Phạm Liêm: Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam

Phạm Liêm (15 tháng 12 năm 1928 – 22 tháng 2 năm 2022) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không (nay là Quân chủng Phòng không – Không quân).

Phạm Liêm
Phạm Liêm: Cuộc đời, Khen thưởng, Lịch sử thụ phong quân hàm
Chức vụ
Chủ nhiệm chính trị
Quân chủng Phòng không
Nhiệm kỳ1980 – 1983
Tư lệnhHoàng Văn Khánh
Thông tin chung
Quốc tịchPhạm Liêm: Cuộc đời, Khen thưởng, Lịch sử thụ phong quân hàm Việt Nam
Sinh(1928-12-15)15 tháng 12, 1928
An Đồng, Quỳnh Phụ, Thái Bình
Mất22 tháng 2, 2022(2022-02-22) (93 tuổi)
Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Vợ
Nguyễn Thị Ngọt (cưới 1946)
Binh nghiệp
Phục vụPhạm Liêm: Cuộc đời, Khen thưởng, Lịch sử thụ phong quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1950 – 1990
Cấp bậc
Đơn vịQuân chủng Phòng không – Không quân
Khen thưởng Phạm LiêmHuân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Ba
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Ba
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng

Cuộc đời Phạm Liêm

Phạm Liêm, bí danh Duy Thanh, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1928 tại thôn Vũ Xá, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia cách mạng Việt Nam từ năm 1945 với vai trò Bí thư Thanh niên cứu quốc xã Hưng Nhượng (nay là xã An Đồng), huyện Phụ Dực (nay là huyện Quỳnh Phụ), tỉnh Thái Bình. Sau khi Cách mạng Tháng Tám kết thúc, ông trở thành trưởng Ban bình dân học vụ, Bí thư Thanh niên cứu quốc xã An Đồng. Đến tháng 4 năm 1946, ông đảm nhiệm Ủy viên thanh niên, Trưởng ban thiếu nhi huyện Phù Dực. Từ tháng 3 năm 1948 đến tháng 1 năm 1950, ông lần lượt được bổ nhiệm làm Phó bí thư rồi Bí thư Thanh niên cứu quốc huyện Phụ Dực.

Tháng 2 năm 1950, ông chính thức nhập ngũ và trở thành Chính trị viên phó huyện đội Phụ Dực cho đến đầu năm 1952. Sau 2 năm, ông được chọn làm Đại đội trưởng Đại đội 277, bộ đội địa phương tỉnh Thái Bình. Sau một thời gian giữ quyền Tiểu đòan phó Tiểu đoàn 62 bộ đội địa phương, ông chuyển lên làm Trợ lý Phòng Cán bộ Quân khu Tả Ngạn vào tháng 2 năm 1957. Tháng 11 năm 1960, ông bắt đầu theo học Trung cao Chính trị trong 3 năm. Sau khi kết thúc khóa học, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Pháo phòng không 230, 250 rồi Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 250.

Từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 5 năm 1968, Phạm Liêm lần lượt đảm nhiệm Phó chính ủy Trung đoàn Pháo phòng không 250 và Chính ủy Trung đoàn Pháo phòng không 224. Sau đó, ông tham gia Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh với vai trò Chính ủy Trung đoàn Pháo phòng không 241 thuộc Sư đoàn Phòng không 367. Sau khi chiến dịch kết thúc, ông được bổ nhiệm làm phó phòng rồi trưởng phòng Cán bộ của Cục Chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân.

Năm 1975, ông đã tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh với vai trò Phó chính ủy Sư đoàn 367. Tháng 4 năm 1976, từ vị trí Chính ủy Sư đoàn 367, Phạm Liêm được bổ nhiệm làm Phó chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân. Đến năm 1977, Quân chủng Phòng không – Không quân được tách làm 2 bộ phận là Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân, ông tiếp tục đảm nhiệm vai trò Phó chủ nghiệm Chính trị cho Quân chủng Phòng không cho đến tháng 7 năm 1979. Sau 1 năm được cử đi học tại Học viện Quân sự cao cấp, Phạm Liêm được thăng làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không.

Tháng 10 năm 1983, ông trở thành Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Quân chủng Phòng không và đảm nhiệm chức vụ này đến tháng 6 năm 1986. Sau đó, ông quay lại làm Phó chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không 4 năm trước khi về hưu vào tháng 7 năm 1990. Ngày 22 tháng 2 năm 2022, ông qua đời tại nhà riêng ở Hà Nội, thọ 94 tuổi.

Khen thưởng Phạm Liêm

Lịch sử thụ phong quân hàm Phạm Liêm

Năm thụ phong 1985
Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng

Đời tư Phạm Liêm

Vợ thiếu tướng Phạm Liêm là bà Nguyễn Thị Ngọt, người cùng xã An Đồng. Cả hai kết hôn vào năm 1946 và có với nhau 2 người con.

Tham khảo

Tags:

Cuộc đời Phạm LiêmKhen thưởng Phạm LiêmLịch sử thụ phong quân hàm Phạm LiêmĐời tư Phạm LiêmPhạm Liêm15 tháng 121928202222 tháng 2Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamQuân đội nhân dân Việt NamThiếu tướng

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Lisa (rapper)Chiến tranh Đông DươngGia LaiPhan Đình GiótCao KhoaHán Vũ ĐếNapoléon BonaparteNgười Hoa (Việt Nam)Nhà NgôVincent van GoghChuyến bay 370 của Malaysia AirlinesChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an (Việt Nam)BermudaSingaporeChiến tranh LạnhTam quốc diễn nghĩaTây NguyênNguyễn Ngọc LâmChùa Một CộtLý Thường KiệtTây Ban NhaKung Fu PandaChủ nghĩa tư bảnNgười ChămBài Tiến lênLiên XôHoàng Phủ Ngọc TườngDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPTrái ĐấtDiều hoa Miến ĐiệnVòng loại Cúp bóng đá châu Á 2027Park Hang-seoVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcSelena GomezKhu rừng đen tốiTạp chí Cộng sảnQuảng NamGiải vô địch bóng đá ASEANNguyễn Ngọc TưMai (phim)Châu Nam CựcSimone InzaghiCua lại vợ bầuDanh sách tỷ phú thế giớiKinh tế Nhật BảnLễ Phục SinhTrần Nhân TôngNgaBùi Quang Huy (chính khách)Nguyễn Tấn DũngIsraelMạch nối tiếp và song songIndonesiaNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Thành nhà HồNguyễn Nhật ÁnhTranh Đông HồHoa hồngNguyễn Phú TrọngLịch sử Việt NamNguyễn Đình ChiểuQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpNhà NguyễnHoa KỳDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangKhởi nghĩa Hai Bà TrưngPhan Văn MãiFrieren – Pháp sư tiễn tángĐội tuyển bóng đá quốc gia Thái LanPhong trào Cần VươngDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủChữ NômQuần thể danh thắng Tràng AnNguyễn Anh Tuấn (chính khách)Việt MinhBảy kỳ quan thế giới mớiPhùng HưngAi đã đặt tên cho dòng sông?🡆 More