Tiếng Ôn Châu

Tiếng Ôn Châu (Tiếng Trung: 温州话; phồn thể: 溫州話; Hán-Việt: Ôn Châu thoại; pinyin: wēnzhōuhuà), còn gọi là tiếng Âu Giang (Tiếng Trung: 瓯江话; phồn thể: 甌江話; Hán-Việt: Âu Giang thoại; pinyin: ōujiānghuà), Đông Âu Phiến (Tiếng Trung: 东瓯片; phồn thể: 東甌片; pinyin: dōngōupiàn) hay tiếng Âu (Tiếng Trung: 瓯语; phồn thể: 甌語; Hán-Việt: Âu ngữ; pinyin: ōuyǔ), là một dạng tiếng Trung Quốc nói ở thành phố Ôn Châu, địa cấp thị miền nam Chiết Giang, Trung Quốc.

Đây là dạng tiếng Ngô khác biệt nhất, nổi danh vì sự phức tạp và khó hiểu. Người chỉ nói tiếng Ôn Châu khó có thể hiểu được người nói các dạng tiếng Ngô và các dạng tiếng Hán khác. Nó có một số đặc điểm tương đồng với tiếng Mân, nói ở miền nam, tại Phúc Kiến. Có khi, Âu Giang thoại được dùng để chỉ toàn cụm phương ngôn, còn Ôn Châu thoại chỉ riêng một tiểu phương ngữ nói ở Ôn Châu (Ôn Châu đích thực).

Tiếng Ôn Châu
Tiếng Âu Giang
溫州話 / 温州话
Iu1 ciou1 hhuo2
Sử dụng tạiÔn Châu, Chiết Giang, Trung Quốc
Khu vựcĐông Nam Trung Quốc, với các cộng đồng người nhập cư ở Thành phố New York; Paris; MilanPrato
Tổng số người nói4,2 triệu (1987)
Dân tộcNgười Ôn Châu (Hán)
Phân loại Tiếng Ôn ChâuHán-Tạng
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3Không
Glottologouji1238
Linguasphere79-AAA-dh (incl.
79-AAA-dhd Wenzhou)
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Do lịch sử lâu dài cộng với phần nào sự cô lập, tiếng Ôn Châu có hệ thống âm vị tương đối khác biệt, và có khi được coi là phương ngữ khó thông hiểu nhất đối với một người nói Quan thoại. Nó lưu giữ một lượng lớn từ vựng từ Văn ngôn và có những đặc điểm ngữ pháp khác biệt hẳn với Quan thoại.

Tiếng Ôn Châu là một trong năm dạng tiếng Trung ngoài Quan thoại tiêu chuẩn mà Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc dùng để phát thanh, cùng với tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu và tiếng Khách Gia.

Phân loại Tiếng Ôn Châu

Tiếng Ôn Châu được chia ra làm nhiều tiểu phương ngữ. Khi người ta nhắc đến "Ôn Châu thoại tiêu chuẩn", họ muốn nói đến dạng tiếng Ôn Châu nói bởi hơn 1 triệu người sống ở Lộc Thành (tức quận đô thị của địa cấp thị Ôn Châu). Hơn 5 triệu người nữa sống ở vùng khá giả của Lộc Thành, Long Loan, Thuỵ An, Nhạc Thanh, Âu Hải, nói các phương ngữ Âu Giang dễ thông hiểu lẫn nhau. Người nói tiếng Ngô ở Thai Châu, giáp ranh Ôn Châu, thường không thông hiểu Âu Giang thoại.

Phân bố địa lý Tiếng Ôn Châu

Tiếng Ôn Châu chủ yếu được nói ở địa cấp thị Ôn Châu và vùng lân cận. Nó cũng có mặt rải rác tại Phúc Kiến. Ở hải ngoại, nó được nói tại khu phố Tàu Flushing và phố người Hoa Brooklyn trong thành phố New York, Hoa Kỳ. Tiếng Ôn Châu cũng hiện diện trong một số cộng đồng Hoa kiều châu Âu, nhất là ở Ý, Pháp, Tây Ban Nha. So với Quan thoại, tiếng Ôn Châu được dùng rộng rãi hơn ở Ý, nơi cư ngụ của một nửa Hoa kiều gốc Ôn Châu tại châu Âu.

