Việt Nam Người Thổ

Người Thổ hay còn gọi là người Cuối hay người Mọn là một nhóm dân tộc Việt-Mường có vùng cư trú chính ở phần phía tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam; được công nhận là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam.

Trước 1945, người Thổ được coi là người Mường và không có định danh dân tộc riêng.

Người Thổ
Việt Nam Người Thổ
Trang phục Việt Nam Người Thổ truyền thống của người Thổ
Tổng dân số
91.430 (2019)
Khu vực có số dân đáng kể
Việt Nam: phía tây tỉnh Nghệ An
Ngôn ngữ Việt Nam Người Thổ
Tiếng Việt, tiếng Thổ
Tôn giáo
Phật giáo, vật linh

Người Thổ có nhiều nhóm khác nhau, có các tên gọi khác như Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng v.v.

Người Thổ nói tiếng Thổ, tiếng Cuối... ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Việt, nhưng có nhiều phương ngữ khác nhau.

Ngôn ngữ Việt Nam Người Thổ

Do quá trình cấu kết dân tộc diễn ra với nhiều giai đoạn khác nhau nên thành phần cấu thành của dân tộc Thổ rất đa dạng, vì vậy không tồn tại 1 thứ tiếng Thổ đơn nhất, tuy nhiên tất cả các nhóm Thổ đều có ngôn ngữ gốc thuộc ngữ chi Việt trong ngữ hệ Nam Á . Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Hữu Hoành (2009) thì về ngôn ngữ các nhóm Thổ có thể được phân loại như sau

  • Nhóm Mọn, Họ gần nhất với người Mường, họ nói một thổ ngữ Mường, 2 thứ tiếng này giống nhau đến 98% do vậy được coi là cùng một ngôn ngữ, ngôn ngữ của họ từng được Maspéro phân loại là tiếng Nam Mường. Mức độ giống nhau về từ vựng của tiếng Nam Mường với tiếng Mường Bi (Hòa Bình), Mường Ống (Bá Thước, Thanh Hóa) và phương ngữ Nghệ An của tiếng Việt lần lượt là 77%, 79% và 71%. Tuy nhiên từ vựng của Nam Mường lại giống tới 84% so với tiếng Mường ở Như Xuân (Thanh Hóa). "Mọn" là tên gọi trong tiếng Mường để chỉ người Mường. Cư trú ở khu vực phía tây sông Hiếu, thuộc các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ.
  • Nhóm Thổ Lâm La (Nghĩa Đàn, Nghệ An) và Thổ Như Xuân (Thanh Hóa), 2 nhóm này tuy có bộ từ vựng tương đồng cao so với tiếng Việt (lần lượt 94% và 95%). Tuy nhiên quá trình thay đổi về ngữ âm của 2 thứ tiếng trên lại tương đối khác so với tiếng Việt. Ngoài ra, Hoàng Hữu Hoành cũng đề cập rằng quá trình cách tân ngữ âm của Thổ Lâm La và Thổ Như Xuân là tương tự với tiếng Nguồn. Tuy vậy mối quan hệ của Thổ Lâm La, Thổ Như Xuân và tiếng Nguồn với tiếng Việt và các tiếng Mường khá chồng chéo và không nhất quán do vậy Hoàng Hữu Hoành đã xếp nhóm này thành 2 nhóm riêng biệt cùng với tiếng Nguồn là những nhóm chưa xác định được vị trí trong phân nhánh Việt-Mường
  • Nhóm Cuối tạo thành 1 ngôn ngữ riêng biệt với hai phương ngữ chính là Cuối Chăm (Tân Hợp) và Cuối Đếp (Quang TiếnQuang Phong). Tiếng Cuối cùng với tiếng Tày Poọng-Đan Lai, Tày Tum và Tày Hung bên Lào tạo thành một nhánh riêng trong ngữ chi Việt song song với các ngành Việt-Mường và Chứt. Tuy vậy, sự giống nhau về từ vựng của tiếng Cuối và Tày Poọng chỉ ở mức 66% thấp hơn cả sự tương đồng của tiếng Việt và các ngôn ngữ Mường.
Việt Nam Người Thổ 
Sơ đồ phân loại các ngôn ngữ Thổ
  • Nhóm Kẹo (xã Nghĩa Quang, hiện là phường Quang Tiến và Quang Phong, tx Thái Hòa) sử dụng tiếng Việt dù văn hóa của họ cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ người Cuối và người Thổ Mọn. Ngôn ngữ Việt Nam Người Thổ của họ có tương đồng về từ vựng lên đến 99% với phương ngữ Nghệ An của tiếng Việt, quá trình phát triển ngữ âm cũng tương tự. Ho được cho là có nguồn gốc từ người Việt từ đồng bằng di cư lên miền núi kết hợp với người Cuối, người Mọn đã Việt hóa. "Kẹo" là tên người Thái dùng để chỉ người Việt-Mường.
  • Nhóm Tày Poọng, Đan Lai (Ly Hà) được cho là nhóm bản địa tại miền Tây Nghệ An. Sự giống nhau về từ vựng của tiếng Đan Lai và tiếng Tày Poọng lên đến 85% do vậy chúng có thể được coi là các phương ngôn của cùng 1 ngôn ngữ. Tuy nhiên tiếng Tày Poọng hiện nay đang dần mai một, người Tày Poọng hiện nay đang dần chuyển sang nói tiếng Thái và tiếng Việt. Người Tày Poọng cư trú tập trung tại các xã Tam Hợp, Tam Quang của Tương Dương.

