Quý Phi

Quý phi (Tiếng Trung: 貴妃; pinyin: guìfēi), là một danh hiệu dành cho phi tần trong hậu cung của các nước Đông Á.

Quý Phi
Tranh vẽ Dương Quý phi - vị Quý phi nổi tiếng nhất trong lịch sử

Trong ngôn ngữ bình thường, Quý phi thường hay được hiểu nôm na là một danh từ ám chỉ một phi tần rất được sủng ái, địa vị tôn quý, chứ không phải một danh hiệu riêng.

Lịch sử Quý Phi

Trung Quốc

Thời kì nhà Hán và Tây Tấn, không có cách dùng Quý phi, phi tần được gọi là Phu nhân, Chiêu nghi hoặc Tiệp dư. Vào thời Lưu Tống, Tống Hiếu Vũ Đế thiết lập Tam phu nhân, bao gồm: [Quý phi; 貴妃], [Quý tần; 貴嬪] và [Quý nhân; 貴人]. Đó là lần đầu tiên danh hiệu Quý phi xuất hiện trong lịch sử, phẩm vị ngang Tướng quốc. Nhà Bắc Chu cũng theo đó lập Quý phi thuộc hàng Tam phu nhân, gồm: [Quý phi; 貴妃], [Trưởng Quý phi; 長貴妃] và [Đức phi; 德妃].

Vào thời nhà Tùy, Quý phi đứng đầu hậu cung, cùng [Thục phi; 淑妃], [Đức phi; 德妃] hợp xưng Tam phu nhân, vị Chính nhất phẩm chỉ dưới Hoàng hậu. Thời nhà Đường tiếp tục giữ vị trí độc tôn của Quý phi, cùng với [Thục phi], [Đức phi] lại thêm [Hiền phi; 贤妃] gọi chung là Tứ phu nhân. Đến thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, từng bỏ Tứ phi để cải thành [Huệ phi; 惠妃], [Lệ phi; 麗妃] và [Hoa phi; 華妃], nhưng sau lại trở về như cũ để sách phong cho Dương thị tức Dương Quý phi.

Vào đầu triều đại nhà Minh, có các Phi kèm phong hiệu như [Ninh phi; 寧妃], [Thuận phi; 順妃], nhưng có bậc Quý phi là cao nhất, như Thành Mục Quý phi Tôn thị của Minh Thái Tổ, Chiêu Hiến Quý phi Vương thị của Minh Thành Tổ. Hiếu Cung Chương hoàng hậu Tôn thị khi làm Quý phi, do được Minh Tuyên Tông sủng ái nên cũng có [Kim bảo; 金寶] như Hoàng hậu, mở đầu cho việc Quý phi được hưởng nhiều đặc ân như Hoàng hậu suốt hai triều Minh và Thanh về sau.

Đến thời Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm, do sủng ái Vạn Quý phi nên phong Vạn thị làm Hoàng quý phi, đứng đầu chúng phi, từ đó sự độc tôn của Quý phi bị thay thế bởi Hoàng quý phi. Sang thời nhà Thanh, Quý phi trở thành cấp bậc thứ hai trong hậu cung, chỉ có hai người cùng lúc tại vị, vị thứ xếp sau Hoàng quý phi (xem thêm ở Hậu cung nhà Thanh).

Việt Nam

Hậu cung ở Việt Nam, trước thời Lê sơ đều khó khảo được. Vào thời Lê sơ, Lê Thánh Tông định ra quy chế hậu cung chính thức. Dưới Hoàng hậu có:

  • [Tam phi; 三妃]: Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃).
  • [Cửu tần; 九嬪]:
    • Tam chiêu (三昭): Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛).
    • Tam tu (三修): Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛).
    • Tam sung (三充): Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
  • [Lục chức; 六職]: Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (傛華), Tuyên vinh (宣榮), Tài nhân (才人), Lương nhân (良人), Mỹ nhân (美人).

