Người Tatar

Tatar (tiếng Tatar: татарлар, tatarlar, تاتارلار‎; tiếng Tatar Krym: tatarlar, tiếng Turk cổ: 𐱃𐱃𐰺‎, chuyển tự Tatar; phiên âm cũ: Tác-ta hay Thát Đát) là tên gọi chung các bộ lạc hỗn hợp Đột Quyết, Mông Cổ và Thanh Tạng sống rải rác ở miền thảo nguyên Bắc-Trung Á trước khi Đế quốc Mông Cổ xuất hiện, họ nói tiếng Tatar.

Quan niệm cũ coi các dân tộc du mục lập nên những triều đại ở Bột Hải, Liêu, Kim và nhóm Kazakh cũng là những thành phần của cộng đồng Tatar, ở Trung Quốc gọi là người Tháp Tháp Nhĩ tộc (塔塔尔) là một tộc người. Sử cũ Việt Nam và một số nước thường gọi chung người Mông Cổ và người Tatar là người Thái Đát hay Thát Đát tộc.

Người Tatar
татарлар, tatarlar
Người Tatar
Tổng dân số
Tổng: ~7 triệu
  • Người Tatar Volga: ~6.4–6.6 triệu
  • Người Tatar Krym: ~500,000 – 6.5 triệu người
  • Người Tatar Siberia: ~100.000–200.000
  • Người Tatar Lipska: ~10.000–15.000
Khu vực có số dân đáng kể
Người Tatar Nga
  • (không bao gồm Krym)
5.319.877
Người Tatar Ukraina
  • (bao gồm Krym)
  • 319.377
    (bao gồm người Tatar Krym)
    Người Tatar Uzbekistan~239.965
    (Người Tatar Krym)
    Người Tatar Kazakhstan208.987
    Người Tatar Thổ Nhĩ Kỳ159.000–6.900.000
    Người Tatar Afghanistan100.000 (ước tính)
    Người Tatar Turkmenistan36.655
    Người Tatar Kyrgyzstan28.334
    Người Tatar Azerbaijan25.900
    Người Tatar România~20.000
    (chỉ bao gồm người Tatar Krym)
    Người Tatar Hoa Kỳ10.000
    Người Tatar Belarus3.000
    Người Tatar Pháp700
    Người Tatar Thụy Sĩ1,045+
    Người Tatar Trung Quốc3.556
    Người Tatar Canada56.000
    (bao gồm những người lai)
    Người Tatar Ba Lan1.916
    Người Tatar Bulgaria5.003
    (đa phần bao gồm người Tatar Krym)
    Người Tatar Phần Lan600–700
    Người Tatar Nhật Bản600–2000
    Người Tatar Úc900+
    Người Tatar Cộng hòa Séc300+
    Người Tatar Estonia2000
    Người Tatar Latvia2.800
    Người Tatar Litva2.800–3.200
    (bao gồm những người có nguồn gốc Lipka, Krym và Volga)
    Người Tatar Iran20.000–30.000
    (Người Tatar Volga)
    Ngôn ngữ
    Nhóm ngôn ngữ Kipchak
    Tôn giáo
    Chủ yếu là Hồi giáo Sunni
    với nhóm thiểu số theo Chính thống giáo Đông phương
    Sắc tộc có liên quan
    Người Turk

    Vào thế kỷ 13 khi đế chế Mông Cổ trỗi dậy dưới sự trị vì của Thành Cát Tư Hãn thì đây cũng là giai đoạn hoàng kim trong lịch sử của dân tộc này cùng với đế chế Mông Cổ liên minh với nhau (Liên minh Tatar) và họ từng giày xéo khắp châu Âu và nước Nga rồi cai trị ở đó. Sau đó, qua quá trình diễn tiến lịch sử, dân tộc này ngày càng suy tàn và tản mác và bị sát nhập vào các dân tộc, quốc gia khác theo những thăng trầm biến cố lịch sử. Sau cuộc sát nhập bán đảo Krym vào Nga năm 2014, người Tatar được nhắc đến với nhóm người Tatar Krym sống trên bán đảo Krym khi mà quy chế cho họ còn là vấn đề thời sự, gợi nhớ lại sự kiện trục xuất người Tatar Krym trước đây.

