Sóng Vô Tuyến: Bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn vi sóng

Sóng vô tuyến (tiếng Anh: radio wave, gọi tắt là radio) là một kiểu bức xạ điện từ với bước sóng trong phổ điện từ dài hơn vi ba.

Sóng vô tuyến có tần số từ 3 kHz tới 300 GHz, tương ứng bước sóng từ 10.000 km tới 1 mm. Giống như các sóng điện từ khác, chúng truyền với vận tốc ánh sáng. Sóng vô tuyến xuất hiện tự nhiên do sét, hoặc bởi các đối tượng thiên văn. Sóng vô tuyến do con người tạo nên dùng cho radar, phát thanh, liên lạc vô tuyến di động và cố định, thông tin vệ tinh, các mạng máy tính, các hệ thống dẫn đường khác, và nhiều ứng dụng khác. Các tần số khác nhau của sóng vô tuyến có đặc tính truyền lan khác nhau trong khí quyển Trái Đất; sóng dài truyền theo đường cong của Trái Đất, sóng ngắn nhờ phản xạ từ tầng điện ly nên có thể truyền rất xa, các bước sóng ngắn hơn bị phản xạ yếu hơn và truyền trên đường nhìn thẳng.

Sóng Vô Tuyến: Khám phá và ứng dụng, Truyền lan, Vận tốc, bước sóng và tần số
Biểu đồ điện trường (E) và từ trường (H) do sóng vô tuyến phát ra từ một anten phát vô tuyến đơn cực (đường thẳng đứng nhỏ màu đen ở trung tâm). Trường E và H vuông góc với phương truyền sóng.

Khám phá và ứng dụng Sóng Vô Tuyến

Sóng Vô Tuyến: Khám phá và ứng dụng, Truyền lan, Vận tốc, bước sóng và tần số 
Hệ số truyền khí quyển Trái Đất (hay độ chắn) với các bước sóng khác nhau trong phổ điện từ, gồm cả sóng vô tuyến.

Sóng vô tuyến lần đầu được dự báo bởi tác phẩm toán học xuất bản năm 1867 do James Clerk Maxwell viết. Maxwell nhận thấy các tính chất giống sóng của ánh sáng và tương đồng trong các quan sát về từ trường và điện trường. Sau đó ông đề xuất các phương trình mô tả sóng ánh sáng và sóng vô tuyến như sóng điện từ truyền trong không gian. Năm 1887, Heinrich Hertz đã chứng minh tính chính xác sóng điện từ của Maxwell bằng cách thử nghiệm tạo ra sóng vô tuyến trong phòng thí nghiệm của mình. Ngay sau đó rất nhiều phát minh đã được khám phá, từ đó sóng vô tuyến đã được sử dụng để truyền thông tin qua không trung.

Truyền lan Sóng Vô Tuyến

Nghiên cứu hiện tượng điện từ như phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, phân cực và hấp thụ là vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu cách sóng vô tuyến truyền đi trong môi trường không gian tự do và trên bề mặt Trái Đất. Tần số khác nhau sẽ chịu các ảnh hưởng khác nhau trong khí quyển.

Vận tốc, bước sóng và tần số Sóng Vô Tuyến

Sóng vô tuyến truyền với vận tốc ánh sáng trong chân không. Nếu sóng vô tuyến đập vào vật thể dẫn điện có kích thước bất kỳ, nó sẽ đi chậm lại phụ thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi.

Bước sóng là khoảng cách từ một đỉnh sóng này tới đỉnh sóng kế tiếp, tỉ lệ nghịch với tần số. Khoảng cách sóng vô tuyến đi được trong 1 giây ở chân không là 299.792.458 mét, đây là bước sóng của tín hiệu vô tuyến 1 Hertz. Một tín hiệu vô tuyến 1 Megahertz có bước sóng là 299 mét.

Liên lạc vô tuyến Sóng Vô Tuyến

Để thu được tín hiệu vô tuyến, ví dụ như từ các đài vô tuyến AM/FM, cần một anten vô tuyến. Tuy nhiên, anten sẽ nhận được hàng ngàn tín hiệu vô tuyến tại một thời điểm, một bộ dò sóng vô tuyến là cần thiết để điều chỉnh tới một tần số cụ thể (hay dải tần số). Điều này được thực hiện thông qua một khung cộng hưởng (đây là một mạch với tụ điện và cuộn cảm). Khung cộng hưởng được thiết kế để cộng hưởng với một tần số cụ thể (hay băng tần), do đó khuếch đại sóng sin ở tần số vô tuyến cần thu, trong khi bỏ qua các sóng sin khác. Thông thường, hoặc điện cảm hoặc tụ điện sẽ được điều chỉnh, cho phép người dùng thay đổi tần số muốn thu.

Trong y tế Sóng Vô Tuyến

Năng lượng tần số vô tuyến (RF) đã được dùng trong điều trị y tế hơn 75 năm qua nói chung từ các ca phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và động máu, bao gồm cả điều trị ngưng thở khi ngủ. Chụp cộng hưởng từ (MRI) dùng tần số vô tuyến để tạo ra hình ảnh về cơ thể con người.

Xem thêm

Ghi chú

Tham khảo

Bản mẫu:Radiation

Tags:

Khám phá và ứng dụng Sóng Vô TuyếnTruyền lan Sóng Vô TuyếnVận tốc, bước sóng và tần số Sóng Vô TuyếnLiên lạc vô tuyến Sóng Vô TuyếnTrong y tế Sóng Vô TuyếnSóng Vô TuyếnBước sóngBức xạ điện từHertzKilohertzLiên lạc vô tuyếnPhổ điện từRa đaVi baVệ tinh thông tin

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Byeon Woo-seokHàn TínNgày Thống nhấtBoeing B-52 StratofortressNguyễn Tri PhươngChu vi hình trònHùng VươngHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)Nhật ký trong tùĐào, phở và pianoĐộng đấtĐồng bằng sông Cửu LongThích Nhất HạnhLê Minh KhuêIndonesiaNhà ThanhPhilippe TroussierTruyện KiềuVườn quốc gia Cúc PhươngGoogleĐà NẵngThái NguyênHồng BàngTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Long AnTư tưởng Hồ Chí MinhHà NộiTài liệu PanamaAnhCách mạng Công nghiệp lần thứ tưCúc ĐậuVì sao đưa anh tớiErik ten HagVũ Đức ĐamVõ Văn ThưởngNguyệt thựcDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhMinh MạngDương Văn MinhTình yêuMắt biếc (tiểu thuyết)Minh Tuyên TôngHương TràmCải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamPhởTDoraemonKhánh HòaĐại Việt sử ký toàn thưThạch LamQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamNhà Lê sơTam ThểKim Bình Mai (phim 2008)Danh sách biện pháp tu từĐại học Bách khoa Hà NộiNinh Dương Lan NgọcNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiTừ mượn trong tiếng ViệtNhà LýCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Cà MauPhong trào Đồng khởiQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamNúi lửaLưu DungDanh sách phim điện ảnh DoraemonUEFA Europa Conference LeagueDonald TrumpTư Mã ÝBáo động khẩn, tình yêu hạ cánhDuyên hải Nam Trung BộHồ Chí MinhTrấn ThànhNguyễn Văn NênĐại dươngMalaysiaThời gian22 tháng 4🡆 More