Ngữ Hệ Pama–Nyungar

Ngữ hệ Pama–Nyungar là ngữ hệ bản địa Úc phổ biến rộng rãi nhất, gồm khoảng 300 ngôn ngữ.

Cái tên "Pama–Nyungar" xuất phát từ tên hai phân nhóm cách xa nhau nhất, nhóm ngôn ngữ Pama tại đông bắc Úc và nhóm ngôn ngữ Nyungar tại tây nam Úc. Cả hai từ pamanyungar đều có nghĩa là "đàn ông".

Ngữ hệ Pama–Nyungar
Phân bố
địa lý
Đa phần nước Úc lục địa, ngoại trừ phần phía bắc Lãnh thổ Bắc ÚcTây Úc
Phân loại Ngữ Hệ Pama–Nyungar ngôn ngữ họcMacro-Pama–Nyungar
  • Nhóm ngôn ngữ Đại Pama–Nyungar
    • Ngữ hệ Pama–Nyungar
Ngôn ngữ nguyên thủy:Pama–Nyungar nguyên thủy
Ngôn ngữ con:
  • Yolŋu, Warluwara, Kalkatungu, Mayi, Pama, Kala Lagaw Ya, Yidiny, Dyirbal, Murrin, Waka–Kabi, Durubul, Bandjalang, Gumbaynggir, Anewan, Wiradhuri, Yuin–Kuri,
  • Gippsland, Yotayota, Kulin, Hạ Murray, Thura-Yura, Mirniny, Nyungar, Kartu,
  • Kanyara–Mantharta, Ngayarta, Marrngu, Ngumpin–Yapa, Warumungu, Wati, Aranda,
  • Karna, Yardli, Muruwari, Darling
  • và những ngôn ngữ chưa phân loại khác
Glottolog:pama1250
{{{mapalt}}}
Ngôn ngữ Pama–Nyungar (vàng)
Ngôn ngữ Macro-Pama–Nyungar khác (lục và cam)

Những ngữ hệ bản địa khác, nhỏ hơn tại Úc có khi được gọi chung là ngôn ngữ phi Pama–Nyungar, dù đây không phải một thuật ngữ phân loại hợp lệ. Ngữ hệ Pama–Nyungar phân bố gần như khắp Úc, với lượng người nói đông nhất và số lượng ngôn ngữ lớn nhất. Đa số ngôn ngữ Pama–Nyungar được nói bởi những nhóm dân tộc nhỏ với chỉ vài trăm người nói hoặc ít hơn. Nhiều ngôn ngữ, tuy không phải tất cả, được xem là đang bị đe dọa, và số khác thì đã biến mất gần đây.

Hệ Pama–Nyungar được xác định và đặt tên bởi nhà ngôn ngữ học Kenneth L. Hale, trong công trình nghiên cứu ngôn ngữ bản địa Úc của ông. Hệ Pama–Nyungar đã phát triển và lan rộng ra khắp Úc, trong khi những hệ khác tập trung tại phần bờ Bắc.

Phục dựng Ngữ Hệ Pama–Nyungar

Tiếng Pama–Nyungar nguyên thủy có lẽ từng hiện diện cách nay 5.000 năm, nhỏ hơn nhiều so với con số 40.000-60.000 năm mà thổ dân đã sống ở Úc. Làm sao mà ngữ hệ Pama–Nyungar lan ra hầu khắp châu Úc và thế chỗ những ngôn ngữ tiền-Pama–Nyungar là điều chưa rõ.

Ngữ âm

Hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ Pama-Nyungar, theo phục dựng của Barry Alpher (2004), khá giống với của những ngôn ngữ bản địa Úc ngày nay.

Nguyên âm

Trước Sau
Đóng i iː u uː
Mở a aː

Chiều dài nguyên âm chỉ được phân biệt ở âm tiết đầu tiên của từ.

