Người Ukraina

Người Ukraina (tiếng Ukraina: українці, chuyển tự ukraintsi, phát âm ) là một dân tộc Đông Slav bản địa tại Ukraina.

Bản ngữ của người Ukraina là tiếng Ukraina. Đa số người Ukraina là tín đồ Chính thống giáo Đông phương, một số người Ukraina theo Công giáo.

Người Ukraina
Українці
Tổng dân số
k. 36-42 triệu
Người Ukraina
Khu vực có số dân đáng kể
Ukraina 38.641.693 (2023)
Nga1.864.000 (2023)
Ba Lan1.651.918 (2023)
Canada1.359.655 (2016)
Đức1.125.000 (2023)
Hoa Kỳ1.028.492 (2016)
Brazil600.000–1.500.000 (2015)
Cộng hòa Séc636.282 (2023)
Ý347.183 (2023)
Kazakhstan387.000 (2021)
Argentina305.000 (2007)
Tây Ban Nha264.528 (2023)
Romania251.923 (2023)
Slovakia228.637 (2023)
Moldova181.035 (2014)
Belarus159.656 (2019)[1]
Uzbekistan124.602 (2015)
Pháp106.697 (2017)
Thổ Nhĩ Kỳ95.000 (2022)
Latvia50.699 (2018)
Bồ Đào Nha45.051 (2015)
Australia38.791 (2014)
Hy Lạp32.000 (2016)
Israel30.000–90.000 (2016)
Anh23.414 (2015)
Estonia23.183 (2017)
Gruzia22.263 (2015)
Azerbaijan21.509 (2009)
Kyrgyzstan12.691 (2016)
Litva12.248 (2015)
Đan Mạch12.144 (2018)
Paraguay12.000–40.000 (2014)
Áo12.000 (2016)
UAE11.145 (2017)
Thụy Điển11.069 (2019)
Hungary10.996 (2016)
Uruguay10.000–15.000 (1990)
Thụy Sĩ6.681 (2017)
Phần Lan5.000 (2016)
Jordan5.000 (2016)
Hà Lan98.010 (2023)
Ngôn ngữ
Ukraina,
Tôn giáo
Đa số theo Chính thống giáo Đông phương, thiểu số theo Công giáo (Công giáo Hy Lạp Ukraina và Công giáo Latinh)
Sắc tộc có liên quan
Người Đông Slav khác
như Nga, Belarus, Cossack

Dưới thời Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva, Đế quốc Áo rồi Áo-Hung, cư dân Đông Slav sống tại lãnh thổ nay là Ukraina được gọi là người Ruthenia, ám chỉ đến lãnh thổ Ruthenia; người Ukraina sống dưới quyền Đế quốc Nga được gọi là người Tiểu Nga, đặt theo lãnh thổ Tiểu Nga. Tên dân tộc Người Ukraina Ukraina là một thuật ngữ có liên hệ với Quốc gia hetman Cossack, được sử dụng sau phong trào phục hưng dân tộc Ukraina. Di sản Cossack thường xuyên được nhấn mạnh, chẳng hạn như trong quốc ca Ukraina.

Các công dân của Ukraina cũng được gọi là người Ukraina bất kể nguồn gốc dân tộc của họ.

Tên dân tộc Người Ukraina

Tên dân tộc Người Ukraina người Ukraina chỉ được sử dụng rộng rãi trong thế kỷ 20 sau khi lãnh thổ Ukraina giành được địa vị quốc gia riêng biệt vào năm 1917. Từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, phần phía tây của lãnh thổ nay là Nga thuộc châu Âu, cùng với lãnh thổ miền bắc Ukraina và Belarus (Tây Rus) phần lớn được gọi là Rus, kế tục truyền thống của Kiev Rus'. Người dân trên các lãnh thổ này thường được gọi là Rus hoặc Rusyn (gọi là Ruthenia tại Tây Âu và Trung Âu).

Tiếng Ukraina giống như tiếng Nga và Belarus hiện đại đều bắt nguồn từ tiếng Đông Slav Cổ. Tại Tây Âu và Trung Âu thì ngôn ngữ này được gọi là "tiếng Ruthenia". Trong thế kỷ 16 và 17, khi Sich Zaporozhia được thành lập, tên gọi Ukraina và người Ukraina bắt đầu được sử dụng tại Sloboda Ukraina. Sau khi Sich Zaporozhia suy tàn và Đế quốc Nga thiết lập quyền bá chủ tại Ukraina tả ngạn, người Nga gọi người Ukraina một cách rộng rãi hơn bằng tên gọi "người Tiểu Nga" (Malorossy), đa số giới tinh hoa Ukraina tán thành danh tính Tiểu Nga và tiếp nhận tiếng Nga (do tiếng Ukraina bị đặt ngoài vòng pháp luật trong hầu hết bối cảnh). Ngoại danh này (ngày nay được cho là một sự áp đặt nhục nhã của đế quốc) không được phổ biến rộng rãi trong tầng lớp nông dân vốn chiếm đa số trong dân cư. Các nông dân Ukraina vẫn gọi quốc gia của họ là "Ukraina" (một tên gọi có liên hệ với Sich Zaporozhia, với Quốc gia hetman và với cuộc đấu tranh chống lại người Ba Lan, người Nga, người Thổ Nhĩ Kỳ và người Tatar Krym) và gọi bản thân cùng ngôn ngữ của họ là người Ruthenia/tiếng Ruthenia.[cần câu trích dẫn để xác minh]

