Nguyễn Thế Lộc

Nguyễn Thế Lộc là tướng Nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.

Ông tham gia vào cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 và lần thứ 3.

Tiểu sử Nguyễn Thế Lộc

Nguyễn Thế Lộc người dân tộc Tày, không rõ sinh và mất năm nào.

Khi quân Nguyên-Mông xâm lược Đại Việt lần 2 (năm 1285), Nguyễn Thế Lộc chỉ huy cánh quân ở châu Ma Lục (Lạng Sơn),giúp đỡ cho Nguyễn Thế Lộc là một thủ lĩnh người Tày khác tên Nguyễn Lĩnh. Mùa hè năm 1285, quân Trần phản công quân Nguyên chiếm lại Thăng Long. Quân Nguyên bỏ chạy về nước kéo theo là tên phản quốc Trần Kiện. Quân Trần truy kích quân Nguyên đến biên giới, Trần Hưng Đạo lại phái một gia nô của mình là Nguyễn Địa Lô đến giúp đỡ Thế Lộc, một số tài liệu cho rằng Nguyễn Địa Lô đã bắn chết Trần Kiện, một số tài liệu khác lại cho rằng chính Nguyễn Thế Lộc đã dùng tên độc giết chết Chương Hiến Hầu Trần Kiện (con thứ của Tĩnh Quốc Đại Vương Trần Quốc Khang).

Cuối năm 1287, quân Nguyên sang đánh Đại Việt lần thứ ba. Đạo quân chủ lực của Thoát Hoan đi đường châu Tư Minh vượt qua biên giới, tiến vào Thăng Long. Tháng chạp năm đó, Lê Tắc và Lê An mang 5000 quân hộ tống con Trần Ích Tắc là Trần Dục mới 9 tuổi theo đúng đường đại quân Thoát Hoan đã đi. Nguyễn Thế Lộc chỉ huy cánh quân phục kích ở ải Nội Bàng. Cánh quân của Lê Tắc rơi vào trận phục kích bị tổn thất nhưng vẫn tiến qua biên giới. Nguyễn Thế Lộc bao vây, Lê Tắc phải dựa vào sông Lục Nam để bày trận chống trả. Nguyễn Thế Lộc khi bao vây chừa lại hướng bắc và vây chặt hai mặt. Lê Tắc và Lê An chống cự không nổi nên theo hướng bắc quay lại biên giới. Cánh quân của Lê Tắc chạy thoát về Nguyên đúng ngày Tết năm Mậu Tý (1288) còn chưa đầy 100 người.

Trong văn hóa Nguyễn Thế Lộc

Tên ông được đặt cho con đường ở Phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, con đường ở phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn và con đường ở quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Nguyễn Thế Lộc xuất hiện trong tiểu thuyết Lá cờ thêu sáu chữ vàng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Trong tiểu thuyết, Nguyễn Thế Lộc là chủ trại Ma Lục, nhận làm anh em (kết nghĩa) với Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, cùng nhau chiến đấu chống quân Nguyên, bắn chết phản thần Trần Kiện.

Tham khảo

  • Quốc Chấn chủ biên (2006), Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần, Nhà xuất bản Giáo dục.

Chú thích

Xem thêm

Tags:

Tiểu sử Nguyễn Thế LộcTrong văn hóa Nguyễn Thế LộcNguyễn Thế LộcChiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3Lịch sử Việt NamNhà Trần

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đỗ MườiTrà VinhHà NộiNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcPhan Đình Trạc69 (tư thế tình dục)Kinh tế Trung QuốcBến TrePep GuardiolaVạn Lý Trường ThànhNgũ hànhPhú YênHiệp định Genève 1954Khánh HòaNúi lửaHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁKhủng longHồ Chí MinhCanadaHồ Xuân HươngNguyễn Xuân PhúcNhật thựcDanh sách Chủ tịch nước Việt NamTây NguyênConor GallagherBắc NinhCộng hòa Nam PhiMalaysiaKylian MbappéOusmane DembéléÂm đạoChiến dịch đốt lòQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamRosé (ca sĩ)Phật giáoQuảng ĐôngKhởi nghĩa Yên ThếVụ lật phà SewolTiếng AnhNguyễn Văn LongDanh sách di sản thế giới tại Việt NamPol PotVõ Văn ThưởngHồi giáoĐài Tiếng nói Việt NamXXX (phim 2002)MèoNgười ViệtNướcEl NiñoĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamKinh tế Việt NamQuy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpTrường Đại học Kinh tế Quốc dânCleopatra VIITitanic (phim 1997)Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTCSa PaVụ tự thiêu của Aaron BushnellDấu chấm phẩyHán Cao TổQuy NhơnNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhChủ nghĩa Marx–LeninPhạm Băng BăngChùa Một CộtPavel NedvědDanh sách đảo Việt NamCách mạng Tháng TámTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamGiê-suHàn Mặc TửDanh sách nhân vật trong One PieceTrần Quốc Tỏ🡆 More