Nguyễn Văn Ngợi

Nguyễn Văn Ngợi (4 tháng 2 năm 1900 - 16 tháng 3 năm 1988) là một trong số những chức sắc Cao Đài có thâm niên tham gia công tác Mặt trận lâu nhất.

Nguyễn Văn Ngợi
Sinh(1900-02-04)4 tháng 2, 1900
Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, Việt Nam
Mất(1988-03-16)16 tháng 3, 1988
Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc tịchNguyễn Văn Ngợi Việt Nam
Dân tộcKinh
Đảng phái chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Tôn giáoCao Đài

Đảm nhiệm Nguyễn Văn Ngợi

Với gần 50 năm chăm lo sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, cụ đã từng đảm nhiệm: Chủ tịch Mặt trận Việt Minh huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 28 tháng 8 năm 1945; Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long từ năm 1947, sau đó là Phó Chủ tịch Mặt trận Vĩnh – Trà khi hai tỉnh sáp nhập; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khi Mặt trận ra đời, rồi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi thống nhất ba tổ chức Mặt trận trong cả nước.

Tiểu sử Nguyễn Văn Ngợi

Cuộc đời

Cụ Nguyễn Văn Ngợi sinh ngày 4 tháng 2 năm 1900 tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho, nay là tỉnh Tiền Giang trong một gia đình nông dân nghèo.

Sớm mồ côi mẹ, cậu bé Ngợi được một gia đình giàu có ở Bạc Liêu nhận làm con nuôi cho ăn học. Năm 1923, Nguyễn Văn Ngợi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, được bổ nhiệm về dạy học ở Vĩnh Long. Nhiệt huyết với nghề, cháy bỏng lòng yêu nước, thầy Nguyễn Văn Ngợi đã góp phần đào tạo được nhiều học sinh thành đạt, không ít người đã có những đóng góp to lớn cho đất nước như Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.

Như ông thường tâm sự: Do hoàn cảnh gia đình; mẹ mất sớm, phải đi làm con nuôi người khác nên trong ông sớm hình thành từ tâm và bác ái. Đấy chính là lý do đưa ông đến với Cao Đài và phấn đấu trở thành chức sắc.

Cướp chính quyền

Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Và ngày 28 tháng 6 năm 1945 ông được Mặt trận Việt Minh huyện giới thiệu làm Chủ tọa cuộc mít tinh chào mừng ban lãnh đạo chính quyền cách mạng huyện ra mắt đồng bào.

Để tăng cường đoàn kết, tạo thêm sức mạnh chống thực dân Pháp, tháng 9 năm 1945 cơ quan Cao Đài Hiệp Nhất mở Đại hội ra Tuyên cáo xác định nhiệm vụ của đạo Cao Đài đối với Tổ quốc và dân tộc. Cụ Cao Triều Phát – một đại điền chủ giàu có nổi tiếng ở Nam Bộ, một kỹ sư nông học được đào tạo tại Pháp, người đã từng tham gia công đoàn Pháp, đứng đầu chí phái Minh Chơn đạo được Đại hội bầu làm Chủ tịch để lo sự nghiệp gắn Đạo với Đời.

Năm 1947, để cổ vũ, động viên tín đồ Cao Đài hăng hái tham gia chống Pháp, cụ Cao Triều Phát với sự hợp tác đắc lực của cụ Nguyễn Văn Ngợi, đã tổ chức Đại hội Cao Đài Cứu quốc – Một tổ chức thành viên của Mặt trận Việt Minh. Và qua Đại hội, Hội thánh Cao Đài 12 phái ra đời. Cụ Cao Triều Phát được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Cao Đài 12 phái Thống nhất Cứu quốc. Cụ Nguyễn Văn Ngợi được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Cao Đài 12 phái Thống nhất, Hội trưởng Ban Chấp hành Cao Đài cứu quốc, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1948, cụ Nguyễn Văn Ngợi được cử làm Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Vĩnh Long.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết đem lại hòa bình ở Việt Nam. Theo các điều khoản của Hiệp định thì trong khi chờ đợi Tổng Tuyển cử Tự do vào tháng 7 năm 1956, hai bên ngừng bắn, chuyển quân tập kết về hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời. Cụ Nguyễn Văn Ngợi được Mặt trận Liên Việt Nam Bộ và Ban Chấp hành Trung ương Cao Đài cứu quốc bố trí ở lại và chuyển vùng sang tỉnh Bến Tre để củng cố Hội thánh Cao Đài phái Tiên Thiên để bước vào cuộc chiến đấu mới đầy cam go và gian khổ.

