Nhà Lao Pleiku

Nhà tù Pleiku thuộc địa phận phường Hội Thương, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Nhà tù được biết đến là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ giai đoạn trước 1975, với nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại đây. Ngày 12 tháng 12 năm 1994, Nhà lao Pleiku được Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định số 321/QĐ-BT công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Nhà Lao Pleiku nằm trên một đồi đất đỏ cao trên đường Thống Nhất thuộc phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Năm 1925, người Pháp đã cho xây dựng nhà tù với mục đích giam giữ tù thường phạm, phần lớn là người dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên. Năm 1940, khi phong trào đấu tranh cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, nơi này đã trở thành nhà lao giam giữ những chiến sĩ cộng sản, những người yêu nước.

Tổng diện tích khu trại giam khoảng 1,6 ha, bao quanh là những bức tường cao 3m kiên cố với các lớp rào bằng thép gai. Ở phía Tây Bắc và Tây Nam có 2 bốt gác có binh lính vũ trang túc trực 24/24, phía Đông có đặt lô cốt bảo vệ.

Năm 1967, 20 phòng giam tại nhà tù Pleiku cũng không đủ để nhốt hết hơn 2000 tù nhân, địch đã phải căng lều bạt ở trong trại tù để ở tạm và khẩn trương xây dựng thêm một trại giam khác. Nhà Lao Pleiku bao gồm 18 phòng giam và 2 phòng dùng làm chuồng cọp. Mỗi phòng giam chỉ có diện tích 10m2 với 2 ô cửa nhỏ nhưng giam giữ đến 120 người. Thực dân Pháp phân loại người tù theo từng cấp bậc, thương tật, vùng miền để dễ kiểm soát. Ở dãy nhà giam chính gồm 5 phòng: phòng 1 giam những người tù chính trị, thường là người dân tộc thiểu số, phòng 2 giam quân phạm, phòng 3 giam người tù công vụ, phòng 4 giam người tù thường phạm, đặc biệt phòng 5 giam các người tù chính trị nguy hiểm nhất. Phòng số 5 (khu xà lim) chia thành 8 xà lim, mỗi xà lim rộng 1,6m, dài 2m. Trong số đó có 2 xà lim chẹt chỉ rộng khoảng 0,5m với một tấm ván gỗ chia thành 2 tầng. Người tù bị nhốt bên trong những phòng này thường xuyên bị ngất xỉu vì thiếu không khí để thở, với đôi chân còng thò ra ngoài cửa, họ bị tra tấn bằng nhiều hình thức dã man, tàn độc.

Tháng 5 – 1972, khi quân ta tấn công vào Kon Tum, địch đã chuyển hết số tù binh ở 2 phòng biệt giam ra nhà tù Phú Quốc. Đến cuối năm 1972, nhà tù Pleiku hoàn toàn bị bỏ trống, không một bóng người. Sau đó, nhà tù này được chính quyền địa phương gìn giữ và đầu tư cải tạo lại làm một địa điểm chuyên dùng để giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ thêm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc.

Nhà Lao Pleiku ngày nay tuy không còn nguyên vẹn nhưng vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật, dấu vết minh chứng cho tội ác tàn độc của kẻ thù và tinh thần đấu tranh quật cường giữ gìn khí tiết của những người cộng sản yêu nước. Năm 2015, công trình Bia tưởng niệm Trại giam tù binh Pleiku được gấp rút xây dựng trên nền trại giam cũ để tri ân những con người cách mạng đã ngã xuống vì một đất nước được độc lập, tự do.

Lịch sử

Được người Pháp xây dựng vào năm 1925, nhà tù là nơi giam giữ những người tù thường phạm, chủ yếu là các dân tộc thiểu số đang sinh sống tại Tây Nguyên. Đến năm 1940, thực dân Pháp dùng nơi này để giam giữ những người cách mạng và những người cộng sản mà người Pháp bắt được. Tháng 9 năm 1948, chi bộ nhà lao Pleiku được thành lập. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ những người tù chính trị. Lúc 17 giờ ngày 15 tháng 3 năm 1975, trong chiến dịch Tây Nguyên, những phạm nhân trong nhà lao Pleiku đã phá ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân cách mạng từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku. Lúc này Tây Nguyên được giải phóng…

Chú thích

Xem thêm

Tags:

197519942 tháng 12Bộ Văn hóa - Thông tinDi tích lịch sửGia LaiHoa KỳNhà tùPhápThành phố Pleiku

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Lê Ngọc HảiLưu Bá ÔnDanh mục sách đỏ động vật Việt NamBình DươngPhạm Băng BăngTháp EiffelCục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậuPhú ThọTiếng AnhDấu chấm phẩyNguyễn Ngọc LâmLịch sử Việt NamCúp bóng đá châu ÁĐại Việt sử ký toàn thưHàn QuốcGái gọiVTV5Đặng Thùy TrâmNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamTriệu Lộ TưThời bao cấpĐêm đầy saoSở Kiều truyện (phim)Hàn Mặc TửLê Đức AnhHà GiangTF EntertainmentCông Lý (diễn viên)Lưu Diệc PhiLê Trọng TấnThánh địa Mỹ SơnSongkranQuan VũGiải vô địch bóng đá châu Âu 2024Jérémy DokuQuần đảo Trường SaBài Tiến lênGiải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamTokuda ShigeoBình Ngô đại cáoAdolf HitlerLiverpool F.C.Âu LạcTwitterBùi Văn CườngDương vật ngườiNguyễn Tấn DũngTrung QuốcBùi Vĩ HàoCác vị trí trong bóng đáNhà Tiền LêBắc GiangTập đoàn K8Danh sách quốc gia có vũ khí hạt nhânDanh sách quốc gia theo diện tíchChung kết UEFA Champions League 2024FansipanMáy tínhVũ Trọng PhụngNgaĐại dịch COVID-19 tại Việt NamCác ngày lễ ở Việt NamKhuất Văn KhangLương Thế VinhNhà LýTim CookSteve JobsTrần Thánh TôngLeonardo da VinciPhạm DuyChâu ÂuCúp bóng đá U-23 châu Á 2024Người một nhàNgô Đình DiệmĐà LạtDoraemon18 tháng 4🡆 More