Niacin

Niacin hay niaxin (còn được gọi là vitamin B3, axit nicotinic hay vitamin PP) là một hợp chất hữu cơ có công thức C6H5NO2 và là một trong 40 đến 80 chất dinh dưỡng thiết yếu của con người, tùy thuộc vào định nghĩa được sử dụng.

Niacin
Mô hình 3d của Vitamin B3 (Niacin)
Niacin
Danh pháp IUPACAxit pyridin-3-carboxylic
Tên hệ thốngAxit pyridin-3-carboxylic
Tên khácBionic
Vitamin B3
Nhận dạng
Số CAS59-67-6
PubChem938
Số EINECS200-441-0
DrugBankDB00627
KEGGD00049
MeSHNiacin
ChEBI15940
ChEMBL573
Số RTECSQT0525000
Mã ATCC04AC01,C10AD02 (WHO)
Ảnh Jmol-3Dảnh
ảnh 2
SMILES
InChI
Tham chiếu Beilstein109591
Tham chiếu Gmelin3340
3DMetB00073
UNII2679MF687A
Thuộc tính
Công thức phân tửC
6
H
5
NO
2
Khối lượng mol123,1094 g mol-1
Bề ngoàitinh thể trắng, trong suốt
Khối lượng riêng1,473 g cm-3
Điểm nóng chảy 237 °C; 510 K; 458 °F
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước18 g L-1
log P0,219
Độ axit (pKa)2,201
Độ bazơ (pKb)11,796
IsoelectricPt4,75
Chiết suất (nD)1,4936
Mômen lưỡng cực0,1271305813 D
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành ΔfHo298
-344,9 kJ mol-1
DeltaHc-2,73083 MJ mol-1
Dược lý học
Dược đồ điều trịTrong cơ, miệng
Bán thải20-45 phút
Các nguy hiểm
Phân loại của EUKích ứng Xi
NFPA 704

Niacin

1
1
0
 
Chỉ dẫn RR36/37/38
Chỉ dẫn SS26, S36
Điểm bắt lửa193 °C
Nhiệt độ tự cháy365 °C
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Niacin là một trong năm vitamin mà nếu thiếu trong chế độ ăn uống của con người sẽ gây ra bệnh điển hình: bệnh thiếu niacin (pellagra), bệnh thiếu vitamin C (scurvy), bệnh thiếu thiamin (beriberi), bệnh thiếu vitamin D (bệnh còi xương), bệnh thiếu vitamin A (bệnh mù ban đêm và các triệu chứng khác). Niacin đã được sử dụng trong hơn 50 năm để tăng mức độ HDL trong máu và đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch trong một số thử nghiệm có kiểm soát trên người.

Niacin là chất rắn hòa tan trong nước, không màu, là dẫn xuất của pyridin, với nhóm carboxyl (COOH) ở vị trí số 3. Các dạng vitamin B3 khác là dạng amid, nicotinamid ("niacinamid"), trong đó nhóm carboxyl được thay bằng nhóm carboxamid (CONH
2
), cũng như các amid phức tạp hơn và các dạng este. Cả axit nicotinic và nicotinamid đều được gọi chung là niacin hay vitamin B3, và bởi vì có hoạt tính sinh hóa tương tự nhau, axit nicotinic và nicotinamid thường được dùng thay thế nhau khi đề cập đến các hợp chất thuộc họ này.

Niacin không thể chuyển trực tiếp thành nicotinamid, nhưng cả hai hợp chất có thể được chuyển thành NAD và NADP in vivo. Mặc dù có hoạt tính vitamin như nhau nhưng nicotinamid lại không có tác dụng dược lý (tác động lên lipid) như niacin. Nicotinamid Niacin không làm giảm cholesterol hoặc gây bệnh flushing. Nicotinamid Niacine có thể gây độc cho gan ở liều vượt quá 3 g/ngày đối với người lớn. Niacin là tiền chất của NAD+/NADH và NADP+/NADPH, là những chất đóng vại trò thiết yếu trong việc chuyển hóa trong tế bào sống. Niacin tham gia vào việc cải biến DNA và sản sinh các hormon steroid trong tuyến thượng thận.

Nhu cầu Niacin

Một khuyến nghị sử dụng hàng ngày đối với niacin là 2–12 mg/ngày đối với trẻ em, 14 mg/ngày đối với phụ nữ, 16 mg/ngày đối với nam giới và 18 mg/ngày đối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Nói chung, tình trạng niacin trong cơ thể được kiểm tra thông qua nước tiểu được coi là đáng tin cậy hơn là kiểm tra trong huyết tương.

Sự thiếu hụt Niacin

Hiện nay, thiếu hụt niacin đôi khi xảy ra ở các nước đang phát triển và thường xuyên hơn trong điều kiện nghèo đói, suy dinh dưỡng và nghiện rượu mãn tính. Thiếu hụt niacin cũng có xu hướng xảy ra ở các vùng mà ngô là lương thực chính (ngô là loại ngũ cốc duy nhất có mức niacin tiêu hóa được ở mức thấp).

Thiếu hụt niacin ở mức nhẹ đã được chứng minh là sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, làm giảm khả năng chịu lạnh.

Sự thiếu hụt Niacin nghiêm trọng niacin trong chế độ ăn gây ra bệnh pellagra, với triệu chứng là viêm da, tiêu chảy, sút giảm trí nhớ, tăng sắc tố, dày da, viêm miệng và lưỡi, tiêu hóa rối loạn và sẽ tử vong nếu không được điều trị. Các triệu chứng tâm thần thường gặp khi thiếu niacin bao gồm khó chịu, kém tập trung, lo âu, mệt mỏi, bồn chồn, thờ ơ và trầm cảm.