Chống Mỹ - Diệm

Hiệp định Giơ-ne-vơ vừa được ký kết, chế độ độc tài Mỹ - Diệm đã rắp tâm phá hoại. Máu đã chảy trên đường phố Sài Gòn, ngay tại bùng binh chợ Bến Thành. Mỹ - Diệm đàn áp cuộc biểu tình mừng hòa bình của một vạn dân thành phố. Và tiếp theo, máu chảy khắp miền Nam.

Hơn 6 năm kể từ khi Hiệp định Giơ-ne-vơ có hiệu lực, Mỹ - Diệm đã gây ra biết bao tội ác ở khắp miền Nam; tiếng súng khủng bố không lúc nào dứt; hàng chục ngàn đồng bào yêu nước bị chặt đầu, mổ bụng, moi gan, bắn giết; hàng trăm ngàn đồng bào bị tra tấn, tù đầy và chết mòn trong các trại giam; biết bao gia đình bị đốt nhà, đuổi nhà, cướp đất, bị bắt đi phu, bị dồn tập trung vào cái gọi là "khu trù mật", các "dinh điền" v.v…

Tức nước, vỡ bờ. Một cao trào cách mạng dần dần hình thành. Và đến cuối năm 1960 đã thực sự xuất hiện bước phát triển nhảy vọt, đòi hỏi có một hình thức tổ chức yêu nước công khai của toàn miền Nam dưới ngọn cờ duy nhất với một Chương trình hành động cụ thể để cứu dân tộc. Và ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Cụ Nguyễn Văn Ngợi được cử làm Chủ tịch Mặt trận Giải phóng tỉnh Bến Tre – tỉnh đi đầu trong phong trào Đồng Khởi.

Do có uy tín lớn trong tín đồ Cao Đài nói riêng, trong đồng bào Nam Bộ nói chung, lại lập những chiến công vang dội trong việc vận động nhân dân Bến Tre Đồng Khởi, tháng 7 năm 1961, cụ được bầu làm Phó Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Trung Nam Bộ và tại Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam họp ngày 17 tháng 1 năm 1962, Ngọc Đầu sư Nguyễn Văn Ngợi – đại diện những người Cao Đài yêu nước miền Nam Việt Nam được cử làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng Thương binh quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trong những năm sống và làm việc ở trong rừng sâu, mọi thứ thiếu thốn, ăn đói, mặc rét, khí hậu rất độc, sốt rét rừng tràn lan, mặc dầu tuổi cao, sức yếu, Ngọc Đầu sư không hề nhụt chí, làm việc quên mình vì sự nghiệp cao cả của dân tộc là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất đất nước.

Trong bối cảnh trước đây thực dân Pháp và bọn tay sai của chúng và sau này Mỹ - Diệm lợi dụng vấn đề tôn giáo để chia rẽ lương – giáo, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, Giáo chủ Cao Triều Phát, Ngọc Đầu sư Nguyễn Văn Ngợi rồi Chưởng quản Hiệp Thiên Đài cũng như nhiều vị chức sắc khác trong đạo Cao Đài không ngại hy sinh, không sợ gian khổ, lăn lộn gắn bó với tín đồ, giảng giải để tín đồ hiểu rõ đường lối đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Mặt trận, qua đó vận động đồng bào tham gia kháng chiến.

Sự kiện năm 1975

Xuân 1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, chấm dứt cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, gian khổ nhất, song cũng vĩ đại nhất ở thời đại Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, lập lại hòa bình, chấm dứt họa chia cắt, giang sơn thu về một mối, Ngọc Đầu sư Nguyễn Văn Ngợi được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cử làm thành viên Đoàn đại biểu miền Nam dự Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất nước nhà với Đoàn đại biểu miền Bắc.