Cuốn sách Eneyida (Aeneid) của Ivan Kotliarevsky được xuất bản vào năm 1798 đã giúp thiết lập ngôn ngữ Ukraina hiện đại, cùng với sự hồi sinh sau đó của truyền thống và văn hóa dân tộc, tên dân tộc Ukraina và khái niệm về ngôn ngữ Ukraina trở nên nổi bật hơn vào đầu thế kỷ 19 và dần dần thay thế các từ "Rusyn" và "Ruthenia". Ở những khu vực nằm ngoài quyền kiểm soát của nhà nước Nga/Liên Xô cho đến giữa thế kỷ 20 (Tây Ukraina), người Ukraina được gọi bằng những cái tên đã có từ trước của họ. Tên gọi người Ukraina ban đầu được sử dụng phổ biến tại miền Trung Ukraina và không có chỗ đứng vững chắc tại Galicia và Bukovina cho đến cuối thế kỷ 19, tại Ngoại Karpat cho đến thập niên 1930, và tại vùng Prešov cho đến cuối thập niên 1940.

Tên gọi hiện đại Ukraintsi (người Ukraina) bắt nguồn từ Ukraina, một tên gọi được ghi lại lần đầu vào năm 1187. Một số thuyết khoa học cố gắng giải thích từ nguyên của thuật ngữ này. Theo thuyết truyền thống, nó bắt nguồn từ gốc Slav nguyên thủy *kraj-, có hai nghĩa, một nghĩa là quê hương như trong "nash rodnoi kraj" (quê hương chúng ta), và nghĩa khác là "rìa, ranh giới", và ban đầu có nghĩa là "ngoại vi", "miền biên giới" hay "khu vực biên giới". Theo thuyết khác thì thuật ngữ ukraina cần được phân biệt với thuật ngữ okraina: trong khi thuật ngữ sau có nghĩa là "miền biên giới", thuật ngữ trước mang nghĩa "mảnh đất bị cắt" nên mang hàm nghĩa "đất của chúng tôi", "đất được giao cho chúng tôi".

Trong ba thế kỷ qua, dân cư Ukraina trải qua các thời kỳ Ba Lan hoá và Nga hóa, nhưng họ vẫn bảo tồn một nền văn hóa chung và ý thức về bản sắc chung.

Phân bổ địa lý Người Ukraina

Người Ukraina 
Người Ukraina định cư trên khắp thế giới vào năm 1920
Người Ukraina 
"Bản đồ dân tộc học Ukraina" được in ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vùng đất có nhiều người dân tộc Ukraina sinh sống có màu hoa hồng.
Người Ukraina 
Dân số người dân tộc Ukraina tại Ukraina theo tỉnh (2001)

Hầu hết người dân tộc Ukraina sinh sống tại Ukraina, tại quốc gia này họ chiếm khoảng 3/4 dân số. Cộng đồng người Ukraina đông nhất bên ngoài Ukraina là tại Nga với khoảng 1,9 triệu công dân Nga nhận là thuộc dân tộc Ukraina, trong khi hàng triệu công dân Nga khác (chủ yếu tại miền Nam Nga) có một phần tổ tiên là người Ukraina. Chẳng hạn như cư dân vùng Kuban bị dao động giữa ba danh tính: Ukraina, Nga (một danh tính được chế độ Xô viết ủng hộ) và "Cossack". Khoảng 800.000 người có tổ tiên Ukraina sống tại Viễn Đông Nga trong một khu vực từng được gọi là "Ukraina Xanh".

Trong một cuộc thăm dò quốc gia năm 2011 tại Ukraina, 49% người Ukraina cho biết họ có người thân sống tại Nga.

Theo một số giả định trước đây, ước tính có gần 2,4 triệu người có nguồn gốc Ukraina sống tại Bắc Mỹ (1.359.655 tại Canada và 1.028.492 tại Hoa Kỳ). Một lượng lớn người gốc Ukraina sống tại Brazil (600.000), Kazakhstan (338.022), Moldova (325.235), Argentina (305.000), (Đức) (272.000), Ý (234.354), Belarus (225.734), Uzbekistan (124.602), Cộng hoà Séc (110.245), Tây Ban Nha (90.530–100.000) và Romania (51.703–200.000). Ngoài ra còn có các cộng đồng người Ukraina đông đảo tại các quốc gia như Latvia, Bồ Đào Nha, Pháp, Úc, Paraguay, Anh, Israel, Slovakia, Kyrgyzstan, Áo, Uruguay và Nam Tư cũ. Nói chung, cộng đồng người Ukraina có mặt ở hơn 120 quốc gia trên thế giới.

Số người Ukraina tại Ba Lan lên khoảng 51.000 người vào năm 2011 (theo điều tra dân số Ba Lan). Kể từ năm 2014, người Ukraina gia tăng mạnh việc nhập cư sang Ba Lan. Dữ liệu cho thấy lượng công nhân nhập cư Ukraina tại Ba Lan ở mức 1,2 – 1,3 triệu vào năm 2016.