    Lịch sử Người Tatar

    Ngày nay, phần lớn cộng đồng người Tatar theo Hồi giáo và đa số người Tatar sống tản mác ở nhiều nơi, nhưng tập trung ở nước Nga, nơi mà dân tộc nhà cũng chia làm nhiều nhánh. Vào thế kỷ 13, đây là thời kỳ hoàng kim của họ, tổ tiên của các bộ tộc người Tatar này hợp chủng bằng hôn nhân với quân Mông Cổ lúc đó đang thống trị châu Á và nước Nga. Do đó, sử sách cổ thường nhầm lẫn giữa người Tatar và người Mông Cổ, nhiều sử liệu gọi chung là người Tatar. Người Thát Đát tộc thích tranh đấu người giỏi và chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh được gọi là Dũng sĩ, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, lấy săn bắn làm thú vui, lấy chăn nuôi để sinh sống. Không có quan hệ di truyền với tiếng Mông Cổ, ngôn ngữ của người Tatar thuộc ngữ hệ Turk.

    Cho đến năm 1783, người Tatar cai trị Hãn quốc Krym (hiện giờ là nước Cộng hòa tự trị Krym thuộc Nga). Trong thời kỳ giao tranh với Nga thì lãnh thổ giữa Crimea và nhà nước Nga trong thế kỷ XVI là một cánh đồng hoang vắng mênh mông với đất đai màu mỡ và con sông Oka là biên giới chính và cuối cùng trên con đường của người Tatar hướng đến Moscow. Cách thức chiến tranh của người Tatar là chia thành nhiều nhóm nhỏ và cố gắng thu hút người Nga đến một hoặc hai nơi trên biên giới, sau đó họ đột kích biên giới và cướp bóc, đốt, tàn sát những người chống cự và dẫn đi không chỉ đàn ông, phụ nữ, trẻ em mà còn cả bò, ngựa, cừu, dê ở bất kỳ nơi nào không có binh lính bảo vệ. Trong khi những kỵ binh Tatar đánh lạc hướng sự chú ý của các lực lượng biên phòng của Nga, các đơn vị nhỏ khác đã có thể tàn phá và quay trở lại mà không bị thiệt hại nhiều. Các cuộc đột kích của người Tatar ngày càng yếu ớt và người Nga bắt đầu phản công thắng lợi sau đó.

    Hiệu kì

    Ảnh hình

    Hoạ hình

    Ngữ hệ

    Xem thêm

    Tham khảo

    Tags:

    Lịch sử Người TatarNgười TatarBắc ÁBột HảiDu mụcKazakhMông CổNgười Mông CổNgười Tatar (Trung Quốc)Nhà KimNhà LiêuTibetTiếng TatarTiếng Tatar KrymTrung QuốcTrung ÁĐế quốc Mông CổĐột Quyết

    🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

    Quy luật lượng - chấtDanh sách trường trung học phổ thông tại Hà NộiMiền Bắc (Việt Nam)Trung du và miền núi phía BắcBảy mối tội đầuTiếng Trung QuốcLý Thường KiệtNgười Do TháiBộ luật Hồng ĐứcMười ba thuộc địaPhạm Ngọc ThảoGiỗ Tổ Hùng VươngNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamBảng xếp hạng bóng đá nam FIFACộng hòa ArtsakhHùng VươngĐại ViệtNguyễn Vân ChiCủng LợiBùi Thị Quỳnh VânNhà Lê trung hưngH'MôngTrịnh Tố TâmTrần Đại Nghĩa69 (tư thế tình dục)Nguyễn Thanh NghịQuân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamKhởi nghĩa Lam SơnThái BìnhAdolf HitlerTắt đènQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamTập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân độiKhang HiInternetVõ Trần ChíSécTrường ChinhChâu PhiLý Tự TrọngBiển xe cơ giới Việt NamĐại học Quốc gia Hà NộiReal Madrid CFNa UyCác ngày lễ ở Việt NamChiến tranh thế giới thứ nhấtĐoàn Minh HuấnGia trưởngẤm lên toàn cầuĐộ (nhiệt độ)Hưng YênDanh sách quốc gia theo dân sốSơn Tùng M-TPBộ Công an (Việt Nam)Trần Quốc TỏTaylor SwiftPhan Châu TrinhTrần Thánh TôngĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Vạn Lý Trường ThànhDanh sách động từ bất quy tắc (tiếng Anh)Tây Bắc BộBa LanNguyễn Trọng NghĩaThuyết âm mưu về sự kiện 11 tháng 9Gia KhánhUEFA Champions LeaguePhan Bội ChâuGia Cát LượngAlbert EinsteinLý Chiêu HoàngTrịnh Đình DũngĐài Á Châu Tự DoCanadaLễ Phục SinhThích-ca Mâu-niTây NinhẤn ĐộQuân khu 4, Quân đội nhân dân Việt Nam🡆 More