Sự kiện 25/4/1976

Trong cuộc Tổng Tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI ngày 25 tháng 4 năm 1976 – khóa Quốc hội thống nhất của cả nước, cụ Nguyễn Văn Ngợi ứng cử tại Bến Tre và trúng cử đại biểu Quốc hội với số phiếu cao. Tại Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận trong cả nước, cụ được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Được ca ngợi

Cụ Nguyễn Văn Ngợi là một trí thức yêu nước từ thời Pháp thuộc, một tấm gương sáng của một vị Ngọc Đầu sư với một cuộc sống thanh bạch, lạc quan. Cả cuộc đời tham gia cách mạng; nhiều năm giữ cương vị cao trong Mặt trận Trung ương từ Việt Minh, Liên Việt đến Mặt trận Dân tộc Giải phóng, rồi MTTQ (Mặt trận Tổ quốc), cũng như trong đạo Cao Đài, có ba con là liệt sĩ, cụ chưa một lần đề nghị với Đảng, Nhà nước, Mặt trận một chế độ đãi ngộ đặc biệt nào cho mình.

Sống chung với gia đình

Chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất. Cụ trở về Thành phố Hồ Chí Minh sống chung với gia đình trong một ngõ hẻm ở đường Trần Bình Trọng.

Qua đời

Cụ Ngọc Đầu sư Nguyễn Văn Ngợi mất ngày 16 tháng 3 năm 1988 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 88 tuổi.

Tôn thờ Nguyễn Văn Ngợi

Khi ông mất, nhân dân đều thương tiếc. Cụ được thờ ở thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ngày nay, ở tỉnh Vĩnh Long vẫn còn Nhà lưu niệm Ngọc Đầu Sư Nguyễn Văn Ngợi, và được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh.

Vinh danh Nguyễn Văn Ngợi

Tại tỉnh Vĩnh Long, tên của ông được đặt cho một con đường thẳng dài 4,0 km từ sông Chà Và.

Tại thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long cũng đã xây Nhà lưu niệm để tưởng niệm và trưng bày một số hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Chú thích

  1. http://daidoanket.vn/ngoc-dau-su-nguyen-van-ngoi-tron-doi-vi-su-nghiepdai-doan-ket-dan-toc-426841.html
  2. http://nhandan.vn/di-san/C%C3%B4ng-nh%E1%BA%ADn-nh%C3%A0-l%C6%B0u-ni%E1%BB%87m-Ng%E1%BB%8Dc-%C4%90%E1%BA%A7u-S%C6%B0-Nguy%E1%BB%85n-V%C4%83n-Ng%E1%BB%A3i-l%C3%A0-di-t%C3%ADch-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-c%C3%A1ch-m%E1%BA%A1ng-c%E1%BA%A5p-t%E1%BB%89nh-567856

Tham khảo

Tags:

Đảm nhiệm Nguyễn Văn NgợiTiểu sử Nguyễn Văn NgợiTôn thờ Nguyễn Văn NgợiVinh danh Nguyễn Văn NgợiNguyễn Văn Ngợi4 tháng 2Cao Đài

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Dương vật ngườiChăm PaLưu Quang VũNam ĐịnhVườn quốc gia Cúc PhươngQuảng NinhTrần Đăng Khoa (nhà thơ)Danh sách quốc gia theo dân sốBlue LockTự LongGoogle MapsĐài LoanCông ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátGia KhánhNăng lượngTắt đènNgũ hànhAdolf HitlerQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamNicolas JacksonThần NôngThư KỳB-52 trong Chiến tranh Việt NamNghệ AnPhápUng ChínhNapoléon BonaparteXã hộiThừa Thiên HuếDanh sách phim điện ảnh Thám tử lừng danh ConanThái BìnhĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhVincent van GoghBoeing B-52 StratofortressNguyễn TrãiHồng BàngHàn TínTitanic (phim 1997)Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024Tranh Đông HồXĐứcẤm lên toàn cầuNhà MinhLương Thế VinhDubaiPháp thuộcQuảng BìnhEverton F.C.Quân chủ lập hiếnĐoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhDanh sách nhà ga thuộc tuyến đường sắt Thống NhấtParis Saint-Germain F.C.Nguyễn Quang Hải (sinh 1997)Tứ bất tửVõ Văn ThưởngOne PieceChu Văn AnHội LimCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Nhật Kim AnhSécBế Văn ĐànLãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳCộng hòa đại nghịNam CaoNATONhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònMa Kết (chiêm tinh)Minh Lan TruyệnHồ Hoàn KiếmHàn QuốcFairy TailĐạo hàmVòng loại Cúp bóng đá U-23 châu Á 2024Chế Lan ViênThám tử lừng danh ConanLGBT🡆 More