Trong những thập niên cuối của thế kỷ 19, nhiều người Ukraina bị chế độ chuyên quyền Sa hoàng Nga buộc phải chuyển đến các khu vực thuộc Nga tại châu Á, trong khi nhiều người Slav dưới quyền cai trị của Áo-Hung đã di cư đến Tân Thế giới để tìm kiếm việc làm và cơ hội kinh tế tốt hơn. Ngày nay, các cộng đồng dân tộc thiểu số Ukraina quy mô lớn cư trú tại Nga, Canada, Hoa Kỳ, Brazil, Kazakhstan, Ý và Argentina. Theo một số nguồn tin, khoảng 20 triệu người bên ngoài Ukraina được xác định là có nguồn gốc dân tộc Ukraina, tuy nhiên dữ liệu chính thức của các quốc gia tương ứng đưa ra cộng lại không quá 10 triệu. Người Ukraina có một trong những cộng đồng tha hương lớn nhất trên thế giới.[cần dẫn nguồn]

Nguồn gốc Người Ukraina

Người Đông Slav xuất hiện từ người Slav sơ khởi trong các cuộc di cư của người Slav vào thế kỷ 6 và 7. Nhà nước Kiev Rus' thống nhất người Đông Slav vào thế kỷ 9 đến 13. Các bộ lạc Đông Slav được cho là "người Ukraina nguyên thủy" bao gồm người Volyn, người Drevlya, người Poliania, và người Severia và ít quan trọng hơn là người Ulich, người Tivertsi, và người Croat Trắng. Sử gia người Goth Jordanes và các tác gia Byzantine thế kỷ 6 kể tên hai nhóm người sống tại phần đông-nam của châu Âu: Sclavin (Tây Slav) và Antes. Người Poliania được xác định là nhóm người sáng lập thành phố Kyiv và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhà nước Kiev Rus'. Vào đầu thế kỷ thứ 9, người Varangia sử dụng các tuyến đường thủy của Đông Âu để tấn công quân sự và cho mậu dịch, đặc biệt là tuyến đường mậu dịch từ người Varangia đến người Hy Lạp. Cho đến thế kỷ 11, những người Varangia này còn có vai trò là những đội quân đánh thuê chủ chốt cho một số vương công tại Kyiv thời trung cổ, cũng như cho một số hoàng đế Byzantine, trong khi những người khác chiếm giữ các vị trí hành chính quan trọng trong xã hội Kiev Rus', và cuối cùng bị Slav hoá. Một số tên gọi tiếng Ukraina còn cho thấy dấu vết nguồn gốc Norse do ảnh hưởng từ thời kỳ này, ngoài ra còn có các dấu vết văn hóa khác.

Các nhóm Đông Slav riêng biệt bắt đầu xuất hiện sự khác biệt vào cuối thời kỳ trung cổ, và dải phương ngữ liên tục Đông Slav được phát triển trong Thịnh vượng chung Ba Lan–Litva, khi tiếng Ruthenia nổi lên thành một tiêu chuẩn văn viết. Sự phát triển tích cực về khái niệm dân tộc Ukraina và ngôn ngữ Ukraina bắt đầu từ phong trào phục hưng dân tộc Ukraina vào đầu thế kỷ 19, khi người Ruthenia (Руські) đổi tên theo tên khu vực. Trong thời kỳ Xô viết (1917–1991), sử học chính thức nhấn mạnh "sự thống nhất văn hóa của 'người Ukraina nguyên thủy' và 'người Nga nguyên thủy' trong thế kỷ thứ năm và thế kỷ thứ sáu".

Di truyền học

Người Ukraina 
Các cuộc di cư thời đại đồ đá mới khoảng 5000–4000 TCN. Người thuộc văn hóa Sredny Stog Ấn-Âu nguyên thủy là kết quả của sự kết hợp di truyền giữa người săn bắt-hái lượm Đông Âu và người săn bắt–hái lượm Kavkaz.

Người Ukraina, giống như hầu hết người châu Âu, phần lớn có nguồn gốc từ ba dòng dõi riêng biệt: Những người săn bắn-hái lượm thời đại đồ đá giữa, xuất thân từ các quần thể gắn liền với nền văn hóa đồ đá cũ Epigravettia; các nông dân châu Âu sơ khởi thời đại đồ đá mới di cư từ Anatolia trong Cách mạng đồ đá mới 9.000 năm trước; và các mục dân thảo nguyên Yamnaya bành trướng sang châu Âu từ thảo nguyên Pontic–Caspia của Ukraina và miền Nam Nga trong bối cảnh các cuộc di cư Ấn-Âu 5.000 năm trước.

Trong một cuộc khảo sát 97 bộ gen về tính đa dạng trong trình tự bộ gen đầy đủ của những người tự nhận là dân tộc Ukraina đến từ Ukraina, một nghiên cứu đã xác định được hơn 13 triệu biến thể di truyền, chiếm khoảng 1/4 tổng số đa dạng di truyền được phát hiện tại châu Âu. Trong số này, gần 500.000 biến thể trước đây không được ghi nhận và có thể là độc nhất đối với nhóm dân cư này. Các đột biến có liên quan về mặt y tế phổ biến trong bộ gen của Ukraina khác biệt đáng kể so với các trình tự bộ gen khác của châu Âu, đặc biệt là từ Tây Âu và Nga.[cần dẫn nguồn] Bộ gen của người Ukraina tạo thành một cụm duy nhất nằm giữa một bên là miền Bắc, và một bên là dân cư Tây Âu.

Người Ukraina 
Phân tích thành phần chính của dân cư châu Âu từ Dự án bộ gen Ukraina
Người Ukraina 
Sơ đồ cấu trúc của quần thể châu Âu từ Dự án bộ gen Ukraina

Có sự trùng lặp đáng kể với dân cư Trung Âu cũng như với người dân từ Balkan. Ngoài khoảng cách địa lý gần gũi giữa các quần thể này, điều này cũng có thể phản ánh sự đại diện không đầy đủ của mẫu từ các quần thể xung quanh.

