Proton: Hạt hạ nguyên tử mang điện tích dương

Proton (ký hiệu p hay p+; tiếng Hy Lạp: πρώτον nghĩa là đầu tiên; prô-tông) là 1 loại hạt tổ hợp, hạt hạ nguyên tử và là 1 trong 2 loại hạt chính cấu tạo nên hạt nhân của nguyên tử (hạt còn lại là neutron).

Bản thân 1 hạt proton được cấu tạo thành từ 3 hạt quark nhỏ hơn (2 quark lên và 1 quark xuống), vì vậy proton mang điện tích +1e hay +1.602 ×10−19 coulomb.

Proton
Proton: Sự ổn định, Trong hóa học, Lịch sử
Cấu trúc quark của proton (hạt u là viết tắt hoặc ký hiệu của up quark mang điện dương và hat d là viết tắt hoặc ký hiệu của down quark mang điện âm).
Phân loạiBaryon
Cấu trúc2 lên, 1 xuống
Loại hạtFermion
NhómHadron
Tương tác cơ bảnhấp dẫn, điện từ, yếu, mạnh
Phản hạtphản proton ()
Lý thuyếtWilliam Prout (1815)
Thực nghiệmErnest Rutherford (1919)
Ký hiệup, p+
, H+
Khối lượng1672621637(83)×10−27 kg
938272013(23) MeV/c2
100727646677(10) u
Thời gian sống> 3,6×1029 năm (ổn định)
Điện tích1.602 176 53(14) × 10−19 C
Spin½
Mômen từ2792847351(28) μN

spin bán nguyên, proton là fermion. Cấu thành từ 3 quark, proton là baryon.

Khối lượng 1.6726 ×10−27 kg xấp xỉ bằng khối lượng hạt neutron và gấp 1836 lần khối lượng hạt electron.

Trong nguyên tử trung hòa về điện tích, số lượng hạt proton trong hạt nhân đúng bằng số lượng hạt electron của lớp vỏ nguyên tử.

Số proton trong nguyên tử của 1 nguyên tố đúng bằng số điện tích hạt nhân của nguyên tố đó, và được chọn làm cơ sở để xây dựng bảng tuần hoàn.

Proton và neutron được gọi là nucleon. Đồng vị phổ biến nhất của nguyên tử hydro là 1 proton riêng lẻ (không có neutron nào). Hạt nhân của các nguyên tử khác nhau tạo thành từ số các proton và neutron khác nhau. Số proton trong hạt nhân xác định tính chất hóa học của nguyên tử và xác định nên nguyên tố hóa học.

Sự ổn định Proton

Proton là 1 loại hạt ổn định. Tuy nhiên chúng có thể biến đổi thành neutron thông qua quá trình bắt giữ electron. Quá trình này không xảy ra 1 cách tự nhiên mà cần có năng lượng.

p+ + e → n + ve

Quá trình này có thể đảo ngược: các neutron có thể chuyển thành proton qua phân rã bêta.

Theo lý thuyết thống nhất lớn, phân rã proton phải xảy ra, tuy nhiên đến nay các thí nghiệm cho thấy thời gian sống của proton ít nhất là 1035 năm.

Trong hóa học Proton

Trong hóa họchóa sinh, proton được xem là ion hydro, ký hiệu là H+. 1 chất cho proton là axit và nhận proton là base.

Lịch sử Proton

Ernest Rutherford được xem là người đầu tiên khám phá ra proton. Năm 1918, Rutherford nhận thấy rằng khi các hạt alpha bắn vào hơi nitơ, máy đo sự nhấp nháy chỉ ra dấu hiệu của hạt nhân hydro. Rutherford tin rằng hạt nhân hydro này chỉ có thể đến từ nitơ, và vì vậy nitơ phải chứa hạt nhân hydro. Từ đó ông cho rằng hạt nhân hydro, có số nguyên tử 1, là 1 hạt sơ cấp.

Trước Rutherford, Eugen Goldstein đã quan sát tia a nốt, tia được tạo thành từ các ion mang điện dương. Sau khi Joseph John Thomson khám phá ra electron, Goldstein cho rằng vì nguyên tử trung hòa về điện nên phải cố hạt mang điện dương trong nguyên tử và đã cố tìm ra nó. Ông đã dùng canal ray để quan sát những dòng hạt chuyển dời ngược chiều với dòng electron trong ống tia âm cực. Sau khi electron được loại ra khỏi ống tia âm cực, những hạt này được nhận thấy là mang điện dương và di chuyển về cực âm.

Phản Proton

Phản hạt của proton được gọi là phản proton. Phản Proton là hạt có khối lượng bằng khối lượng proton nhưng mang điện tích âm. Những hạt này được phát hiện vào năm 1955 bởi Emilio Gino SegrèOwen Chamberlain và họ đã nhận giải Nobel vật lý năm 1959 nhờ công trình này.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Sự ổn định ProtonTrong hóa học ProtonLịch sử ProtonPhản ProtonProtonCoulomb (đơn vị)Danh sách hạt cơ bảnHạt hạ nguyên tửHạt nhân nguyên tửNeutronQuarkQuark lênQuark xuốngTiếng Hy LạpTiếng Việt

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Mưa sao băngAnhThiago SilvaChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Liverpool F.C.Trần Sỹ ThanhEntropyNgày Trái ĐấtBến TreQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamInter MilanQuần đảo Hoàng SaHồ Chí MinhNữ hoàng nước mắtElon MuskMưa đáHồ Hoàn KiếmVăn Miếu – Quốc Tử GiámBà Rịa – Vũng TàuĐại học Quốc gia Hà NộiLý Chiêu HoàngNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamHiệu ứng nhà kínhEthanolĐêm đầy saoChiếc thuyền ngoài xaQuảng NinhNgười ViệtNinh ThuậnDanh sách biện pháp tu từPhởTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhUzbekistanGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcVụ án NayoungVăn họcCông an nhân dân Việt NamCầu vồngRonaldo (cầu thủ bóng đá Brasil)José MourinhoHứa Quang HánTrần Nhân TôngHoàng Phủ Ngọc TườngChợ Bến ThànhVụ phát tán video Vàng AnhHoaChủ nghĩa cộng sảnHoàng Anh Tuấn (huấn luyện viên bóng đá)Chiến dịch Điện Biên PhủGia LaiCác dân tộc tại Việt NamHọ người Việt NamTrương Mỹ HoaÔ nhiễm không khíCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênENguyễn Văn ThiệuNorthrop Grumman B-2 SpiritMặt TrăngPhanxicô Xaviê Trương Bửu DiệpTia hồng ngoạiChế Lan ViênSaigon PhantomYouTubeNguyên tố hóa họcChâu ÁKiên GiangNgày Thống nhấtPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Đại tướng Quân đội nhân dân Việt NamMèoMắt biếc (tiểu thuyết)Tố HữuTôn Đức ThắngPhan Bội Châu🡆 More