Phụ âm

Ngoại vi Phiến lưỡi Đầu lưỡi
Đôi môi Ngạc mềm Sau
chân răng
Chân răng Quặt lưỡi
Tắt p k c, cʲ t ʈ
Mũi m ŋ ɲ n ɳ
Cạnh lưỡi ʎ l ɭ
R r ɽ
Bán nguyên âm w j

Phân loại Ngữ Hệ Pama–Nyungar

Vào lúc người châu Âu đến Úc, có khoảng 300 ngôn ngữ Pama–Nyungar thuộc về trên 30 phân nhóm. Bên dưới là nhóm ngôn ngữ được liệt kê bởi Bowern (2011). Hệ Pama-Nyungar gồm một số ngôn ngữ khác biệt đến mức khó có thể đặt chúng vào bất kỳ nhóm nào, và cả những ngôn ngữ rất gần gũi nhau đến mức trở thành dãy phương ngữ.

Phân loại Ngữ Hệ Pama–Nyungar truyền thống

Dọc theo bờ đông, từ Cape York tới eo biển Bass:

  • Kala Lagaw Ya (1)
  • Paman (41)
  • Yidiny (1)
  • Dyirbal (5)
  • Murri (26)
  • Waka–Kabi (5)
  • Durubul (5)
  • Bandjalang (4)
  • Gumbaynggir (2)
  • Anewan (Nganyaywana) (1)
  • Wiradhuri (5)
  • Yuin–Kuri (14)
  • Gippsland (5)

Dọc theo bờ nam, từ Melbourne tới Perth:

  • Yotayota (2)
  • Kulin (13)
  • Hạ Murray (9)
  • Thura-Yura (8)
  • Mirniny (2)
  • Nyungar (11)

Dọc theo bờ tây:

  • Kartu (5)
  • Kanyara–Mantharta (8)
  • Ngayarta (12)
  • Marrngu (3)

Vào đất liền, phía nam của những ngôn ngữ phi Pama–Nyungar phía bắc:

  • Ngumpin–Yapa (10)
  • Warumungu (1)
  • Warluwari (5)
  • Kalkatungu (2)
  • Mayi (Mayabic) (7)

Và được vây quanh bởi những nhánh kể trên:

  • Wati (15)
  • Aranda (9)
  • Karna (18)
  • Yardli (Yarli) (3)
  • Muruwari (1)
  • Baagandji (2)

Nằm tách biệt với các ngôn ngữ Pama–Nyungar khác:

  • Yolŋu (10)

Phân loại Ngữ Hệ Pama–Nyungar trên không bao gồm những ngôn ngữ tuyệt chủng và thiếu thông tin như tiếng Barranbinjanhóm ngôn ngữ Hạ Burdekin.

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Phục dựng Ngữ Hệ Pama–NyungarPhân loại Ngữ Hệ Pama–NyungarNgữ Hệ Pama–Nyungar

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chiến tranh Đông DươngKhủng longVĩnh LongHán Cao TổHà TĩnhBa LanNgô Xuân LịchHội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt NamLê Minh HưngĐịa lý Việt NamHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁKinh Ăn Năn TộiĐiện BiênAn GiangNguyễn Ngọc LâmGấu đen Bắc MỹBan Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamVõ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nướcTổng sản phẩm nội địaĐinh Tiến DũngKitô giáoBill GatesNgọt (ban nhạc)Châu MỹNguyễn Quang Hải (sinh 1997)Cao KhoaWikipediaTrần Quyết ChiếnThời bao cấpChâu PhiNgân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt NamQuỹ Đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt NamLê Ngọc QuangDanh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPĐài Á Châu Tự DoCôn ĐảoÁo dàiNghệ AnShin Tae-yongVõ Thị Ánh XuânLý Tự TrọngQuang TrungNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiRobert OppenheimerBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamĐội tuyển bóng đá quốc gia Thái LanHổLiếm âm hộViệt Anh (nghệ sĩ)Thuốc láVTV5Nguyễn Văn LongNgườiQuân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamDuyên hải Nam Trung BộNhà NgôHưng YênTrần Hưng ĐạoGoogleDanh sách quốc gia theo dân sốKhổng TửLễ Phục SinhNgày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nướcDiều hoa Miến ĐiệnBảng xếp hạng bóng đá nam FIFATiền GiangVietNamNetHành chính Việt Nam thời Nguyễn2022Trương Hòa BìnhĐắk LắkMỹCách mạng công nghiệp lần thứ baDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtQuân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt NamDinh Độc LậpVòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2026 khu vực châu Á (Vòng 2)Nhà Mạc🡆 More