Dân số và địa bàn cư trú Việt Nam Người Thổ

Người Thổ có khoảng 69.000 người, chủ yếu sinh sống tại miền tây tỉnh Nghệ An (80 %) và tỉnh Thanh Hóa (13 %).

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Thổ ở Việt Nam có dân số 74.458 người, có mặt tại 60 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Thổ cư trú tập trung tại tỉnh Nghệ An (59.579 người, chiếm 80,0% tổng số người Thổ tại Việt Nam), Thanh Hóa (9.652 người, chiếm 13,0% tổng số người Thổ tại Việt Nam), Lâm Đồng (966 người), Đồng Nai (657 người), Đắk Lắk (541 người), Bình Dương (510 người), Thành phố Hồ Chí Minh (362 người), Điện Biên (226 người), Đắk Nông (216 người), Hà Nội (211 người)...

Người Thổ có nhiều dòng họ, trong đó họ Trương là một họ lớn chiếm số đông trong cộng đồng.

Đặc điểm kinh tế Việt Nam Người Thổ

Người Thổ làm rẫy trên cả đất dốc, cả đất bằng, trồng lúagai là chính. Cây gai cho sợi đan nhiều vật dụng cần thiết: túi, võng, lưới bắt cá, vó, lưới săn thú, v.v ., chim, thú là nguồn thực phẩm quan trọng đối với người Thổ, họ có kinh nghiệm săn bắn, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, rừng cung cấp các loại rau, quả, củ làm thức ăn thông thường cũng như khi đói kém.

Tổ chức cộng đồng Việt Nam Người Thổ

Trong làng người Thổ, quan hệ gắn bó giúp đỡ lẫn nhau là nếp sống lâu đời. Theo tục cũ, toàn bộ đất đai, rừng núi, sông suối là của chung dân gian, mỗi người được quyền quản lý khi đang gieo trồng, được quyền khai thác khi là dân sống trong làng.

Hôn nhân gia đình Việt Nam Người Thổ

Người Thổ có tục "ngủ mái": nam nữ thanh niên được nằm tâm tình với nhau, nhất là vào dịp tết, lễ hội, tuy nhiên không được có hành vi thiếu đúng đắn bởi dư luận và luật tục rất nghiêm minh. Từ những đêm "ngủ mái", họ chọn bạn trăm năm. Trong hôn nhân, nhà trai phải tốn không ít tiền của và trước khi cưới, chàng trai phải năng đến làm việc cho nhà vợ tương lai.

Tục lệ ma chay Việt Nam Người Thổ

Đám tang của người Thổ trước kia có nhiều nét độc đáo. Họ dùng quan tài độc mộc, khiêng người chết đi chôn thì để chân hướng về phía trước, còn mộ thường để chân hướng xuôi theo chiều nước chảy.

Văn hóa Việt Nam Người Thổ

Xưa kia người Thổ có nhiều ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ, các điệu ca hát của người lớn, những bài đồng dao của trẻ, đặc biệt là những điệu hát ru, v.v. Song vốn văn nghệ dân gian Thổ đến nay đã bị quên lãng, mất mát nhiều.

