Omid

Omid (tiếng Ba Tư: امید‎, nghĩa là Hy vọng) là vệ tinh đầu tiên do Iran chế tạo.

Vào thứ Ba, ngày 3 tháng 2 năm 2009, Iran thông báo đã thành công trong việc đưa vệ tinh Omid vào quỹ đạo. Đây là một bước đáng kể trong một chương trình không gian đầy tham vọng đã gây lo ngại cho nhiều nhà quan sát quốc tế. Sự kiện này đã gây bất an cho Israel và các quốc gia phương Tây kể cả Hoa Kỳ. Vệ tinh được Iran chế tạo trong nước. Theo lệnh của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, vệ tinh được phóng lên quỹ đạo đêm Thứ Hai ngày 2 tháng 2 năm 2009. Đài truyền hình của chính phủ Iran đã cho chiếu đoạn phim phóng hỏa tiễn vào ban đêm tại một địa điểm không được tiết lộ ở Iran.

Omid
Omid
Omid được phóng đi từ tỉnh Semnan của Iran
Tổ chứcCơ quan Vũ trụ Iran
Kiểu nhiệm vụViễn thông
Ngày phóngngày 2 tháng 2 năm 2009
Tên lửa đẩySafir
NSSDC ID2009-004A

Tham vọng Omid

Từ lâu Iran đã nhắm tới việc phát triển một chương trình không gian, gây bất an cho một số các nhà lãnh đạo thế giới vốn đã lo ngại về các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Iran. Một trong những lo ngại gắn liền với chương trình không gian đang manh nha của Iran là kỹ thuật được sử dụng để đặt các vệ tinh vào không gian cũng có thể được sử dụng để chở các đầu đạn.

Phản ứng Omid

Một viên chức quốc phòng cao cấp của Hoa Kỳ ở Washington DC nói quân đội Hoa Kỳ đã phát hiện vụ phóng một hỏa tiễn vào không gian. Nhưng không có lời xác nhận liệu hỏa tiễn có mang một vệ tinh hay không.

Tại Jerusalem, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Israel, ông Zvi Kaplan, nói các báo cáo sơ bộ cho thấy rằng một vệ tinh đã được phóng đi. "Từ những gì mà tôi đã tìm hiểu, đó là sự thật", ông nói. "Chúng tôi không ngạc nhiên bởi vì vào thời đại thông tin và kỹ thuật ngày nay, và với các khoa học gia Iran học hành tại ngoại quốc, họ có thể thu được kiến thức để làm điều đó."

Quỹ đạo Omid

Thông báo về vụ phóng vệ tinh Omid diễn ra giữa những buổi lễ đánh dấu lần thứ 30 cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 đã lật đổ quốc vương được Hoa Kỳ ủng hộ và đưa các giáo sĩ có chủ trương cứng rắn lên cầm quyền.

Vào Thứ Ba ngày 3 tháng 2 năm 2009, ông Ahmadinejad nói vệ tinh, có các khả năng viễn thông, đã đạt tới quỹ đạo của nó và đã liên lạc với các trạm trên mặt đất, mặc dù tất cả các chức năng của nó chưa bắt đầu hoạt động. Vệ tinh sẽ bay quanh Trái Đất ở cao độ từ 248 đến 400 km. Vệ tinh được thiết kế để bay quanh Trái Đất 15 lần trong thời gian 24 giờ và gửi các báo cáo tới trung tâm vũ trụ Iran. Nó có hai dải tần số và tám ăng ten để truyền các dữ liệu.

Ông Ahmadinejad nói Iran đã đạt tới khả năng phóng vệ tinh vào quỹ đạo và bây giờ sẽ tìm cách gia tăng khả năng của các hỏa tiễn mang vệ tinh để có thể chở nặng hơn.

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Tham vọng OmidPhản ứng OmidQuỹ đạo OmidOmid2009Hoa KỳIranIsraelMahmud AhmadinezhadPhương TâyTiếng Ba TưTổng thống IranVệ tinh

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Trần Cẩm TúNgườiAcid aceticVladimir Vladimirovich PutinNapoléon BonaparteDanh sách ngân hàng tại Việt NamB-52 trong Chiến tranh Việt NamTrái ĐấtDân số thế giớiLiên Hợp QuốcDanh sách Chủ tịch nước Việt NamTriệu Lệ DĩnhLý Thường KiệtTập đoàn VingroupHai Bà TrưngNguyễn Huy ThiệpEADS CASA C-295Thuốc thử TollensDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtVạn Lý Trường ThànhChiến tranh Đông DươngNguyễn DuCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Vũ Thanh ChươngHôn lễ của emBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTikTokĐộng đấtThích Nhất HạnhLê Quý ĐônLionel MessiTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCSơn Tùng M-TPDanh sách Tổng thống Hoa KỳNhật thựcCuộc tấn công Mumbai 2008Nhà ĐườngNguyễn Trọng NghĩaKazakhstanQuần thể di tích Cố đô HuếNguyễn Văn LongMưa sao băngCúp bóng đá châu Á 2023Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhChiến tranh thế giới thứ haiMã MorseNhà TốngĐồng ThápMười hai vị thần trên đỉnh OlympusNguyệt thựcCúp bóng đá châu ÁDanh sách di sản thế giới tại Việt NamReal Madrid CFQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách quốc gia theo diện tíchWashington, D.C.Trần Đại NghĩaNguyễn Thúc Thùy TiênĐài Á Châu Tự DoVụ án NayoungT1 (thể thao điện tử)NepalBến TreDanh sách quốc gia theo GDP (danh nghĩa)Lịch sửTrần Hưng ĐạoBorussia DortmundBóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 2024 – Vòng loại NamMôi trườngHuy CậnQuần đảo Cát BàMỹ TâmThượng HảiĐà LạtGoogle DịchMinh MạngMassage kích dụcCandiru🡆 More