Nguồn gen Ukraina bao gồm các nhóm đơn bội Y sau đây, theo thứ tự từ phổ biến nhất:

  • R1a (43%)
  • I2a (23%)
  • R1b (8%)
  • E1b1b (7%)
  • I1 (5%)
  • N1 (5%)
  • J2 (4%)
  • G (3%)
  • T (1%)

Hầu như tất cả người Ukraina R1a đều mang R1a-Z282; R1a-Z282 chỉ được tìm thấy đáng kể ở Đông Âu. Tỉnh Chernivtsi là khu vực duy nhất tại Ukraina nơi nhóm đơn bội I2a xuất hiện thường xuyên hơn R1a, thậm chí ít thường xuyên hơn nhiều so với ở tỉnh Ivano-Frankivsk. So với các láng giềng phía bắc và phía đông, người Ukraina có tỷ lệ tương tự nhóm đơn bội R1a-Z280 (43%) trong dân cư của họ—so với người Belarus, người Nga, và người Litva và (lần lượt là 55%, 46% và 42%). Các nhóm dân cư ở Đông Âu chưa bao giờ là người Slav cũng vậy. Người Ukraina ở tỉnh Chernivtsi (gần biên giới Romania) có tỷ lệ I2a cao hơn so với R1a, điều đặc trưng của khu vực Balkan, nhưng tỷ lệ nhỏ hơn so với người Nga thuộc dòng dõi N1c1 được tìm thấy trong các nhóm người Finn, Balt và Siberia, và cũng ít R1b hơn người Tây Slav. Về mặt phân bố nhóm đơn bội, kiểu gen của người Ukraina gần giống nhất với kiểu của người Belarus. Sự hiện diện của dòng dõi N1c được giải thích là do sự đóng góp của các bộ lạc Finn đã đồng hoá.

Dân tộc liên quan Người Ukraina

Người Ukraina 
Chân dung người Hutsul, sống tại dãy núi Karpat, 1902

Trong Ukraina và các khu vực lân cận, có một số phân nhóm dân tộc riêng biệt khác, đặc biệt là ở miền tây Ukraina: những nơi như Zakarpattia và Halychyna. Trong số đó được biết đến nhiều nhất là người Hutsul, người Volyn, người Boyko và người Lemko (còn được gọi là Karpat-Rusyn – bắt nguồn từ người Ruthenia Karpat), mỗi phân nhóm có khu vực định cư, phương ngữ, trang phục, loại hình nhân chủng học và truyền thống dân gian cụ thể.

Lịch sử Người Ukraina

Lịch sử Người Ukraina sơ khởi

Người Ukraina 
Kostiantyn Ostrozkyi (thân vương, trên trái), Kyrylo Rozumovskyi (hetman, trên phải), Ivan Mazepa (hetman, dưới trái), Ivan Paskevych (thân vương, nguyên soái, dưới phải)
Người Ukraina 
Hồi đáp của người Cossack Zaporozhia đến Sultan Mehmed IV của Ottoman. Ilya Repin vẽ từ 1880 đến 1891. Hai mâu bên trái được bao với các màu sắc truyền thống của Ukraina – xanh/vàng và đỏ/đen.
Người Ukraina 
Ivan Franko, nhà văn và nhà thơ Ukraina
Người Ukraina 
Taras Shevchenko, thi sĩ dân tộc Ukraina

Ukraina có một lịch sử đầy biến động, một phần là bởi vị trí địa lý của nước này. Vào thế kỷ thứ 9, người Varangia từ Scandinavia chinh phục các bộ lạc Slav nguyên thủy trên lãnh thổ Ukraina, Belarus và miền tây nước Nga ngày nay và đặt nền móng cho nhà nước Kiev Rus'. Tổ tiên của dân tộc Ukraina như người Poliania có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và văn minh hóa nhà nước Kiev Rus'. Cuộc chiến giữa các vương công Rus', bắt đầu sau khi Yaroslav Thông thái qua đời khiến cho nhà nước bị phân chia về chính trị thành một số thân vương quốc. Tranh chấp giữa các vương công khiến Kiev Rus' dễ bị bên ngoài tấn công, và cuối cùng cuộc xâm lược của quân Mông Cổ vào năm 1236 và 1240 đã phá hủy nhà nước. Một quốc gia quan trọng khác trong lịch sử Ukraina là Vương quốc Ruthenia (1199–1349).

Nhà nước quan trọng thứ ba đối với người Ukraina là Quốc gia hetman Cossack. Người Cossack của Zaporizhzhia kể từ cuối thế kỷ 15 đã kiểm soát phần hạ lưu của sông Dnepr, nằm giữa Nga, Ba Lan và người Tatar Krym, với thủ đô Sich Zaporozhia được củng cố phòng thủ. Hetman Bohdan Khmelnytsky là một trong những nhân vật chính trị nổi tiếng nhất và đồng thời gây tranh cãi nhất trong lịch sử thời kỳ cận đại của Ukraina. Ông là một nhà lãnh đạo quân sự tài năng, thành tựu lớn nhất của ông trong quá trình cách mạng dân tộc là việc thành lập Quốc gia hetman Cossack của Quân đoàn Zaporozhia (1648–1782). Thời kỳ Hủy diệt vào cuối thế kỷ 17 trong lịch sử Ukraina có đặc trưng là chế độ nhà nước Ukrain tan rã và sự suy tàn nói chung. Trong thời kỳ Hủy diệt, Ukraina bị chia cắt dọc theo sông Dnepr thành Ukraina tả ngạn và Ukraina hữu ngạn, và hai nửa này trở nên thù địch với nhau. Các nhà lãnh đạo Ukraina trong thời kỳ này được đánh giá phần lớn là những kẻ cơ hội và có ít tầm nhìn, họ không thể tập hợp được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng cho các chính sách của họ. Có khoảng 4 triệu người Ukraina vào cuối thế kỷ 17.

Vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ nhất, một cuộc đấu tranh mạnh mẽ vì một nhà nước Ukraina độc lập được phát triển trên các lãnh thổ miền trung Ukraina, cho đến năm 1917 thì vùng này vẫn là một phần của Đế quốc Nga. Chính phủ Ukraina mới thành lập được gọi là Rada Trung ương, đứng đầu là Mykhailo Hrushevsky. Chính phủ ban hành bốn phổ cập, trong đó phổ cập thứ tư vào ngày 22 tháng 1 năm 1918 đã tuyên bố độc lập và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Ukraina (UNR) vào ngày 25 tháng 1 năm 1918. Phiên họp của Rada Trung ương ngày 29 tháng 4 năm 1918 phê chuẩn Hiến pháp của Cộng hòa Nhân dân Ukraina và bầu Hrushevsky làm tổng thống.

Thời Liên Xô

Người Ukraina 
Một cô gái tại Kharkiv trong Holodomor
Người Ukraina 
Valentin Glushko, nhà thiết kế động cơ tên lửa trong chương trình không gian của Liên Xô.

Trong thập niên 1920, theo chính sách Ukraina hóa do nhà lãnh đạo cộng sản dân tộc Mykola Skrypnyk theo đuổi, giới lãnh đạo Liên Xô khuyến khích sự phục hưng về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc Ukraina. Ukraina hóa là một phần trong chính sách Korenizatsiia (nghĩa đen là bản địa hóa) trên toàn Liên Xô.

Trong thời gian 1932–1933, hàng triệu người Ukraina bị chế độ Xô viết bỏ đói, dẫn đến nạn đói lớn được gọi là Holodomor. Chế độ Xô viết giữ im lặng về Holodomor và không cung cấp viện trợ nào cho các nạn nhân hoặc những người sống sót. Nhưng tin tức và thông tin về những gì đang diễn ra đã đến được phương Tây và gây ra phản ứng của công chúng ở Tây Ukraina do Ba Lan cai trị và trong cộng đồng người Ukraina tha hương. Kể từ thập niên 1990, nhà nước Ukraina độc lập, đặc biệt là dưới thời Tổng thống Viktor Yushchenko, các phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ chức học thuật Ukraina, nhiều chính phủ nước ngoài, hầu hết các học giả Ukraina và nhiều học giả nước ngoài đã nhìn nhận và viết về Holodomor là tội ác diệt chủng và đưa ra các tuyên bố và ấn phẩm chính thức liên quan đến vấn đề đó. Các ước tính học thuật hiện đại về thiệt hại trực tiếp về nhân mạng do nạn đói nằm trong khoảng 2,6 triệu (3–3,5 triệu) và 12 triệu mặc dù các con số cao hơn nhiều thường được công bố trên các phương tiện truyền thông và được trích dẫn trong các cuộc tranh luận chính trị. Tính đến tháng 3 năm 2008, quốc hội Ukraina và chính phủ của một số quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã công nhận Holodomor là một hành động diệt chủng.

Sau Cuộc xâm chiếm Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, quân đội Đức và Liên Xô phân chia lãnh thổ Ba Lan. Do đó, Đông Galicia và Volyn cùng dân cư Ukraina tại đó trở thành một phần của Ukraina Xô viết. Khi quân đội Đức xâm chiếm Liên Xô vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, những khu vực đó tạm thời trở thành một phần của Reichskommissariat Ukraina do Đức Quốc xã kiểm soát. Tổng cộng, số người dân tộc Ukraina chiến đấu trong hàng ngũ Quân đội Liên Xô ước tính từ 4,5 triệu đến 7 triệu. Lực lượng du kích ủng hộ Liên Xô tại Ukraina ước tính là 47.800 người từ khi bắt đầu chiếm đóng và lên đến 500.000 người vào thời kỳ đỉnh cao trong năm 1944, với khoảng 50% là người dân tộc Ukraina. Trong số ước tính 8,6 triệu tổn thất nhân mạng của quân đội Liên Xô, có 1,4 triệu người thuộc dân tộc Ukraina.

Bản đồ lịch sử Ukraina

Nhà nước Ukraina đã chiếm giữ một số vùng lãnh thổ kể từ khi thành lập ban đầu. Tuy nhiên, hầu hết các lãnh thổ này đều nằm ở Đông Âu, như được mô tả trong các bản đồ trong thư viện bên dưới, đôi khi cũng đã mở rộng sang Âu-Á và Đông Nam Âu. Đôi khi nhà nước Ukraina cũng biến mất rõ ràng, vì lãnh thổ của họ trong một số trường hợp bị các nước láng giềng hùng mạnh hơn sáp nhập.

Bản sắc dân tộc Người Ukraina

Người Ukraina 
Cossack Mamay, một trong số nhân cách hóa dân tộc của người Ukraina.

Thời kỳ bước ngoặt trong quá trình phát triển ý thức dân tộc Ukraina hiện đại là cuộc đấu tranh giành độc lập trong quá trình thành lập Cộng hòa Nhân dân Ukraina từ năm 1917 đến năm 1921. Chế độ Joseph Stalin bắt đầu một nỗ lực có phối hợp nhằm đảo ngược sự phát triển của ý thức dân tộc Ukraina vào cuối thập niên 1920, và tiếp tục với những gián đoạn nhỏ cho đến thời điểm gần đây. Nạn đói 1932–33 do con người tạo ra, việc trục xuất những người được gọi là kulak, sự hủy diệt về mặt thể chất của tầng lớp trí thức có ý thức dân tộc, và khủng bố nói chung được sử dụng để tiêu diệt và khuất phục dân tộc Ukraina. Ngay cả sau khi Joseph Stalin mất, khái niệm về một dân tộc Xô Viết đa sắc tộc nhưng Nga hóa đã chính thức được đề cao, theo đó các dân tộc không phải Nga sẽ bị xếp xuống vị thế hạng hai[cần dẫn nguồn]. Mặc dù vậy, nhiều người Ukraina vẫn đóng những vai trò nổi bật tại Liên Xô, bao gồm cả những nhân vật của công chúng như Semen Tymoshenko.