Thời nhà Nguyễn, Gia Long Đế đặt các thứ bậc nội cung. Dưới Hoàng hậu có:

  • [Tam phi; 三妃]: Quý phi (貴妃), Minh phi (明妃), Kính phi (敬妃);
  • [Tam tu; 三修]: Tu nghi (修儀) Tu dung (修容), Tu viên (修媛);
  • [Cửu tần; 九嬪]: Quý tần (貴嬪), Hiền tần (賢嬪), Trang tần (莊嬪), Đức tần (德嬪), Thục tần (淑嬪), Huệ tần (惠嬪), Lệ tần (麗嬪), An tần (安嬪), Hòa tần (和嬪);
  • [Tam chiêu; 三昭]: Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Chiêu viên (昭媛)
  • [Tam sung; 三充]: Sung nghi (充儀), Sung dung (充容), Sung viên (充媛).
  • [Lục chức; 六職]: Tiệp dư (婕妤), Dung hoa (傛華), Nghi nhân (儀人), Tài nhân (才人), Linh nhân (靈人), Lương nhân (良人);

Từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Nguyễn Thánh Tổ chấn chỉnh nội đình, quy định cung giai 9 bậc, hàng Phi là hai bậc đầu, gọi là [Nhất giai Phi; 一階妃] và [Nhị giai Phi; 二階妃]. Mỗi giai có 3 tước, sắp các chữ trước sau là cao thấp phân biệt, theo quy định năm đó thì [Quý phi] là đứng đầu. Định ước này tiếp tục giữ vào thời Nguyễn Hiến Tổ, và nguyên phối của ông là Nghi Thiên Chương Hoàng hậu đã được phong làm Quý phi vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846). Sang thời Nguyễn Dực Tông, tước Quý phi bị thay bằng [Thuận phi], và từ đó tước [Quý phi] biến mất trong hậu cung nhà Nguyễn, chỉ còn Hoàng quý phi ở vị trí độc tôn mà thôi.

Nhân vật nổi tiếng Quý Phi

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Lịch sử Quý PhiNhân vật nổi tiếng Quý PhiQuý PhiBính âmChữ HánPhi tầnĐông Á

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBắc KinhHuân chương Sao Vàng (Việt Nam)Cúp FAKung Fu Panda 4Danh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânPhổ NghiSơn Tùng M-TPVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Bình PhướcLê Thánh TôngSécFacebookViêm da cơ địaTrần PhúEFL ChampionshipDuyên hải Nam Trung BộGHứa Quang HánZinédine ZidaneGái gọiSân bay quốc tế Long ThànhNúi Bà ĐenHồ Quý LyChính phủ Việt NamOrange (ca sĩ)Phù NamTập đoàn VingroupHà NộiẢ Rập Xê ÚtHarry PotterHuỳnh Trần Ý NhiĐội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhHoàng tử béPCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhHưng YênKhổng TửTriệu Lệ DĩnhHồn Trương Ba, da hàng thịtChiến dịch Hồ Chí MinhCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuBọ Cạp (chiêm tinh)Vũ khí hạt nhânĐinh Tiên HoàngNgười TàyMai (phim)Thích-ca Mâu-niTỉnh thành Việt NamTrận Bạch Đằng (938)Tôn Đức ThắngAlcoholBài Tiến lênYVạn Lý Trường ThànhMắt biếc (phim)Quan hệ tình dụcNhật thựcLê Thanh Hải (chính khách)MèoĐồng NaiTrương Mỹ HoaCông ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátTrang bị Quân đội nhân dân Việt NamVe sầuNguyễn Xuân ThắngUkrainaBộ bài TâyBình ĐịnhChiến tranh Việt NamTưởng Giới ThạchTư Mã ÝNguyễn Văn LinhQuan Văn ChuẩnMid-Season InvitationalXuân QuỳnhCộng hòa Nam Phi🡆 More