Pyrrho

Pyrrho (tiếng Hy Lạp: Πύρρων, Pyrrōn) (360 TCN tại Elis, Hy Lạp-270 TCN) là nhà triết học người Hy Lạp.

Ông vừa là người khai sinh ra chủ nghĩa hoài nghi không chỉ của Hy Lạp mà của cả châu Âu, vừa là cha đẻ của Thuyết không thể biết rõ.

Pyrrho
Pyrrho
Thời kỳThời kỳ Hậu Aristotle
VùngTriết gia phương Tây
Trường pháiChủ nghĩa hoài nghi

Những suy nghĩ về triết học Pyrrho

Khai sinh chủ nghĩa hoài nghi

Từ hoài nghi, theo ý của Pyrrho, có nghĩa là "tôi đang xét", "tôi đang nghiên cứu", tôi đang suy xét",... Những câu đại loại vậy thể hiện một thái độ do dự, không dứt khoát chọn ra phán đoán nào.

Vấn đề hạnh phúc

Pyrrho đã cho rằng hạnh phúc là vấn đề trung tâm của triết học. Hạnh phúc là một từ chỉ trạng thái an bằng thoải mái, đầy hưng phấn và muốn làm việc thiện. Kẻ thù của hạnh phúc là đau khổ và phẫn nộ.

Tiếp tục đi sâu vấn đề này, Pyrrho cho rằng khi đi tìm nền tảng cho hạnh phúc, con người đối diễn với ba câu hỏi:

  • Sự vật được hình thành từ cái gì?
  • Con người quan hệ với sự vật như thế nào?
  • Trong quan hệ trên, con người sẽ được hưởng gì?

Và ông đi trả lời từng câu hỏi:

  • Với câu hỏi "Sự vật được hình thành như thế nào?", Pyrrho cho rằng đây là câu hỏi không thể có câu trả lời đáng tin vì chúng ta chưa tìm ra được bản chất của chúng:
  • Để trả lời câu hỏi thứ hai, "Con người quan hệ sự vật như thế nào?", Pyrrho đã viết như thế này:

Ý nghĩa của đoạn văn trên đó là không nên có một khẳng định quả quyết về sự vật, cụ thể ở đây là quan hệ giữa chúng và con người. Và tác giả của đoạn văn này cũng đưa ra lời khuyên là nếu nhất thiết phải trả lời, hãy trả lời theo kiểu có thể là vậy. Với quan niệm như thế, Pyrrho đã xây dựng cái gọi là ataraxia: bình thản trước mọi biến cố.

  • Còn đối với cau hỏi cuối cùng, "Trong quan hệ con người-sự vật, con người được hưởng gì?", Pyrrho đã trả lời ngay rằng: Con người được hưởng hạnh phúc. Hạnh phúc ở đây là vô cảm, là khép mình, là mặc kệ tất cả, nhìn cuộc đời qua khe cửa hẹp.

Đánh giá Pyrrho

Sextus Empiricus đánh giá như sau về Pyrrho:

Sau này, cả Diogenes Laërtius, Cicero và Georg Wilhelm Friedrich Hegel đều có chung đánh giá về Pyrrho. Họ cho rằng, Pyrrho đã bỏ rơi con người trước khi bỏ rơi chính mình.

Chú thích

Tham khảo

  • Lịch sử triết học phương Tây. Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 2015.

Tags:

Những suy nghĩ về triết học PyrrhoĐánh giá PyrrhoPyrrho270 TCN360 TCNChâu ÂuHy LạpNgườiNgười Hy LạpNhà triết họcTiếng Hy Lạp

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

TArsenal F.C.Nhà NguyễnHồ Mẫu NgoạtGoogleVõ Thị Ánh XuânBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Kinh Dương vươngThiếu nữ bên hoa huệĐạo Cao ĐàiGiờ Trái ĐấtMona LisaChủ nghĩa cộng sảnSeventeen (nhóm nhạc)Đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Hàn QuốcChợ Bến ThànhCao BằngMôi trườngCố đô HuếNhà ĐườngSự kiện Tết Mậu ThânThanh gươm diệt quỷKim LânNgô QuyềnDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁHoàng Hoa ThámVĩnh PhúcTrần Quốc TỏLê Đức AnhNgười Do TháiHùng VươngQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamTrần Hưng ĐạoPhenolReal Madrid CFCúp FANguyễn Văn LongNhà Tây SơnNguyễn Ngọc KýĐêm đầy saoTiền GiangNgày Thống nhấtHoàng DiệuBình DươngDanh sách thủy điện tại Việt NamThiên địa (trang web)Phan Đình TrạcNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònTô Ân XôNhà MinhChiến tranh Đông DươngChiến dịch Linebacker IILàoChâu PhiBộ Tư lệnh Cảnh vệ (Việt Nam)PhilippinesHoàng thành Thăng LongNông Đức MạnhNguyễn Sinh HùngDoraemon (nhân vật)Mông CổCông an nhân dân Việt NamVirusNam BộCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Học viện Kỹ thuật Quân sựChâu ÂuCúp bóng đá trong nhà châu ÁSân bay quốc tế Long ThànhNguyễn Nhật ÁnhĐại học Bách khoa Hà NộiBộ đội Biên phòng Việt NamHoa hồngNguyễn Chí VịnhSố nguyênKim ĐồngĐặng Thùy Trâm🡆 More