Sông Bạch Đằng: Sông thuộc hệ thống sông Thái Bình

Sông Bạch Đằng là ranh giới giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ngày nay, gọi theo phiên âm chữ Hán là Bạch Đằng Giang (白藤江).

Từ Bạch (白) có nghĩa là trắng, từ Đằng (藤) có nghĩa là “bụi cây quấn quýt”, tên Nôm là Dầng hay Rừng. Và ba từ “Bạch Đằng Giang”, nghĩa là sông có “rừng sóng bạc đầu”, mà gọi theo dân gian là sông Thần. Ngoài ra sông này còn có tên gọi khác thời Hậu Lê là Vân Cừ (澐渠), nghĩa là “con sông nhỏ có sóng lớn” hay “nước chảy xoáy cuồn cuộn”, về sau là sông Thành Triền và ngày nay là sông Đá Bạc…

Sông Bạch Đằng
Sông Bạch Đằng: Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng, Cầu qua sông
Sông Bạch Đằng đoạn gần cửa sông (ảnh chụp từ trên phà Đình Vũ cắt ngang sông ra đảo Cát Hải)
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnPhà Rừng, Hải Phòng (ranh giới Hải Phòng và Quảng Ninh))
Cửa sôngCửa Nam Triệu, Hải Phòng
Độ dài32 km

Hay sách “Đồng Khánh địa dư chí” ghi: “Sông Bạch Đằng là đoạn từ Năm Cửa đến cửa Nam Triệu, dài 18 dặm, rộng 2 dặm”, mà theo bản đồ hành chính huyện Thủy Đường thời Đồng Khánh (1886 – 1888) thì Năm Cửa là khu vực ngã 3 sông Uông và sông Đá Bạc ngày nay. Như vậy ta có thể hiểu từ khu vực ngã 3 sông Uông và sông Đá Bạch ngày nay, hắt xuống phía cửa biển Nam Triệu là giang phận sông Bạch Đằng thời Đồng Khánh (1886 – 1888). Còn sông Bạch Đằng từ thời Trùng Hưng trở về trước là sông Đá Bạch ngày nay

Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội. Ngày nay, các loại tàu thuyền có tải trọng 300-400 tấn tham gia vận tải được cả hai mùa trên sông.

Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam:

Sông Bạch Đằng: Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng, Cầu qua sông
Tranh ghép đá mô phỏng trận Bạch Đằng 938

Theo sách "Đồng Khánh địa dư chí" và bản đồ huyện Yên Hưng và Thủy Đường trước thời Đồng Khánh, thì duy nhất chỉ có 3 nơi thờ liên quan tới nhà Trần nằm trên đất huyện Thủy Nguyên ngày nay là: Đền thờ Trần Hưng Đạo ở xã Thụ Khê, đền thờ Hoàng Tôn ở xã Tràng Kênh và đền thờ Thiên Hộ ở xã Chung Mỹ.

Hiện ở khu vực cửa sông Bạch Đằng có 3 ngôi đền thờ 3 vị anh hùng trên đó là đình Hàng Kênh (Lê Chân, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, đền Vua Lê Đại Hành ở thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và đền Trần Hưng Đạo ở phường Yên Giang, thị xã (Quảng Yên, Quảng Ninh). Đặc biệt khu di tích đền Tràng Kênh ở Hải Phòng thờ cả ba vị anh hùng nói trên.

Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng Sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng: Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng, Cầu qua sông 
Cọc Bạch Đằng

Các bãi cọc Bạch Đằng là các bãi cọc được sử dụng làm trận địa chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt, do Ngô Quyền khởi xướng vào năm 938 trong trận đại phá quân Nam Hán. Hiện nay có bốn bãi cọc được phát hiện đều là bãi cọc dân sự:

