Quỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông Nghiệp

Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp (tiếng Anh: International Fund for Agricultural Development, IFAD) là tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc được thành lập vào năm 1977, có tính chất là một định chế tài chính quốc tế hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước đang phát triển.

Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp
Quỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông Nghiệp
Loại hìnhQuỹ phát triển
Tên gọi tắtIFAD
Hiện trạngĐang hoạt động
Thành lập1977
Trang webhttp://www.ifad.org/

Khoảng 3/4 người nghèo trên thế giới sống tại nông thôn thuộc các quốc gia đang phát triển nhưng chỉ có 4% hỗ trợ phát triển chính thức đầu tư cho nông nghiệp. Mục đích của IFAD là trợ lực cho người nghèo tại các khu vực này gia tăng thu nhập và cải thiện mức sống.

IFAD có trụ sở chính tại Roma, Ý. Tổ chức này là thành viên của Nhóm Phát triển Liên Hợp Quốc.

Hợp tác giảm nghèo nông thôn Quỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông Nghiệp

IFAD hợp tác với các chính phủ để cấp vốn vay và viện trợ thông qua các chương trình và dự án để giúp người nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Từ năm 1978 đến nay, IFAD đã đầu tư khoảng 12 tỉ đô la Mỹ và 7,5 tỉ mác Đức thông qua 860 dự án và chương trình, vươn tới 370 triệu người nghèo nông thôn. Vốn đối ứng của các chính phủ và các nguồn tài chính khác ở các quốc gia dự án là 10,8 tỉ đô la Mỹ; các nhà tài trợ đồng tài trợ thêm 8,8 tỉ đô la. Tổng cộng vốn đầu tư là 19,6 tỉ đô la.

IFAD chống đói nghèo không chỉ với tư cách bên cho vay mà còn là bên giúp đỡ người nghèo. Cơ chế đa bên tạo nền tảng mang tính toàn cầu để thảo luận các vấn đề chính sách quan trọng có ảnh hưởng đến kế sinh nhai của người nghèo nông thôn, đồng thời lôi kéo sự chú ý đối với trọng tâm phát triển nông thôn nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Thành viên Quỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông Nghiệp

Quỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông Nghiệp 
Các quốc gia thành viên của IFAD
  Thành viên Quỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông Nghiệp danh sách A (phần lớn là các nước OECD)
  Thành viên Quỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông Nghiệp danh sách B (phần lớn là các nước OPEC)
  Thành viên Quỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông Nghiệp danh sách C (các nước còn lại đã phê chuẩn Hiệp định)
  Thành viên Quỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông Nghiệp danh sách C (các nước còn lại chưa phê chuẩn Hiệp định nhưng đã được chấp thuận làm thành viên)

IFAD rộng mở với tất cả các thành viên của Liên Hợp Quốc với điều kiện quốc gia đó cần phê chuẩn hiệp định đa phương mang tên "Hiệp định thành lập Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp". IFAD có cơ quan ra quyết định cao nhất gọi là Hội đồng quản trị, mỗi năm họp một lần. Ban điều hành gồm 18 thành viên chính thức và 18 thành viên dự khuyết có trách nhiệm điều hành chung các hoạt động, xét duyệt cho vay và viện trợ. Đứng đầu ban điều hành là một vị Chủ tịch có nhiệm kỳ bốn năm. Tính đến tháng 2 năm 2015, IFAD có 176 thành viên. Các thành viên Liên Hợp Quốc nhưng không là thành viên IFAD gồm có Andorra, Bahrain, Ba Lan, Belarus, Brunei, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Latvia, Liechtenstein, Litva, Monaco, San Marino, Serbia, Singapore, Slovakia, Slovenia, Turkmenistan, Úc và Ukraina. Các quan sát viên gồm có Tòa Thánh VaticanLiên minh châu Âu.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Hợp tác giảm nghèo nông thôn Quỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông NghiệpThành viên Quỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông NghiệpQuỹ Quốc Tế Về Phát Triển Nông NghiệpLiên Hợp QuốcNước đang phát triểnTiếng AnhXóa đói giảm nghèo

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Nguyễn Tấn DũngVõ Tắc ThiênDấu chấmHội họaĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhTrái ĐấtQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamPhạm Nhật VượngBan Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamVũ Hồng VănLiên XôBố già (phim 2021)Độ MixiViễn PhươngBà TriệuĐỗ MườiCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Liên bang Đông DươngNguyễn TrãiĐảng ủy Công an Trung ương (Việt Nam)Cậu bé mất tíchTạ Đình ĐềChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Thiếu nữ bên hoa huệChuyện người con gái Nam XươngTô Vĩnh DiệnWashington, D.C.Tôn Đức ThắngNepalĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamLa LigaBạo lực học đườngNhư Ý truyệnCác ngày lễ ở Việt NamĐào, phở và pianoH'MôngNgaNguyễn BínhDanh mục sách đỏ động vật Việt NamLe SserafimQuốc hội Việt NamĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhNhật ký trong tùHồng KôngKhí hậu Việt NamĐền HùngTrương Tấn SangĐắk LắkPhú YênNhà giả kim (tiểu thuyết)Dương Tử (diễn viên)Biển ĐôngVụ đắm tàu RMS TitanicTF EntertainmentKitô giáoNgày Thống nhấtChế Lan ViênLê Khánh HảiHưng YênChiến tranh Pháp – Đại NamMười hai con giápHentaiGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcNSông HồngNgày Trái ĐấtGiải vô địch bóng đá trong nhà thế giới 2024Thegioididong.com69 (tư thế tình dục)Tài xỉuDanh sách Tổng thống Hoa KỳĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamTrần Đại QuangĐại ViệtNha Trang🡆 More