Cứ vào dịp hội hè lễ tết thì người Thổ lại tập trung nhau lại các đôi trai gái lai cùng nhau uống rượu cần, cùng hát múa, tiếng cồng chiêng hoà chung với những câu hát đối tạo nên những âm thanh vang vọng trong đêm hội. Chiêng của người Thổ giống với người Thái về cấu tạo nhưng họ lại có những điệu đánh khác hẳn. Người Thổ có những câu hát dối rất đặc sắc[cần dẫn nguồn].

Nhà cửa Việt Nam Người Thổ

Người Thổ quen sống trên nhà sàn, nhưng nhà của họ không có gì đặc biệt. ở vùng Lâm La nhà sàn của người Thổ giống hệt nhà người Mường. Ở những xã phía Nam, nhà người Thổ lại giống nhà người Thái. Nay nhiều nơi người ta đã chuyển sang nhà ở đất theo kiểu nhà người Việt.

Trang phục Việt Nam Người Thổ

Khó nhận ra cá tính tộc người. Đồ mặc có nơi giống như y phục của người Kinh nông thôn nửa thế kỷ về trước, có nơi phụ nữ dùng cả váy mua của người Thái. Ở vùng Thổ phổ biến tập quán phụ nữ đội khăn vuông trắng, còn khăn tang là khăn trắng dài.

Những người Thổ có danh tiếng Việt Nam Người Thổ

Những người Thổ Việt Nam có danh tiếng
Tên Sinh thời Hoạt động
Trương Thị Vân 1964-... Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11 (2001-2006), tỉnh Nghệ An
Trương Đình Thọ 1384-1442 Vị tướng người dân tộc Thổ từng theo Vua Lê Lợi đánh quân Minh, Vua Lê Thái Tổ phong ông là Nghĩa Lục Hầu. Ông được thờ ở đền làng Lụi, xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An.

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tags:

Ngôn ngữ Việt Nam Người ThổDân số và địa bàn cư trú Việt Nam Người ThổĐặc điểm kinh tế Việt Nam Người ThổTổ chức cộng đồng Việt Nam Người ThổHôn nhân gia đình Việt Nam Người ThổTục lệ ma chay Việt Nam Người ThổVăn hóa Việt Nam Người ThổNhà cửa Việt Nam Người ThổTrang phục Việt Nam Người ThổNhững người Thổ có danh tiếng Việt Nam Người ThổViệt Nam Người ThổCác dân tộc Việt NamDân tộcNghệ An

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Lionel MessiHợp sốPhú ThọChiến tranh Việt NamAtlético MadridA.S. RomaNguyễn Ngọc LâmHùng VươngDanh sách loại tiền tệ đang lưu hànhCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtHoàng thành Thăng LongThất sơn tâm linhThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamCúp bóng đá U-23 châu Á 2022Lý Nam ĐếLê Trọng TấnDinh Độc LậpĐắk LắkBộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung QuốcNepalBlackpinkVăn Miếu – Quốc Tử GiámLệnh Ý Hoàng quý phiTikTokNhật Bản12BETSông HồngGHồng KôngThành phố Hồ Chí MinhHà NộiBố già (phim 2021)Trần Thủ ĐộBóng đáNữ hoàng nước mắtTruyện KiềuNguyễn Duy NgọcMai Văn ChínhBảo ĐạiĐỗ MườiQuỳnh búp bêNhà LýPhong trào Cần VươngBig Hit MusicBộ Công an (Việt Nam)Ninh BìnhTour de FranceBắc NinhĐỗ Hùng ViệtSơn Tùng M-TPLương CườngNhã nhạc cung đình HuếQuảng BìnhChiến dịch Linebacker IIThanh tra Bộ Công an (Việt Nam)Arsenal F.C.Mona LisaDanh sách vườn quốc gia tại Việt NamTrần Hải QuânTổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt NamMèoĐại Việt sử ký toàn thưBảo tồn động vật hoang dãNông Đức MạnhLiếm dương vậtWashington, D.C.Quốc hội Việt NamThái LanHữu ThỉnhPhạm Nhật VượngThuốc thử TollensDanh sách nhân vật trong DoraemonKim Bình Mai (phim 2008)Nguyễn Phú TrọngDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo cách viết tắtBảng chữ cái tiếng AnhTô Hoài🡆 More