Tuy nhiên, việc thành lập một nước Ukraina có chủ quyền và độc lập vào năm 1991 chỉ ra sự thất bại của chính sách "hợp nhất các dân tộc" và sức mạnh bền bỉ của ý thức dân tộc Ukraina. Ngày nay, một trong những hậu quả của những hành động này là chứng sợ Ukraina.

Chủ nghĩa song văn hóa đặc biệt hiện diện ở miền đông nam Ukraina, nơi có cộng đồng thiểu số người Nga đông đảo. Quá trình thuộc địa hóa trong lịch sử của Ukraina là một nguyên nhân tạo ra sự nhầm lẫn về bản sắc dân tộc cho đến ngày nay. Nhiều công dân Ukraina đã tiếp nhận bản sắc dân tộc Ukraina trong vài chục năm qua. Theo khái niệm dân tộc thống trị ở Đông Âu, người Ukraina là những người có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Ukraina (một tiêu chí khách quan) cho dù họ có ý thức dân tộc hay không, và tất cả những người tự nhận mình là người Ukraina (tiêu chí chủ quan) dù họ có nói hay không tiếng Ukraina.

Những nỗ lực nhằm giới thiệu một khái niệm chính trị-lãnh thổ về dân tộc Ukraina theo mô hình Tây Âu (do triết gia chính trị Vyacheslav Lypynsky trình bày) đã không thành công cho đến những năm 1990. Lòng trung thành với lãnh thổ cũng được thể hiện bởi các dân tộc thiểu số có lịch sử sống tại Ukraina. Tuyên bố chính thức về chủ quyền của Ukraina ngày 16 tháng 7 năm 1990 tuyên bố rằng "công dân nước Cộng hòa thuộc mọi dân tộc tạo thành người dân Ukraina."

Văn hóa Người Ukraina

Người Ukraina 
Chân dung người phụ nữ Ukraina trong trang phục dân tộc, 1860.
Người Ukraina 
Anatoliy Solovianenko, một giọng nam cao opera người Ukraina
Người Ukraina 
Đạo diễn điện ảnh Liên Xô gốc Ukraina Sergei Bondarchuk

Do vị trí địa lý của Ukraina, văn hóa của họ chủ yếu thể hiện ảnh hưởng của Đông Âu cũng như ở một mức độ nào đó là từ Trung Âu (chủ yếu ở khu vực phía Tây). Qua nhiều năm, văn hoá Ukraina bị ảnh hưởng từ những nguồn như các phong trào thời Đế quốc Byzantine và thời Phục hưng. Ngày nay, nước này có phần bị chia rẽ về mặt văn hóa, các khu vực phía tây chịu ảnh hưởng Trung Âu mạnh mẽ hơn và các khu vực phía đông thể hiện ảnh hưởng đáng kể của Nga. Một văn hóa Kitô giáo mạnh mẽ chiếm ưu thế trong nhiều thế kỷ, nhưng Ukraina cũng là trung tâm xung đột giữa các phạm vi ảnh hưởng của Công giáo, Chính thống giáo và Hồi giáo.

Ngôn ngữ

Người Ukraina 
Sự phổ biến của tiếng Ukraina vào đầu thế kỷ 20
Người Ukraina 
Dân số có tiếng mẹ đẻ là tiếng Ukraina tại Ukraina (2001)

Tiếng Ukraina (украї́нська мо́ва, ukraі́nska móva) là một ngôn ngữ của phân nhóm Đông Slav của nhóm ngôn ngữ Slav. Đây là ngôn ngữ nhà nước chính thức duy nhất của Ukraina. Tiếng Ukraina dạng viết sử dụng bảng chữ cái Ukraina, một trong các bảng chữ cái dựa trên bảng chữ cái Kirin.

Ngôn ngữ Ukraina có nguồn gốc từ tiếng Slav Đông Cổ của nhà nước Kiev Rus' thời trung cổ. Trong giai đoạn đầu, nó được gọi là tiếng Ruthenia trong tiếng Latin. Tiếng Ukraina, cùng với tất cả các ngôn ngữ Đông Slav khác, là hậu duệ trực hệ của ngôn ngữ thông tục được sử dụng tại Kiev Rus' (thế kỷ 10–13).

Mặc dù Hãn quốc Kim Trướng bố trí quan chức tại các khu vực quan trọng của Kiev Rus', thực hiện cưỡng bức tái định cư và thậm chí đổi tên các trung tâm đô thị cho phù hợp với ngôn ngữ của họ, nhưng người Mông Cổ không cố gắng tiêu diệt xã hội và văn hóa Kiev Rus'. Sau khi người Mông Cổ phá hủy Kiev Rus' vào thế kỷ 13, hoạt động văn học tại Ukraina suy giảm. Một cuộc hồi sinh bắt đầu vào cuối thế kỷ 18 ở miền đông Ukraina với các giai đoạn văn học và học thuật chồng chéo, vào thời điểm mà nỗi nhớ về quá khứ Cossack và sự oán giận vì mất quyền tự chủ vẫn còn đọng lại.

