Thừa Thiên Huế 27 33, 30, 34
Tiền Giang 33,34 50,57–59
42, 43, 44, 45
Trà Vinh 24
25
33,34
Tuyên Quang 26
Vĩnh Long 33, 34
Vĩnh Phúc 23
26
24 (Tam Đảo)
30
Yên Bái 27

Danh sách kênh DVB-T2 đang phát sóng Số Hóa Truyền Hình Tại Việt Nam

VTV

  • VTV1 HD
  • VTV2 HD
  • VTV3 HD
  • VTV4 (SD)
  • VTV5 HD
  • VTV Cần Thơ
  • VTV7 (SD)
  • VTV8 HD
  • VTV9 HD
  • VTV4 HD (phát tại khu vực đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh miền nam).
  • VTV7 HD (phát tại khu vực đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh miền nam).
  • VTV5 Tây Nam Bộ HD (phát tại khu vực đồng bằng sông Hồng, Huế và miền Nam)
  • VTV5 Tây Nguyên HD (chỉ phát tại Đắk Lắk)
  • Kênh địa phương (thay đổi tùy theo khu vực)

VTC

  • VTC1 HD
  • VTC2
  • VTC3 HD
  • VTC4
  • VTC5
  • VTC6 HD
  • VTC7 HD
  • VTC8
  • VTC9 HD
  • VTC10
  • VTC11
  • VTC12
  • VTC13 HD
  • VTC14 HD
  • VOVTV HD
  • VTC16 HD
  • HTV7 HD
  • HTV9 HD
  • ĐNRTV1 (Đồng Nai 1)
  • THP HD (Hải Phòng HD)
  • TBTV HD (Thái Bình HD)
  • TTV HD (Thanh Hoá HD)
  • QPVN HD
  • THVL1 HD (phát tại miền Bắc và miền Trung)
  • THVL2 HD (phát tại miền Bắc và miền Trung)
  • THVL3 HD (phát tại miền Bắc và miền Trung)
  • TTV HD (Tuyên Quang HD)
  • Kênh địa phương (thay đổi theo khu vực).
  • VOV1 (Radio)
  • VOV3 (Radio)

SDTV

Danh sách kênh chương trình kỹ thuật số SDTV

DTV

AVG

  • Hướng dẫn khách hàng
  • Quốc Hội HD
  • Quốc Phòng Việt Nam HD
  • NBTV HD (Ninh Bình HD)
  • HYTV HD (Hưng Yên HD)
  • HGTV (Hà Giang HD)
  • Thái Nguyên 1 HD
  • HTTV (Hà Tĩnh HD)
  • LTV HD (Lai Châu HD)
  • THTV2 (Trà Vinh 2 HD)
  • THP+ HD (Hải Phòng Plus HD)
  • BTV HD (Bắc Ninh HD) (chỉ phát tại miền Bắc)
  • NTV HD (Nam Định HD) (chỉ phát tại miền Bắc)
  • THBT HD (Bến Tre HD) (chỉ phát tại miền Nam)

Chú thích

Ghi chú

Tham khảo

Xem thêm

Tags:

Đề án số hóa truyền hình Số Hóa Truyền Hình Tại Việt NamLộ trình Số Hóa Truyền Hình Tại Việt NamKết quả Số Hóa Truyền Hình Tại Việt NamTần số DVB-T2 ở các địa phương Số Hóa Truyền Hình Tại Việt NamDanh sách kênh DVB-T2 đang phát sóng Số Hóa Truyền Hình Tại Việt NamSố Hóa Truyền Hình Tại Việt NamBruneiDVB-T2MalaysiaSingaporeThái LanTruyền hìnhTruyền hình analogTruyền hình mặt đấtViệt NamĐà NẵngĐông Nam Á

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt NamLGBTMắt biếc (phim)Lưu Quang VũHành chính Việt Nam thời NguyễnTriệu Lệ DĩnhPhạm Nhật VượngChóTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐông Nam BộChùa Một CộtHạnh phúcTranh Đông HồChủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamPhật giáoNhà Hậu LêKinh tế Trung QuốcQuảng NgãiNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách vườn quốc gia tại Việt NamHà NộiThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Gái gọiCandiruNhà MinhKhởi nghĩa Lam SơnĐỗ Hùng ViệtÔ ăn quanGiê-suSơn Tùng M-TPXVideosLiverpool F.C.Đồng bằng sông Cửu LongTom và JerryĐạo hàmRonaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)Người Thái (Việt Nam)Loạn luânPhan Đình TrạcMarie CurieKitô giáoPhạm Mạnh HùngKhí hậu Châu Nam CựcQuảng NinhDấu chấm phẩyBorussia DortmundĐại dươngKim LânDanh mục sách đỏ động vật Việt NamHoàng thành Thăng LongThiago SilvaNgày Trái ĐấtNhà HánChủ nghĩa xã hộiDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁĐinh Tiên HoàngBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamThành phố Hồ Chí MinhQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamMôi trườngBan Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamChu Vĩnh KhangVương Đình HuệMin Hee-jinĐạo Cao ĐàiKim Soo-hyunThánh địa Mỹ SơnNick VujicicThành nhà HồChủ nghĩa cộng sảnNgô Đình DiệmÂm đạoCác vị trí trong bóng đáTố HữuCuộc tấn công Mumbai 2008🡆 More