Nguyễn Cơ Thạch: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam

Nguyễn Cơ Thạch (15 tháng 5 năm 1921 - 10 tháng 4 năm 1998) (tên thật là Phạm Văn Cương) là một chính trị gia, nhà ngoại giao Việt Nam.

Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam. Do quan điểm và tư tưởng ngoại giao cứng rắn và khôn ngoan trong vấn đề Campuchia, ông Thạch được nhiều người xem là nhân vật đáng gờm trong ngành ngoại giao khiến chính quyền Trung Quốc phải lo sợ và được các nhà báo phương Tây gọi với biệt danh "Con cáo bạc". Ông Thạch giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong suốt cuộc chiến tranh biên giới Tây-Nam chống lại Khmer Đỏ.

Nguyễn Cơ Thạch
Phạm Văn Cương
Nguyễn Cơ Thạch: Tiểu sử, Hoạt động trong ngành Ngoại giao, Gia đình
Chức vụ
Nhiệm kỳ16 tháng 2 năm 1987 – 10 tháng 9 năm 1991
4 năm, 206 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Duy Trinh
Kế nhiệmNguyễn Mạnh Cầm
Vị tríNguyễn Cơ Thạch: Tiểu sử, Hoạt động trong ngành Ngoại giao, Gia đình Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI
Nhiệm kỳ1986 – 1991
Vị tríNguyễn Cơ Thạch: Tiểu sử, Hoạt động trong ngành Ngoại giao, Gia đình Việt Nam
Nhiệm kỳ7 tháng 2 năm 1980 – tháng 7 năm 1991
Tiền nhiệmNguyễn Duy Trinh
Kế nhiệmNguyễn Mạnh Cầm
Vị tríNguyễn Cơ Thạch: Tiểu sử, Hoạt động trong ngành Ngoại giao, Gia đình Việt Nam
Quốc vụ khanh, hàm Bộ trưởng
Nhiệm kỳ24 tháng 5 năm 1979 – 7 tháng 2 năm 1980
Vị tríNguyễn Cơ Thạch: Tiểu sử, Hoạt động trong ngành Ngoại giao, Gia đình Việt Nam
Thông tin chung
Sinh15 tháng 5 năm 1921
Vụ Bản - Nam Định, Liên bang Đông Dương
Mất10 tháng 4, 1998(1998-04-10) (76 tuổi)
Hà Nội

Tiểu sử Nguyễn Cơ Thạch

Nguyễn Cơ Thạch tên khai sinh là Phạm Văn Cương, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1921 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông tham gia Tổ chức Thanh niên Dân chủ rồi Thanh niên Phản đế tại Nam Định (1937–1939), bị thực dân Pháp bỏ tù tại Nam Định, Hòa Bình, Sơn La (1940-1945).

Năm 1943, trong nhà tù Sơn La, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Ông lãnh đạo cướp chính quyền tại Nam Định (tháng 8 năm 1945).

Tháng 9 năm 1945 về công tác tại Bộ Quốc phòng, làm Bí thư cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp; sau đó giữ chức vụ Chánh Văn phòng Quân uỷ Trung ương, Bí thư đảng uỷ các cơ quan Bộ Quốc phòng và Tổng tư lệnh (1947–1949).

Sau đó ông chuyển sang công tác chính quyền và Đảng vụ, làm Phó Bí thư rồi Quyền Bí thư tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Hà Đông (tháng 5 năm 1949 – tháng 5 năm 1951); Ủy viên Đảng Đoàn và Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu 3, Bí thư Đảng ủy các cơ quan của Liên khu (1949–1954).

Hoạt động trong ngành Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch

Từ năm 1954, ông chuyển sang công tác trong ngành ngoại giao và lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao (1954–1956), Tổng lãnh sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Ấn Độ (1956–1960); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Ủy viên Đảng đoàn Bộ Ngoại giao (tháng 8 năm 1960 – tháng 5 năm 1979); Quyền Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Genève về Lào (1961–1962); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách công tác đấu tranh chống Mỹ (từ 1964).

Ông là trợ lý cho Cố vấn Lê Đức Thọ trong đàm phán với Mỹ (1972–1973) đưa đến việc ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam; Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước không liên kết tại Peru (1975); Đặc phái viên của Chính phủ thăm các nước Ả Rập, Tây Âu, Bắc Âu và ASEAN (1976–1980); Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước không liên kết tại Colombo (Sri Lanka), New Delhi (Ấn Độ), Luanda (Angola) (1979–1986); Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York (1979–1991).

Tháng 5 năm 1979, ông làm Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao (hàm Bộ trưởng), rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 1 năm 1980; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (tháng 2 năm 1987 – 1991).

Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng từ tháng 12 năm 1976 đến 1991, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị từ năm 1982, Ủy viên chính thức Bộ Chính trị khoá VI (1986–1991), phụ trách Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.

Ngày 29/9/1990, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã được cử đi thực hiện nhiệm vụ quan trọng là gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James Baker tại New York, bắt đầu việc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.

Sau khi thôi chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông tham gia nghiên cứu Tổng kết công tác ngoại giao, nghiên cứu kinh tế thế giới và chiến lược đối ngoại (tháng 10 năm 1991 – 1998).

Ông còn là đại biểu Quốc hội khoá VII (1981–1987) và khoá VIII (1987–1992).

Ông đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.

Ông mất ngày 10 tháng 4 năm 1998 tại Hà Nội, hưởng thọ 77 tuổi.

Ngày 15 tháng 1 năm 2007, ông được Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Sao Vàng. Bà Phan Thị Phúc, vợ ông đại diện cho ông nhận phần thưởng này.

Gia đình Nguyễn Cơ Thạch

Vợ ông Phan Thị Phúc, tốt nghiệp Đại học Dược khoa (nay là Đại học Dược Hà Nội) bà từng làm trưởng khoa dược Bệnh viện hữu nghị Việt Đức sau đó chuyển sang công tác ở Bộ Ngoại giao. Bà là cháu gái ông Phan Tư Nghĩa Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam. Ông bà kết hôn năm 1947. Trong các con của ông bà có con trai Phạm Bình Minh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.

Nhận xét Nguyễn Cơ Thạch

Vinh danh Nguyễn Cơ Thạch

Từ tháng 8 năm 2008, tên của Nguyễn Cơ Thạch được đặt cho một con đường ở Hà Nội (lúc đó huyện Từ Liêm chưa tách thành 2 quận). Đường cắt ngang với đường Hồ Tùng Mậu, dẫn ra khu đô thị Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm. Đường Nguyễn Cơ Thạch nằm song song với đường Lê Đức Thọ. Từ tháng 10 năm 2016, tên của Nguyễn Cơ Thạch được đặt cho một con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đường trục Bắc Nam (R14), đoạn từ cầu Thủ Thiêm 1 đến cầu Thủ Thiêm 4, khu Đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức (Quận 2 cũ).

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Tiểu sử Nguyễn Cơ ThạchHoạt động trong ngành Ngoại giao Nguyễn Cơ ThạchGia đình Nguyễn Cơ ThạchNhận xét Nguyễn Cơ ThạchVinh danh Nguyễn Cơ ThạchNguyễn Cơ Thạch10 tháng 415 tháng 519211998Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBộ Ngoại giao (Việt Nam)Khmer ĐỏPhó Thủ tướng Chính phủ (Việt Nam)Trung QuốcViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Rừng mưa AmazonKim Soo-hyunDark webÔ nhiễm môi trườngNguyễn Đình ChiểuTài nguyên thiên nhiênTaylor SwiftFansipanChí PhèoChu vi hình trònQuần đảo Cát BàMinh Lan TruyệnBạc LiêuTào TháoDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhNhật ký trong tùTruyện KiềuChiến tranh thế giới thứ nhấtBảng xếp hạng bóng đá nam FIFATom và JerryErling HaalandNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamHệ sinh tháiTôn giáo tại Việt NamNgaQuách Ngọc NgoanEthanolMinh MạngVnExpressTạ Đình ĐềHôn lễ của emHứa KhảiFrieren – Pháp sư tiễn tángNgân hàng Thương mại cổ phần Sài GònNacho FernándezDanh sách di sản thế giới tại Việt NamSơn LaMao Trạch ĐôngQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamLễ hội Chol Chnam ThmayXung đột Israel–PalestineChiến dịch Mùa Xuân 1975Hồng BàngLạc Long QuânTF EntertainmentThành phố Hồ Chí MinhTriệu Lệ DĩnhTình yêuĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Triều đại trong lịch sử Trung QuốcÂu CơThánh GióngNguyễn Vân ChiSteve JobsHùng Vương thứ INguyễn Quang NgọcChâu ÂuChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Apple (công ty)Phan Văn GiangMôi trườngĐô la MỹNam ĐịnhNinh ThuậnHứa Quang HánQuảng BìnhQuảng TâyĐường Thái TôngCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2024Số chính phươngNguyễn Xuân PhúcThám tử lừng danh ConanV (ca sĩ)Vụ án Vạn Thịnh PhátSông HồngFormaldehydeOne PieceNgười ViệtPhương Lạp🡆 More