Người Digan

Người Digan hoặc người Rom là một dân tộc thuộc nhóm sắc tộc Ấn-Arya, sống thành nhiều cộng đồng ở tại các quốc gia trên khắp thế giới.

Người Digan có dân số khoảng 15 đến 20 triệu người. Tên dân tộc còn gọi là Rrom hay Rroma, và theo tiếng Anh là Romani. Người Digan nói tiếng Digan, còn gọi là tiếng Romani, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Ấn-Arya trong ngữ hệ Ấn-Âu. Tiếng Digan có nhiều biến thể khác nhau do các cộng đồng Digan tản mác khắp thế giới Âu-Mỹ. Trong văn học hiện đại và dân gian, người Digan (còn biết đến với cái tên là Gypsi hay Gipsi) vẫn được cho là các cộng đồng du cư tại các thành phố thị trấn. Tuy nhiên, ngày nay đa số họ đang sống định cư. Các cộng đồng người Digan sinh sống nhiều không những tại các vùng đất lịch sử của họ tại Nam Âu và Đông Âu, mà còn tại châu Mỹ và Trung Đông.

Người Romani / Digan
Người Digan
Cờ Romani được tạo vào năm 1933, Đại hội Romani Thế giới chấp nhận năm 1971
Người Digan
Tổng dân số
2–20 triệuXem bảng các nước.
Ngôn ngữ Người Digan
Tiếng Romani, các dạng Para-Romani, ngôn ngữ nơi cư trú
Tôn giáo
Chủ yếu là Kitô giáo
Hồi giáo
Shaktism truyền thống của Ấn Độ giáo
Thần thoại Digan
Phật giáo (thiểu số)
Do Thái giáo (cải đạo khi kết hôn với người Do Thái)
Sắc tộc có liên quan
Ghorbati, Dom, Lom, Ḍoma; và những người Ấn-Aryan khác
Người Digan
Một vũ hội của người Digan

Các bằng chứng di truyền học và ngôn ngữ học xác định người Digan có nguồn gốc ban đầu từ một nhóm người nói tiếng Hindi ở Rajasthan, Haryana, và Punjab phía bắc Ấn Độ. Nhiều từ ngữ và quy tắc ngữ pháp trong ngôn ngữ của người Digan có những đặc điểm gần như giống y hệt tiếng Hindi. Các dữ liệu gene được phân tích từ 13 cộng đồng người Digan ở khắp châu Âu cho thấy những người Digan rời miền bắc Ấn Độ khoảng 1.500 năm trước. Những người Digan hiện sống ở châu Âu đã di cư qua vùng Balkan bắt đầu từ khoảng 900 năm trước. Trong cuộc sống, người Digan là dân du cư, họ cứ di cư từ nước này sang nước khác, nên họ không xây dựng chỗ ở cố định để kiếm công ăn việc làm. Họ di chuyển trên những đoàn xe lưu động đặc trưng như những ngôi nhà của họ (gọi là Vardo) và kiếm kế sinh nhai bằng những trò biểu diễn, làm xiếc hoặc hoặc bán những mặt hàng tạp hoá, người Digan có biệt tài là nhảy múa rất giỏi, một số người làm nghề bói toán, họ chiêm tinh những quả cầu thủy tinh.

Từ nguyên

Hầu hết người Di-gan tự gọi mình là rom hoặc rrom, tùy theo phương ngữ. Từ này có nghĩa "chồng", còn romni/rromni có nghĩa "vợ". Trong ngôn ngữ của người Di-gan, từ Rom (số nhiều Roma) là một danh từ, Romani là tính từ. Trong tiếng Việt, tên gọi Di-gan là phiên âm từ tiếng Pháp Tsiganes (hoặc Tziganes hoặc Tchiganes). Tại hầu khắp lục địa châu Âu, người Di-gan được gọi bằng nhiều tên, đa số tương tự với từ Cigány (phiên âm IPA /ˈʦiɡaːɲ/) trong tiếng Hungary.

Các tài liệu Byzantine thời đầu cho rằng nhiều cái tên dùng để chỉ người Di-gan như tzigane, zincali, cigány,..., có nguồn gốc từ ατσίγγανοι (atsinganoi, Latin adsincani) trong tiếng Hy Lạp, dùng để chủ người Di-gan vào thời Byzantine, hay từ αθίγγανοι (athinganoi) trong tiếng Hy Lạp với nghĩa đen là những người không được chạm đến, chỉ đến một giáo pháo dị giáo thế kỉ 9 bị buộc tội sử dụng phép thuật và bói toán Trong tiếng Hy Lạp hiện đại, bên cạnh từ Rom (Ρομ), các từ gyphtoi (γύφτοι) và tsigganoi (τσιγγάνοι) đều được sử dụng song song để chỉ người Di-gan.

Trong tiếng Anh, tên gọi chính thức của dân tộc này là Romani people. Các từ tiếng Anh Gypsy (hay Gipsy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Αἰγύπτιοι (Aigyptioi) (tiếng Hy Lạp hiện đại là γύφτοι, gyphtoi), do niềm tin sai lầm rằng người Di-gan bắt nguồn từ Ai Cập (Aigyptioi). Theo một câu chuyện kể, họ đã bị trục xuất khỏi Ai Cập vì đã giúp che giấu Jesus thời bé. Tên gọi này nên được viết hoa nhấn mạnh đây là một sắc dân. Theo miêu tả trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo, tiếng Pháp thời Trung Cổ gọi người Di-gan là "người Ai Cập". Tên gọi này không được người Di-gan sử dụng và được coi là có ý xấu (cũng như "gyp" với nghĩa "lừa đảo" chỉ đến sự nghi ngờ đối với người Di-gan). Tuy nhiên, việc sử dụng từ "Gypsy" trong tiếng Anh hiện nay đã rộng rãi đến mức nhiều tổ chức người Di-gan dùng từ này trong tên của mình.

