Nguyễn Phương Nga

Nguyễn Phương Nga (sinh ngày 27 tháng 8 năm 1963 tại Hà Nội) là một nhà ngoại giao Việt Nam.

Bà từng giữ chức Vụ trưởng Vụ thông tin báo chí Bộ ngoại giao Việt Nam, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, Trưởng đại diện quốc gia Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, và là nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Bà từng là Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO).

Nguyễn Phương Nga
Nguyễn Phương Nga
Bà Nguyễn Phương Nga
tháng 12 năm 2020 tại Hà Nội
Chức vụ
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Nhiệm kỳ10 tháng 1 năm 2019 – 31 tháng 8 năm 2023
4 năm, 233 ngày
Tiền nhiệmVũ Xuân Hồng
Kế nhiệmPhan Anh Sơn
Trưởng đại diện quốc gia Việt Nam
tại Liên Hợp Quốc
Nhiệm kỳ6 tháng 11 năm 2014 – 10 tháng 10 năm 2018
3 năm, 338 ngày
Tiền nhiệmLê Hoài Trung
Kế nhiệmĐặng Đình Quý
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ12 tháng 9 năm 2011 – 10 tháng 12 năm 2018
7 năm, 89 ngày
Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí
Người Phát ngôn của Bộ Ngoại giao
Nhiệm kỳ20 tháng 8 năm 2009 – 12 tháng 9 năm 2011
2 năm, 23 ngày
Tiền nhiệmLê Dũng
Kế nhiệmLương Thanh Nghị
Thông tin chung
Sinh27 tháng 8, 1963 (60 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Dân tộcKinh
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
ChồngPhùng Tất Thắng
Trường lớpĐại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva
Nguyễn Phương Nga
Nguyễn Phương Nga (ngoài cùng bên phải), tháng 12 năm 2020 tại Hà Nội

Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Phương Nga

Nguyên quán của bà tại thôn Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Song thân của bà đều là những du học sinh tại Liên Xô. Tên của bà được giải thích bao gồm Nguyễn (họ cha) Phương (tên mẹ) và Nga (nơi cha mẹ bà gặp nhau).

Mẹ của bà từng nhiều năm công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô. Điều này có ảnh hưởng khá lớn đến sự nghiệp ngoại giao của bà sau này. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, sau một thời gian học dự bị đại học, bà được cử đi du học ngành Báo chí quốc tế tại Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO) (Liên Xô) từ năm 1982.

Sau khi tốt nghiệp năm 1987, bà về nước và được cử vào làm nhân viên Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tháng 11 năm 1988, bà chính thức trở thành Chuyên viên của Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao. Trong thời gian 3 năm, từ tháng 8 năm 1995 đến tháng 8 năm 1998, bà được cử làm Tùy viên báo chí của Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan. Sau đó bà lại được rút về làm Chuyên viên Vụ thông tin Báo chí. Tháng 1 năm 2003, bà được thăng làm Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí.

Tháng 11 năm 2004, bà được cử làm Tham tán của Đại sứ quán Việt Nam Vương quốc Bỉ, Luxembourg và phái đoàn Việt Nam bên cạnh Liên hiệp châu Âu (EU). Tháng 11 năm 2006, bà được thăng lên ngạch Tham tán Công sứ. Đến tháng 11 năm 2007, bà được rút về nước, tiếp tục giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí.

Từ ngày 20 tháng 8 năm 2009, bà được bổ nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí và là Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thay ông Lê Dũng (đảm nhận vai trò người đứng đầu Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Texas, Hoa Kỳ).

Ngày 12 tháng 9 năm 2011, bà được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và là nữ Thứ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. Bà đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phong Hàm Đại sứ.

Tháng 11 năm 2014, bà làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền, Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.

Ngày 9/10/2018, bà được Thủ tướng ký quyết định 1328/QĐ-TTg, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tháng 12/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã điều động bà giữ chức Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - VUFO.

Ngày 10/1/2019, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ chức hội nghị Đoàn Chủ tịch khóa V (2013-2018) lần thứ 7. Bà được bầu giữ chức Chủ tịch Liên hiệp với số phiếu tuyệt đối (119/119).

Từ ngày 1/9/2023, bà nghỉ hưu.

Gia đình Nguyễn Phương Nga

Bà có bằng Cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế và Báo chí quốc tế, Thạc sĩ ngành Báo chí quốc tế, sử dụng thông thạo các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga. Bà gặp và lập gia đình với ông Phùng Tất Thắng trong thời gian du học ở Nga. Ông bà có với nhau 2 người con.

Chú thích

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Trưởng đại diện quốc gia Việt Nam tại Liên Hợp Quốc

Tags:

Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Phương NgaGia đình Nguyễn Phương NgaNguyễn Phương Nga1963Bộ Ngoại giao (Việt Nam)Liên Hợp QuốcLiên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt NamNgười Phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chuỗi thức ănHKT (nhóm nhạc)Núi Bà ĐenNguyễn DuMiduPhilippe TroussierĐại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt NamCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamIndonesiaNguyễn Chí ThanhLão HạcĐào Đức ToànKim Bình Mai (phim 2008)Chiến dịch Tây NguyênTruyện KiềuNgô Sĩ LiênLiên Hợp QuốcPhạm Đình ToảnNhà thờ chính tòa Đức Bà Sài GònBùi Văn CườngMã MorseOne PieceSân bay quốc tế Long ThànhDuyên hải Nam Trung BộIllit (nhóm nhạc)Lê Đức AnhXuân DiệuAn Nam tứ đại khíÚcBài Tiến lênVladimir Ilyich LeninHắc Quản GiaHuy CậnĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCNguyễn Thị Ánh ViênUEFA Champions LeagueNgười Buôn GióMười hai con giápNguyễn Duy NgọcCục An ninh đối ngoại (Việt Nam)Chiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)AC MilanTứ bất tửBình ĐịnhĐảng ủy Công an Trung ương (Việt Nam)Danh mục các dân tộc Việt NamLý Chiêu HoàngThái LanDanh sách ngân hàng tại Việt NamLễ Vượt QuaNguyễn Ngọc LâmNam CaoCampuchiaTrùng KhánhLưu Quang VũĐài Tiếng nói Việt NamNguyễn Văn LongSerie ALiên minh châu ÂuTrần Thanh MẫnJennifer PanLoạn luânTài xỉuĐất rừng phương Nam (phim)Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh PhátMắt biếc (phim)BitcoinPhổ NghiLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamDanh sách vườn quốc gia tại Việt NamKinh tế Trung QuốcTôn Đức ThắngTom và JerryThành nhà HồNhà máy thủy điện Hòa Bình🡆 More