Toàn Lục Địa

Pangaea (từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là toàn bộ đất đai) hay Toàn Lục Địa, là siêu lục địa đã từng tồn tại trong đại Trung Sinh (Mesozoic) thuộc liên đại Hiển Sinh, trước khi quá trình trôi dạt lục địa tách nó ra thành các lục địa.

Tên gọi này được Alfred Wegener đặt năm 1915. Khi các lục địa lần đầu tiên tạo ra Pangaea khoảng 300 triệu năm trước, các dãy núi đã bắt đầu hình thành, và một số dãy núi vẫn còn tồn tại đến ngày nay, chẳng hạn như các dãy núi Appalaches, Atlas, và Ural. Phần đại dương bao quanh Pangaea có tên gọi là Panthalassa. Pangaea vỡ ra khoảng 200 triệu năm trước.

Toàn Lục Địa
Thời điểm hóa thạch: Than đá Muộn - Jura Sớm, 300–175 triệu năm trước đây
Toàn Lục Địa
Bản đồ Pangaea Với viền các lục địa hiện đại
Phân loại khoa học

Pangaea là vùng đất có dạng hình chữ C, trải rộng ngang qua đường xích đạo. Phần chứa nước trong lòng chữ "C" có tên gọi là biển Tethys. Vì Pangaea rất rộng lớn, nên khí hậu sâu trong đất liền rất là khô vì thiếu mưa. Do là một lục địa rộng lớn nên các loài động vật trên đất liền tự do di cư theo mọi hướng từ cực Nam tới cực Bắc và ngược lại.

Lớp phủ phía dưới lòng Pangaea vẫn còn rất nóng và có xu hướng trồi lên trên. Do kết quả của sự kiện này, châu Phi đã cao hơn các lục địa khác vài chục mét.

Toàn Lục Địa
Sự trôi dạt của các lục địa

Pangaea có lẽ không phải là "siêu lục địa" đầu tiên. Người ta tin rằng Pannotia đã được hình thành trước đó, vào khoảng 600 triệu năm trước và phân chia ra khoảng 550 triệu năm trước. Ngoài ra, Rodinia đã được hình thành khoảng 1.1 tỉ năm trước và tách ra vào khoảng 750 triệu năm trước.

Trong kỷ Jura, Pangaea tách ra thành hai phần: phần phía nam là Gondwana và phần phía bắc là Laurasia.

Gondwana khi đó bao gồm châu Nam Mỹ, châu Phi, châu Nam Cực, Úc, Tân Guinea, New Zealand, Ấn Độ, Madagasca và tiểu lục địa Ả Rập ngày nay còn Laurasia bao gồm châu Âu, châu Á (trừ Ấn Độ và tiểu lục địa Ả Rập) và châu Bắc Mỹ ngày nay.

Xem thêm

Ghi chú

Liên kết ngoài

Thời kỳ Tiền Cambri  
Liên đại Hỏa thành Liên đại Thái cổ Liên đại Nguyên sinh Liên đại Hiển sinh
Liên đại Hiển sinh
Đại Cổ sinh Đại Trung sinh Đại Tân sinh
đại Trung sinh
kỷ Trias kỷ Jura Kỷ Phấn Trắng

Tags:

1915Alfred WegenerDãy núi AppalachesDãy núi AtlasDãy núi UralLiên đại Hiển sinhLục địaPanthalassaTiếng Hy LạpĐại Trung sinh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phan Châu TrinhNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcBà Rịa – Vũng TàuBiển xe cơ giới Việt NamAVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026 – Khu vực châu ÁDanh sách quốc gia theo dân sốĐịa lý Việt NamHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamTuần ThánhVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcĐèn măng-sôngSở Kiều truyện (phim)Thừa Thiên HuếThủy triềuKinh tế Hoa KỳHồn Trương Ba, da hàng thịtLý Chiêu HoàngTứ diệu đếNguyễn Phú TrọngĐinh Tiến DũngGiải bóng rổ Nhà nghề MỹToán họcMao Trạch ĐôngLee Sang-yeobĐồng ThápLưu Quang VũTrần Quốc ToảnCông an cấp tỉnh (Việt Nam)Tế HanhManchester City F.C.Đô la MỹNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamRừng mưa AmazonĐế quốc AchaemenesBí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhNguyễn Văn TrỗiPiNguyễn Thị Thu Hà (Ninh Bình)Đới đứt gãy Sông HồngKhánh HòaBảy mối tội đầuHổHồng DiễmGiê-suHương TràmMèoVụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và NagasakiENIACInternetPhật giáo Hòa HảoArsenal F.C.Nguyễn Xuân Phúc từ chức Chủ tịch nướcLong AnVũ trụPhó Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam)Nam CaoBộ bài TâyVòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2026Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamFrieren – Pháp sư tiễn tángKung Fu PandaCôn ĐảoVĩnh LongĐại ViệtNinh BìnhTrần PhúAmphetamineLiên minh châu ÂuĐiên thì có saoChiến tranh thế giới thứ haiSúng trường tự động KalashnikovKinh tế Nhật BảnMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamTập Cận BìnhChâu ÂuQuy luật lượng - chất🡆 More