  • Một bãi cọc nằm trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, thuộc Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Bãi cọc này được phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng đào đất đắp đê. Bãi hiện còn hàng trăm cọc, một số cọc được cắm thẳng đứng, đa số cọc nằm chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ"chi"(之). Cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị gãy. Độ dài trung bình các cọc từ 2 m đến 2,8 m; có cọc dài tới 3,2 m. Phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8 m đến 1 m. Đầu phía trên của cọc nằm dưới mặt đất khoảng 0,5 m đến trên 1,5 m. Toàn bộ bãi cọc đã được xây kè bảo vệ với diện tích 220 m2, trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát hiện, sâu dưới bùn hơn 2 m, nhô cao từ 0,2 đến 2 m. Mật độ cọc ở nửa bãi phía nam là một cây mỗi 0,9 đến 1,2 m, nửa bãi phía bắc có một cây mỗi 1,5 đến 2,2 m.
  • Một bãi cọc phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (thuộc Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100 m, dài 300 m. Theo các nhà khoa học, người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7 – 10 cm, to nhất là 20 – 22 cm, có cọc dài trên 2 m được cắm theo nhiều thế rất hiểm, thường xiên 45° theo một hướng.
  • Bãi cọc đồng Má Ngựa được phát hiện và tiến hành khảo sát, khai quật vào năm 2010. Bãi cọc có chiều dài 70 m, rộng 30 m, cắm cọc thuộc nhiều loại gỗ có đường kính từ 6 – 22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành.
  • Gần đây nhất là bãi cọc Cao Quỳ được phát hiện vào cuối năm 2019.

Cách đóng cọc hiện nay vẫn là bí ẩn. Tuy nhiên dân gian có truyền là người xưa sử dụng cách như sau: 1. Vót nhọn mũi cọc; 2. Đưa mũi cọc nhọn xuống trước, cọc sẽ cắm xuống sâu một mức nhất định; 3. Dùng dây thừng buộc 2 rọ mây vắt qua đầu trên của cọc; 4. Nhét từng viên đá vào rọ cho đến khi đủ tải trọng để ấn cọc xuống; 5. Khi đầu cọc đạt cao độ, chuyển đá ra khỏi rọ và đẽo nhọn đầu cọc.

Cầu qua sông Sông Bạch Đằng

  • Cầu Bạch Đằng, ở cửa sông Cấm đổ ra sông Bạch Đằng, nối Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh với quận Hải An, Hải Phòng, cũng là điểm cuối tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, thông xe ngày 1/9/2018.

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng Sông Bạch ĐằngCầu qua sông Sông Bạch ĐằngSông Bạch ĐằngQuảng NinhThành phố Hải Phòng

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chữ NômFC BarcelonaTrấn ThànhTừ mượn trong tiếng ViệtBill GatesCác vị trí trong bóng đáĐường chín đoạnIndonesiaQuang TrungNgười ViệtDuyên hải Nam Trung BộNgaLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳFansipanDanh sách tỷ phú thế giớiNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamKhởi nghĩa Lam SơnKinh tế ÚcTrương Mỹ HoaQuảng TrịMikel ArtetaDark webThời bao cấpMinh MạngQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamTăng Minh PhụngUEFA Europa LeagueTài nguyên thiên nhiênNguyễn Văn NênChuyến đi cuối cùng của chị PhụngTôn Đức ThắngLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhPhạm Xuân ẨnKinh Dương vươngQuân đội nhân dân Việt NamĐắk LắkPhạm TuânXuân QuỳnhTô LâmVườn quốc gia Cát TiênNgười ChămTF EntertainmentĐen (rapper)ShopeeLưu DungNgười Do TháiKylian MbappéHồ Chí MinhPhan Văn GiangAlbert EinsteinLễ hội Chol Chnam ThmayVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamNgũ hànhDanh sách Tổng thống Hoa KỳHùng Vương thứ XVIIIVụ án cầu Chương DươngĐịa đạo Củ ChiCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtLê Long ĐĩnhNguyễn Hòa BìnhCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuHoàng tử béQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamMặt trận Tổ quốc Việt NamMèoAizawa MinamiNgân hàng Nhà nước Việt NamAn GiangPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Lý Quang DiệuDanh sách trận chung kết Cúp C1 châu Âu và UEFA Champions LeagueManchester United F.C.Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCSingaporeLý Thái TổHùng VươngBáo động khẩn, tình yêu hạ cánhTừ Hán-Việt🡆 More