Nụy Khấu

Nụy khấu, Uy khấu hay Oa khấu (Chữ Hán phồn thể: 倭寇; tiếng Trung Quốc: wōkòu; tiếng Nhật: わこう wakō; tiếng Triều Tiên: 왜구 waegu), nghĩa đen là giặc lùn, là từ dùng để chỉ cướp biển với nhiều nguồn gốc xuất xứ, đánh phá cướp bóc vùng bờ biển Trung Quốc và Triều Tiên từ thế kỷ thứ 13 trở đi.

Ban đầu, Uy khấu gồm chủ yếu binh lính, ronin, thương nhân và những kẻ buôn lậu từ Nhật Bản; tuy nhiên trong những thế kỷ kế tiếp, phần lớn số cướp biển xuất xứ từ Trung Quốc.

Nụy Khấu
Hải tặc Nhật Bản đánh phá vào thế kỷ 16
Nụy khấu
Tên tiếng Trung
Tiếng Trung倭寇
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul
왜구
Tên tiếng Nhật
Kanaわこう

Giai đoạn đầu Uy khấu bắt đầu hoạt động từ thế kỷ 13 và mở rộng tới nửa giữa thế kỷ 14. Cướp biển từ Nhật Bản tập trung đánh cướp bán đảo Triều Tiên, trải rộng từ Hoàng Hải tới Trung Quốc. Nhà Minh thiết lập chính sách ngăn cấm tư thương với Nhật Bản, trong khi vẫn cho phép buôn bán chính thức theo con đường nhà nước, gọi là Hải cấm. Triều đình nhà Minh tin rằng, hạn chế thương mại phi nhà nước sẽ dần đẩy lui nạn Uy khấu. Tuy nhiên chính sách này hóa ra lại buộc nhiều thương gia Trung Hoa lén buôn bán phi pháp với Nhật Bản, để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Việc này dẫn đến sự hình thành giai đoạn hai của Uy khấu, khi hải tặc Nhật Bản đồng lõa với hải tặc Trung Hoa và bành trướng lực lượng. Trong thời kỳ này, lực lượng và giới lãnh đạo Uy khấu thay đổi rõ rệt, với thành phần Trung Quốc tăng lên rất nhiều. Tại thời kỳ đỉnh điểm vào thập niên 1550, Uy khấu hoạt động dọc suốt vùng biển Đông Á, thậm chí còn ngược sông lớn lên lục địa như tại sông Dương Tử.

Tên gọi Uy khấu (Wokou) gồm "Uy" wō - (倭) chỉ người Nhật, và "kòu" (khấu - ), nghĩa là giặc cướp, thảo khấu. Từ 倭 (có các âm đọc là uy, oa, nụy có nghĩa là "lùn", nhưng cũng là từ mà giới chức Trung Hoa dùng để gọi Nhật Bản cho tới thế kỷ thứ 8 (倭國, Uy quốc/Oa quốc/Nụy quốc) và nguyên ủy của điều đó do người Nhật dùng chữ 倭 để chỉ bộ tộc Yamato theo cách đọc kun'yomi. Từ Uy khấu xuất hiện trong sách vở chính thức lần đầu tiên bắt nguồn từ Triều Tiên trong tấm bia đá Quảng Khai Thổ dựng năm 414.

Thời hiện đại, từ Uy khấu (giặc lùn) được dùng ở Trung Quốc và Triều Tiên như một từ ngữ để miệt thị lực lượng xâm lăng Nhật Bản.

Thành phần

Theo cuốn Triều Tiên vương triều thực lục, Oa khấu được đặt dưới sự chỉ huy của các lãnh chúa vừa và nhỏ ven biển Nhật Bản gồm nông dân và ngư dân. Số thuyền của Oa khấu vào khoảng 20 đến 400 chiếc. Sự không ổn định của tình hình chính trị Nhật Bản lúc đó (xem Chiến Quốc thời đại) là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành của lực lượng này.

Chú thích

Tham khảo

Nguồn chính:

  • Zheng Ruohui, Zhouhai Tubian (籌海図編)
  • Hŭi-gyŏng Song, Shōsuke Murai Rōshōdō Nihon kōroku: Chōsen shisetsu no mita chūsei Nihon (老松堂日本行錄: 朝鮮使節の見た中世日本) Iwanami Shoten, Tōkyō, 1987. ISBN 9784003345412

Nguồn phụ:

  • So, Kwan-wai. Japanese Piracy in Ming China During the sixteenth Century. Michigan State University Press, East Lansing, 1975. ISBN 0870131796
  • Boxer, C.R. "Piracy in the South China Sea" Lưu trữ 2007-09-26 tại Wayback Machine, History Today, XXX, 12 (December), p. 40-44.
  • Stephen Turnbull "Samurai: The World of the Warrior" Osprey Publishing, Oxford, 2003, p. 155-157. ISBN 1841767409
  • Boxer, Charles Ralph; Pereira, Galeote; Cruz, Gaspar da; Rada, Martín de (1953), South China in the sixteenth century: being the narratives of Galeote Pereira, Fr. Gaspar da Cruz, O.P. [and] Fr. Martín de Rada, O.E.S.A. (1550-1575), Issue 106 of Works issued by the Hakluyt Society, Printed for the Hakluyt Society (Includes an English translation of Galeote Pereira's report and Gaspar da Cruz' book, with C.R. Boxer's comments)

Tags:

Chữ Hán phồn thểCướp biểnNhật BảnRōninTiếng NhậtTiếng Triều TiênTriều TiênTrung Quốcwikt:倭wikt:寇

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Hệ Mặt TrờiCho tôi xin một vé đi tuổi thơGia LongTập Cận BìnhChiến tranh thế giới thứ nhấtBộ đội Biên phòng Việt NamCông an nhân dân Việt NamJosé MourinhoTrần Quốc TỏĐịa đạo Củ ChiĐặng Thùy TrâmMassage kích dụcCàn LongLưới thức ănCách mạng Công nghiệp lần thứ tưGoogleĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhVườn quốc gia Cúc PhươngNam CaoDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiDubaiNguyễn Đình ThiGoogle DịchHai Bà TrưngCúp bóng đá U-23 châu Á 2022ĐứcTổng cục Tình báo, Quân đội nhân dân Việt NamNhư Ý truyệnVườn quốc gia Cát TiênNguyễn Quang SángTrần Thanh MẫnNgân HàĐào, phở và pianoKéo coLịch sử Trung QuốcVinamilkVụ án Lê Văn LuyệnQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamMỹ TâmPhú QuốcTrường ChinhVõ Tắc ThiênDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhMa Kết (chiêm tinh)Chiến dịch Tây NguyênSố nguyên tốTrịnh Công SơnKinh thành HuếHà TĩnhPhạm Văn ĐồngSécMinecraftSuni Hạ LinhLịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí MinhBến TreCố đô HuếĐặng Lê Nguyên VũMắt biếc (tiểu thuyết)Truyện KiềuLê Khánh HảiHải DươngQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamBánh mì Việt NamPhápTrương Gia BìnhChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaBiểu tình Thái Bình 1997Bà Rịa – Vũng TàuTrần Quốc ToảnDế Mèn phiêu lưu kýÔ nhiễm không khíAC MilanChú đại biCục An ninh đối ngoại (Việt Nam)Hiệu ứng nhà kínhPhan Đình GiótĐêm đầy sao🡆 More