Ngôn ngữ này vẫn tồn tại bất chấp nhiều thời kỳ bị cấm và/hoặc bị ngăn cản trong suốt nhiều thế kỷ, nó vẫn luôn duy trì được một cơ sở đủ lớn trong người dân Ukraina, có các bài hát dân gian, nhạc sĩ lưu động và các tác giả nổi tiếng.

Một bộ phận lớn công dân Ukraina nói tiếng Nga. Theo điều tra dân số Ukraina năm 2001, 67,5% người Ukraina (công dân Ukraina) và 85,2% người dân tộc Ukraina nhận tiếng Ukraina là tiếng mẹ đẻ của họ và 14,8% nhận tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của họ. Cuộc điều tra dân số này không bao gồm người Ukraina sống ở các nước khác.

Tôn giáo

Người Ukraina 
Nhà thờ chính tòa Thánh Sophia, Kyiv.

Ukraina là nơi sinh sống của các bộ lạc ngoại giáo cho đến khi nghi thức Byzantine Cơ đốc giáo được du nhập vào thiên niên kỷ thứ nhất. Các nhà văn sau này, những người tìm cách đặt Cơ đốc giáo Kiev ngang hàng với Cơ đốc giáo Byzantine, đã tưởng tượng rằng đích thân Sứ đồ Anrê đã đến thăm địa điểm nơi thành phố Kyiv được xây dựng sau này.

Tuy nhiên, chỉ đến thế kỷ thứ 10, quốc gia Kiev Rus' mới bị ảnh hưởng bởi Đế quốc Byzantine; cuộc cải đạo đầu tiên được biết đến là khi Công chúa Thánh Olga đến Constantinople vào năm 945 hoặc 957. Vài năm sau, cháu trai của bà là Thân vương Vladimir đã rửa tội cho người dân của ông ở sông Dnepr. Sự kiện này bắt đầu một lịch sử lâu dài Chính thống giáo Đông phương thống trị ở Ruthenia (Ukraina).

Người Ukraina phần lớn theo Chính thống giáo Đông phương và họ là nhóm ngôn ngữ-dân tộc lớn thứ hai trong Chính thống giáo Đông phương trên thế giới. Người Ukraina có Giáo hội Chính thống giáo Ukraina tự quyết của riêng họ do Giám mục đô thành Epiphanius đứng đầu, đây là giáo hội phổ biến nhất và ở các khu vực nhỏ của Ukraina còn có Giáo hội Chính thống giáo Ukraina thuộc thẩm quyền của Tòa thượng phụ Moskva. Do Nga xâm chiếm Ukraina nên bản sắc tôn giáo của người Ukraina chịu ảnh hưởng.

Người Ukraina 
Lễ rước của Công giáo Hy Lạp Ukraina

Ở khu vực miền Tây được gọi là Halychyna, Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina, một trong các Giáo hội Công giáo nghi thức Đông phương, có số lượng thành viên đông đảo. Kể từ khi Liên Xô sụp đổ đã có sự phát triển của các nhà thờ Tin lành và Rodnovery, một tôn giáo ngoại giáo Slav đương đại.

Một cuộc khảo sát năm 2020 do Trung tâm Razumkov thực hiện cho thấy phần lớn người dân Ukraina theo đạo Cơ đốc (81,9%). Trong số những người theo đạo Cơ đốc này, 75,4% theo Chính thống giáo Đông phương (34% theo Giáo hội Chính thống giáo Ukraina và 13,8% theo Tòa Thượng phụ Moskva, và 27,6% chỉ trả lời là theo Chính thống giáo), 8,2% là người Công giáo Hy Lạp, 7,1% người chỉ trả lời là theo Cơ đốc giáo, 1,9% là người theo đạo Tin lành và 0,4% là người Công giáo Latinh. Tính đến năm 2016, 16,3% dân số không theo tôn giáo nào và 1,7% theo các tôn giáo khác. Theo cuộc khảo sát tương tự, 70% dân số Ukraina tuyên bố là tín đồ, nhưng không thuộc bất kỳ nhà thờ nào. 8,8% không tự nhận mình theo bất kỳ giáo phái nào và 5,6% khác tự nhận mình là người không tín ngưỡng.

Âm nhạc

Người Ukraina 
Nhà hát Opera Odesa

Âm nhạc Ukraina kết hợp nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài. Nó cũng có những điểm độc đáo Slav và Cơ đốc bản địa rất mạnh mẽ, có các yếu tố được sử dụng bởi các dân tộc láng giềng.

Văn học truyền khẩu dân gian, thơ ca và các bài hát (chẳng hạn như duma) của Ukraina là một trong những đặc điểm văn hóa dân tộc đặc biệt nhất của người Ukraina. Âm nhạc tôn giáo tồn tại ở Ukraina trước khi Cơ đốc giáo chính thức được tiếp nhận, dưới hình thức bài hát đơn giản "obychnyi spiv" hay "musica practica". Âm nhạc truyền thống Ukraina dễ dàng được nhận ra bởi giai điệu có phần u sầu. Nó lần đầu tiên được biết đến bên ngoài Ukraina vào thế kỷ 15 khi các nhạc sĩ từ Ukraina biểu diễn trước triều đình Ba Lan (sau này là ở Nga).

Một số lượng lớn các nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới đã được đào tạo hoặc sinh ra tại Ukraina, trong số đó có những cái tên nổi tiếng như Dmitry Bortniansky, Sergei Prokofiev, Myroslav Skoryk. Ukraina cũng có khi được thừa nhận là trung tâm âm nhạc của Đế quốc Nga trước đây, là nơi có học viện âm nhạc chuyên nghiệp đầu tiên của đế quốc được mở cửa vào giữa thế kỷ 18 và sản sinh ra nhiều nhạc sĩ và nhà soạn nhạc ban đầu.