Ảnh hưởng biến cải lipid Niacin

Niacin liên kết và kích thích thụ thể cặp protein G, GPR109A, là tác nhân gây ức chế phân hủy chất béo trong mô mỡ. Nicotinamid Niacin thì không liên kết với thụ thể nêu trên nên không ảnh hưởng đến mức lipid trong máu. Các lipid được giải phóng từ các mô mỡ thường được dùng để tạo nên các lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL) trong gan, là tiền chất của lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) hay cholesterol "xấu". Niacin ngăn cản sự phân hủy chất béo nen nó làm giảm mức axit béo tự do trong máu và do đó làm giảm tiết VLDL và cholesterol ở gan.

Niacin làm giảm mức VLDL do đó làm tăng mức lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) hay cholesterol "tốt" trong máu, nên đôi khi nó được chỉ định dùng cho người có HDL thấp và có nguy cơ cao bị đau tim.

Độc tính Niacin

Niacin 
Một người bị bệnh pellagra do thiếu vitamin B3 mãn tính trong chế độ ăn

Sử dụng niacin liều cao có thể làm tăng lượng đường trong máu, gây trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy ảnh hưởng thực tế lên lượng đường trong máu chỉ ở mức 5-10%. Các bệnh nhân tiểu đường tiếp tục sử dụng thuốc chống đái tháo đường có chứa niacin cho thấy lượng đường huyết thay đổi không lớn. Do vậy, niacin tiếp tục được khuyến cáo như là một loại thuốc để ngăn ngừa bệnh tim mạch ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Tăng acid uric máu là một tác dụng phụ của liều cao niacin và có thể làm trầm trọng thêm bệnh gút.

Niacin ở liều sử dụng để giảm mức cholesterol có liên quan đến các dị tật bẩm sinh ở động vật trong phòng thí nghiệm, và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bào thai.

Nicotinamid Niacin

Nicotinamid Niacin có thể được thu được từ chế độ ăn uống đó là hiện nay chủ yếu là NAD+ và NADP+. Chúng được thủy phân trong ruột và nicotinamid sinh ra được hấp thụ trực tiếp hoặc tiếp tục thủy phân thành axit nicotinic. Trong tự nhiên chỉ có một lượng nhỏ nicotinamid. Trong thực phẩm không chế biến, niacin chủ yếu có mặt ở dạng pyridine nucleotide NAD và NADP. Các chất này có thể bị thủy phân bởi các enzym trong quá trình chế biến thực phẩm. Quá trình đun sôi thực phẩm có thể giải phóng niacin dưới dạng nicotinamide (lên đến 55 mg/kg).

Inositol hexanicotinate Niacin

Sinh tổng hợp và hóa tổng hợp Niacin

Niacin 
Sinh tổng hợp

Gan có thể tổng hợp niacin từ tryptophan, cần đến 60 mg tryptophan để cps 1 mg niacin. Một số phản ứng liên quan trong việc chuyển đổi tryptophan thành NAD cần đến riboflavin, vitamin B6 và sắt.

Mỗi năm có vài triệu kilogam niacin được tổng hợp từ 3-methylpyridin.

Nguồn thực phẩm giàu Niacin

Niacin có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm cả gan, thịt gà, thịt bò, cá, ngũ cốc, đậu phộng và các loại đậu và cũng được tổng hợp từ tryptophan, một amino acid thiết yếu có trong hầu hết các dạng protein.

Các sản phẩm động vật:

Rau quả:

Các loại hạt, đậu đỗ

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Nhu cầu NiacinSự thiếu hụt NiacinẢnh hưởng biến cải lipid NiacinĐộc tính NiacinNicotinamid NiacinInositol hexanicotinate NiacinSinh tổng hợp và hóa tổng hợp NiacinNguồn thực phẩm giàu NiacinNiacinChất dinh dưỡng thiết yếuCông thức hóa họcHợp chất hữu cơ

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Mao Trạch ĐôngLong KhánhĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCHoàng thành Thăng LongNho giáoSinh sản vô tínhTô Vĩnh DiệnTrường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhẢ Rập Xê ÚtStephen HawkingIMessageCông Lý (diễn viên)Quân khu 4, Quân đội nhân dân Việt NamThibaut CourtoisKinh Dương VươngSteve JobsEthanolAi CậpLê Minh HưngLương CườngSóc TrăngGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Tỉnh thành Việt NamChâu Đại DươngNhật thựcPhan Văn GiangCần ThơCông an nhân dân Việt NamUEFA Champions LeagueTF EntertainmentPhạm Minh ChínhLê Đại HànhBùi Vĩ HàoTikTokTrần Quốc ToảnBế Văn ĐànPiDanh sách quốc gia xã hội chủ nghĩaOusmane DembéléDấu chấm phẩyNhà MinhĐài Á Châu Tự DoVăn Miếu – Quốc Tử GiámDương Văn MinhGái gọiKinh Dương vươngHoa hồngSongkranĐồng bằng sông Cửu LongMôi trườngHiệu ứng nhà kínhLưu BịChuyến bay 474 của Vietnam AirlinesBộ bài TâyChâu ÁQuảng BìnhAdolf HitlerViệt Nam thời tiền sửVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)Phan Châu TrinhMã QRĐông Nam ÁTôn Đức ThắngNguyễn Sinh HùngHạ LongAl Hilal SFCNguyễn Cao KỳCole PalmerQuách Ngọc NgoanTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Hoàng tử béNguyễn Ngọc ThắngChính phủ Việt NamTom và JerryBlackpinkHải DươngĐồng Tháp🡆 More