Ramayana

Rāmāyaṇa (Devanagari: रामायण), từ Hán-Việt là La-ma-diễn-na, là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca tiếng Sanskrit và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo (smṛti).

Đây là bộ sử thi bằng tiếng Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại. Người ta cho rằng tác giả của Ramayana là nhà thơ Valmiki.

Ramayana
Rama trở về Ayodhya
Ramayana
Rama và Sita trong một vở kịch tại Manchester trong Divali, 2006
Ramayana
Rama và Sita, tranh của Indischer Maler 1780

Tên gọi Rāmāyaṇa là một từ ghép tatpurusha của Rāmaayana "đi đến, tiến đến", được dịch ra là "những cuộc du hành của Rāma". Rāmāyaṇa bao gồm 24.000 câu thơ đôi trong bảy tập (kāṇḍas) và kể về câu chuyện của một hoàng tử, Rama của xứ Ayodhya, vợ là Sita bị bắt đi bởi vua quỷ (Rākshasa) vua xứ Lanka, Rāvana. Trong dạng hiện tại của nó, Valmiki Ramayana có niên đại có thể từ 500 TCN đến 100 TCN, hay là khoảng cùng thời với những bản đầu tiên của sử thi Mahabharata.

Nguồn gốc Ramayana

Ramayana được cho là sáng tác bởi Valmiki và được viết bằng văn vần vào khoảng thế kỷ thứ 3-4 TCN, sau bộ Mahabharata nhưng lại kể về chuyện xảy ra trước thời đại của Mahabharata.

Nội dung Ramayana

Ramayana 
Hanuman-hình tượng Ấn Độ của Tôn Ngộ Không.

Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng 1/4 khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn. Chủ đề của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita.

Xưa kia ở vương quốc Kosala có ông vua già yếu tên là Dasaratha, có bốn người con trai do bà vợ sinh ra. Con cả Rama hơn hẳn các em về tài đức. Vua có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng vì bị trói buộc bởi lời hứa với bà vợ thứ hai Kaikeyî xinh đẹp cho nên đã đày Rama vào rừng 14 năm và trao ngôi lại cho Bharata, con của Kaikeyî.

Vợ Rama, nàng Sita, cùng em trai Laksmana tình nguyện theo Rama vào rừng sống ẩn, luyện tập võ nghệ. Quỷ vương Rãvana ở đảo Lanka lập mưu cướp nàng Sita đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng đã kịch liệt chống cự. Mất Sita, Rama đau buồn khôn xiết. Chàng quyết tâm cứu bằng được vợ trở về. Trên đường đi, Rama gặp và giúp đỡ vua khỉ Xugriva, sau đó chàng được tướng khỉ Hanuman cùng đoàn quân khỉ giúp. Cuối cùng Rama cũng c­ứu được Sita.

Nhưng sau chiến thắng vẻ vang đó, để bảo vệ danh dự, đạo đức của mình, cũng như của chính người vợ thân yêu, chàng từ chối Sita, bởi chàng nghi ngờ tiết hạnh của nàng trong thời gian bị giam cầm với Quỷ vương Ravana. Để Rama tin ở lòng chung thủy của mình, Sita đã bước vào lửa. Thần lửa Agni biết được nàng trong sạch, đã cứu nàng. Thấy vậy Rama vô cùng sung sướng, giang tay đón nàng. Hai người đưa nhau trở về kinh đô trong cảnh chào đón nồng nhiệt của dân chúng.

Giá trị tác phẩm Ramayana

Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thủy của nàng Sita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc vũ sĩ nhưng đã khắc họa được những gương mặt có tâm hồn trong sáng. Rama là nhân vật lý tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu (nhưng lại là hình mẫu của tư tưởng trọng nam khinh nữ, quan trọng trinh tiết, ép vợ nhảy vào lửa để chứng minh trong sạch và cũng là biểu tượng của việc coi trọng danh dự hơn tính mạng người thân của đạo Hindu), của đẳng cấp vương công quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân, một anh hùng tài ba, đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội. Sita thánh thiện, là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, một người vợ tiết hạnh, một người con gái nhân hậu, quả quyết, hi sinh quên mình. Tướng khỉ Hanuman có trái tim nóng bỏng nhiệt tình, là hoá thân của lực lượng quần chúng nhân dân làm hậu thuẫn cho những anh hùng chiến đấu cho tự do và công lý, giải phóng bảo vệ đất nước.. Tác phẩm cũng đã nêu bật được khát vọng chiến thắng cái ác, đem lại nguồn an ủi cho quần chúng nhân dân bị áp bức, do đó được nhân dân rất ưa chuộng. Vì thế, những câu chuyện và những nhân vật trong Ramayana đã được nhiều văn nghệ sĩ khắc họa trong thơ ca và trong các công trình mỹ thuật - điêu khắc ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

Đặc điểm nổi bật khiến Ramayana sống mãi trong lòng người đọc là sức gợi cảm của nó, với sự kết hợp của yếu tố tưởng tượng kì ảo và việc phản ánh hiện thực khách quan, nét hoang đường kì ảo và việc miêu tả tính cách con người trần tục, những cảnh oai hùng và những cảnh bi tráng.

Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian, song vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái; với những triết lý mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng, đúng như Valmiki đã nói: "chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana còn làm say mê lòng người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi".

Chú thích

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Nguồn gốc RamayanaNội dung RamayanaGiá trị tác phẩm RamayanaRamayanaDevanagariSử thiTiếng PhạnTrường caTừ Hán-ViệtValmikiẤn ĐộẤn Độ giáo

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Danh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁTrường Đại học Trần Quốc TuấnMùa hè của LucaNgày Thống nhấtKuwaitNguyễn Thị ĐịnhVõ Văn ThưởngNguyễn Thị Ánh ViênTô Ân XôBộ Công an (Việt Nam)Người một nhàBến Nhà RồngDinh Độc LậpManchester United F.C.Khuất Văn KhangNgã ba Đồng LộcĐỗ MườiBà TriệuGoogleLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhVTV5TikTokNATODanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPFC Bayern MünchenApple (công ty)Nhà NguyễnFC BarcelonaNguyễn Văn LinhKim Soo-hyunAlbert EinsteinPhạm DuyTam quốc diễn nghĩaXHamsterHuy CậnH'MôngTam QuốcDoraemonDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanPhù NamBạo lực học đườngĐại học Bách khoa Hà NộiBài Tiến lênĐiện BiênNguyễn Ngọc LâmAndriy LuninVõ Tắc ThiênChuyến đi cuối cùng của chị PhụngNgô Thị MậnTrương Thị MaiTrí tuệ nhân tạoTaylor SwiftVăn hóaTrùng KhánhQuần đảo Hoàng SaChelsea F.C.Luis Enrique (cầu thủ bóng đá)Quốc kỳ Việt NamCộng hòa Nam PhiTrần Quốc TỏCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoBác sĩ xứ lạChuỗi thức ănChùa HươngDanh sách nhân vật trong One PieceChiến tranh thế giới thứ haiVitinhaDầu mỏKhởi nghĩa Hai Bà TrưngNhà ĐườngMiduKim LânVũng TàuTập đoàn K8Ung ChínhBRICSChí Phèo🡆 More