Vũ đạo

Người Ukraina 
Vũ đạo Ukraina Hopak.

Vũ đạo Ukraina đề cập đến vũ đạo dân gian truyền thống của các dân tộc Ukraina. Ngày nay, vũ đạo Ukraina chủ yếu được thể hiện bởi những gì các nhà dân tộc học, các nhà nghiên cứu dân gian và các nhà sử học khiêu vũ gọi là "Các vũ đạo sân khấu-dân gian Ukraina", là sự thể hiện cách điệu của các điệu múa truyền thống và các chuyển động đặc trưng của chúng, được biên đạo cho các buổi biểu diễn vũ đạo hòa nhạc. Loại hình nghệ thuật cách điệu này đã thấm vào văn hóa Ukraina đến mức rất ít hình thức vũ đạo truyền thống thuần túy của Ukraina nào còn tồn tại cho đến ngày nay.

Vũ đạo Ukraina thường được mô tả là tràn đầy năng lượng, nhịp độ nhanh và mang tính giải trí, cùng với những quả trứng Phục sinh truyền thống (pysanky), nó là một ví dụ điển hình về văn hóa Ukraina được công nhận và đánh giá cao trên toàn thế giới.

Biểu tượng

Quốc kỳ Ukraina có hình chữ nhật với hai màu xanh lam và vàng. Các khoảng màu có cùng hình thức và kích thước bằng nhau. Màu sắc của lá cờ tượng trưng cho bầu trời xanh trên những cánh đồng lúa mì vàng. Quốc kỳ được thiết kế cho hội nghị của Hội đồng Ruthenia Tối cao họp tại Lviv vào tháng 10 năm 1848. Màu sắc của nó dựa trên quốc huy của Vương quốc Ruthenia.

Quốc huy Ukraina có cùng màu sắc trên quốc kỳ Ukraina: khiên màu xanh với cây đinh ba màu vàng—biểu tượng của các bộ lạc Đông Slav cổ đại từng sống tại Ukraina, sau này được những người cai trị Ruthenia và Kiev Rus' tiếp nhận.

Xem thêm

  • Nhân khẩu Ukraina
  • Danh sách những người cai trị Ukraina
  • Danh sách người Ukraina
  • Di chuyển dân cư Liên Xô
  • Phương ngữ tiếng Ukraina

Tham khảo

Ghi chú

Nguồn

Đọc thêm

  • Vasyl Balushok, "How Rusyns Became Ukrainians", Zerkalo Nedeli (the Mirror Weekly), July 2005. Available in Russian and in Ukrainian.
  • Vasyl Balushok, "When was the Ukrainian nation born?", Zerkalo Nedeli (the Mirror Weekly), 23 April – 6 May 2005. Available in Russian and in Ukrainian.
  • Dmytro Kyianskyi, "We are more "Russian" then they are: history without myths and sensationalism", Zerkalo Nedeli (the Mirror Weekly), 27 January – 2 February 2001. Available in Russian and in Ukrainian.
  • Oleg Chirkov, "External migration – the main reason for the presence of a non-Ukrainian ethnic population in contemporary Ukraine". Zerkalo Nedeli (the Mirror Weekly), 26 January – 1 February 2002. Available in Russian and in Ukrainian.
  • Halyna Lozko, "Ukrainian ethnology. Ethnographic division of Ukraine" Available in Ukrainian Lưu trữ 7 tháng 4 2022 tại Wayback Machine.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Các dân tộc Slav

Tags:

Tên dân tộc Người UkrainaPhân bổ địa lý Người UkrainaNguồn gốc Người UkrainaDân tộc liên quan Người UkrainaLịch sử Người UkrainaBản sắc dân tộc Người UkrainaVăn hóa Người UkrainaNgười UkrainaGiáo hội Chính thống giáo Đông phươngNgười Đông SlavTiếng UkrainaUkraina

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Khởi nghĩa Hai Bà TrưngMỹ TâmLê Long ĐĩnhALê Minh KhuêHàn QuốcMông CổBóng đáĐắk LắkChính phủ Việt NamHành chính Việt Nam thời NguyễnĐèo CảLịch sử Việt NamPhong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)RXXXTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamNgười ChămTF EntertainmentManchester United F.C.League of Legends Champions KoreaNhà HánNguyễn Duy NgọcFansipanTháp RùaĐế quốc La MãSẻ DarwinĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamFRobloxChiến tranh LạnhMassage kích dụcTLương Thế VinhBùi Văn CườngToán họcĐài Á Châu Tự DoSóng thầnĐà LạtTam ThểBạc LiêuTrương Thị MaiPhạm Nhật VượngMai (phim)Phim khiêu dâmBitcoinNguyễn Minh Châu (nhà văn)Tô LâmBảy hoàng tử của Địa ngụcNewJeansVụ đắm tàu RMS TitanicBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamKim Soo-hyunChợ Bến ThànhNguyễn Chí ThanhThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanhHồ Xuân HươngChùa Thiên MụChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtHuy CậnMặt trăng ôm mặt trờiNguyễn Đình ThiBình ĐịnhDân số thế giớiSteve JobsVạn Lý Trường ThànhĐinh Tiến DũngTín ngưỡng thờ Mẫu Việt NamChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtSự kiện Thiên An MônCarles PuigdemontTwitterTrung du và miền núi phía BắcVụ phát tán video Vàng AnhHổNguyễn Văn Nên🡆 More