Phương ngữ/Tiểu phương ngữ

Âu Giang (Đông Âu) 甌江 (東甌)

Điểm khác biệt lớn nhất giữa các phương ngôn Âu Giang thoại miền đông (như Văn Thành thoại) và Ôn Châu thoại là ở thanh điệu (Văn Thành thoại không có thanh giáng) và sự lưu giữ âm /f/ trước /o/:

晓得
Ôn Châu thoại hoŋ ɕadei
Văn Thành thoại foŋ ɕɔdei

Âm vị học Tiếng Ôn Châu

Phụ âm

Phụ âm Ôn Châu thoại
  Môi Môi-răng Chân răng Chân răng-vòm Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m   n ȵ   ŋ  
Tắc hữu thanh b   d     ɡ  
vô thanh p   t     k  
bật hơi        
Xát hữu thanh   v z       ɦ
vô thanh   f s ɕ     h
Tắc xát hữu thanh     dz      
vô thanh     ts      
bật hơi     tsʰ tɕʰ      
Tiếp cận         j    
Tiếp cận cạnh lưỡi     l        
  • Phụ âm cuối duy nhất là /ŋ/, như trong /aŋ eŋ oŋ/

Nguyên âm

Ôn Châu thoại có [a ɛ e i ø y ɜ ɨ o u]. Nguyên âm đôi: [ai au ei øy ɤu/ou iɛ uɔ/yɔ]. Nó là phụ âm âm tiết hoá [ŋ̩].

Nguồn tham khảo Tiếng Ôn Châu

  • Qian Nairong (1992). Dāngdài Wúyǔ yánjiū. (Contemporary Wu linguistics studies). Shànghǎi: shànghǎi jiāoyù chūbǎnshè. (錢乃榮. 1992. 當代吳語研究. 上海敎育出版社) ISBN 7-5320-2355-9

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Pháp Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Ý Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Trung Quốc

Tags:

Phân loại Tiếng Ôn ChâuPhân bố địa lý Tiếng Ôn ChâuPhương ngữTiểu phương ngữ Tiếng Ôn ChâuÂm vị học Tiếng Ôn ChâuNguồn tham khảo Tiếng Ôn ChâuTiếng Ôn ChâuBính âm Hán ngữChiết GiangChữ Hán giản thểChữ Hán phồn thểPhiên âm Hán-ViệtPhúc KiếnTiếng MânTiếng Trung QuốcÔn Châu

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

VitinhaLý Chiêu HoàngLuật bàn thắng sân kháchChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Nguyễn Văn LongBà Rịa – Vũng TàuXuân DiệuDân số thế giớiVạn Lý Trường ThànhTrầm cảmVõ Nguyên HoàngThiếu nữ bên hoa huệThành nhà HồĐỗ MườiBDSMBộ Quốc phòng (Việt Nam)Tài nguyên thiên nhiênHệ Mặt TrờiTF EntertainmentBình DươngMạch nối tiếp và song songNgười ChămLương CườngĐồng (đơn vị tiền tệ)Hàn Mặc TửTrần Nhân TôngChiến tranh Việt NamHùng Vương thứ IBác sĩ xứ lạBoeing B-52 StratofortressCông ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamVụ lật phà SewolFakerKim ĐồngNgũ hànhNacho FernándezTrí tuệ nhân tạoBộ đội Biên phòng Việt NamAdolf HitlerTrần Quốc VượngVương Đình HuệTrần Hưng ĐạoLê Trọng TấnNhật ký trong tùNam quốc sơn hàVõ Văn KiệtQuan Văn ChuẩnHai Bà TrưngNam ĐịnhQuần đảo Cát BàLương Thế VinhLưu Quang VũĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCCôn ĐảoTrường ChinhChuột lang nướcBorussia DortmundTài xỉuThe SympathizerMông CổCàn LongNguyễn Chí VịnhMặt TrờiQuân khu 1, Quân đội nhân dân Việt NamNgườiThạch LamVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandLê Thánh TôngTô LâmVăn Miếu – Quốc Tử GiámThần NôngTrương Mỹ LanQuảng TrịĐồng NaiKim Bình Mai (phim 2008)🡆 More