Tại Bắc Mỹ, từ "Gypsy" thường được dùng để chỉ phong cách sống hay phong cách thời trang chứ không dùng để chỉ người Di-gan. Các từ gitano trong tiếng Tây Ban Nha và gitan trong tiếng Pháp có thể cũng có nguồn gốc này. Do nhiều người Di-gan sống ở Pháp đã đến đây từ Bohemia, nên họ còn được gọi là người Bohémien (Bohémiens). Từ này sau đã được biến đổi để miêu tả lối sống nghệ sĩ nghèo - trường phái Bohémien (Bohemianism). Không có mối liên quan nào giữa tên Rom của người Di-gan với thành phố Roma/La Mã hay với România, người România và tiếng România.

Nguồn gốc Người Digan

Người Digan 
Cô gái Di-gan ở Tây Ban Nha

Việc thiếu vắng của một cuốn sử về nguồn gốc và lịch sử ban đầu của người Di-gan từ lâu đã là một điều bí ẩn. Từ 200 năm trước, các nhà nhân học văn hóa đã đưa ra giả thuyết về nguồn gốc Ấn Độ của người Di-gan, dựa trên các chứng cớ về ngôn ngữ. Người ta tin rằng người Di-gan có nguồn gốc từ các vùng Punjab và Rajasthan của bán đảo Ấn Độ. Họ bắt đầu di cư đến Châu Âu và Bắc Phi qua cao nguyên Iran vào khoảng năm 1050. Gần đây, các nhà di truyền học đã chứng minh giả thuyết trên bằng phân tích mẫu gene và tìm ra tổ tiên của người di-gan có nguồn gốc từ Tây Bắc Ấn Độ di cư vào châu Âu khoảng thế kỷ thứ 11 hoặc 12.

Dân số Người Digan

Vì lý do người Di-gan phân bố trải dài, khiến cho việc thống kê gặp nhiều khó khăn. Hiện nay (2013), theo ước tính của Hội đồng châu Âu, toàn châu Âu có thể lên đến 14 triệu người, cùng với cộng đồng lớn nữa ở Bắc Mỹ vài nơi khác. Cộng đồng Di-gan lớn nhất là tại bán đảo Balkan; số dân đáng kể khác sống tại châu Mỹ, Liên Xô cũ, Tây Âu, Trung Đông, và Bắc Phi.

Bảng số dân Digan tại các nước chủ yếu
Nước Số dân và ghi chú
Người Digan  Hoa Kỳ 1.000.000 ước tính với tổ tiên Romani
Người Digan  Brasil 800.000 (0.38–0.4%)
Người Digan  Tây Ban Nha 750.000–1.100.000 (1.87%)
Người Digan  România 619.007-1.850.000 (8.63%)
Người Digan  Thổ Nhĩ Kỳ 500.000–2.750.000 (3.78%)
Người Digan  Pháp 350.000–500.000
Người Digan  Bulgaria 325.343–750.000 (10.33%)
Người Digan  Hungary 309.632–870.000 (8.8%)
Người Digan  Argentina 300.000
Người Digan  Liên hiệp Anh 225.000 (0.36%)
Người Digan  Nga 205.007–825.000 (0.58%)
Người Digan  Serbia 147.604–600.000 (8.23%)
Người Digan  Ý 120.000–180.000 (0.3%)
Người Digan  Hy Lạp 111.000–300.000 (2.7%)
Người Digan  Đức 105.000 (0.13%)
Người Digan  Slovakia 105.738–490.000 (9.02%)
Người Digan  Iran 100.000–110.000
Người Digan  Bắc Macedonia 53.879–197.000 (9.56%)
Người Digan  Thụy Điển 50.000–100.000
Người Digan  Ukraina 47.587–260.000 (0.57%)
Người Digan  Bồ Đào Nha 40.000–52.000 (0.49%)
Người Digan  Áo 40.000–50.000 (0.57%)
Người Digan  Kosovo 36.000 (2%)
Người Digan  Hà Lan 32.000–40.000 (0.24%)
Người Digan  Ireland 22.435–37.500 (0.84%)
Người Digan  Chile 20.000
Người Digan  Ba Lan 17.049–32.500 (0.09%)
Người Digan  Croatia 16.975–35.000 (0.79%)
Người Digan  México 15.850
Người Digan  Moldova 12.778–107.100 (3.01%)
Người Digan  Phần Lan 10.000-12.000 est. (0.17%)
Người Digan  Bosna và Hercegovina 8.864–58.000 (1.54%)
Người Digan  Colombia 2.649-8.000
Người Digan  Albania 8.301–300.000 (4.59%)
Người Digan  Belarus 7.316–47.500 (0.5%)
Người Digan  Latvia 7.193–12.500 (0.56%)
Người Digan  Canada 5.255–80.000
Người Digan  Montenegro 5.251–20.000 (3.7%)
Người Digan  Cộng hòa Séc 5.199–40.370 (người nói tiếng Romani)–250.000 (1.93%)
Người Digan  Úc 5.000–25.000

Phân nhóm Người Digan

Người Digan 
Trẻ em Digan ở Dubove (Ukraina, 2004)

Người Di-gan phân chia thành các nhóm theo các khác biệt về lãnh thổ, văn hóa và phương ngữ. Có 5 nhóm chính:

  1. Kalderash là nhóm đông nhất, theo truyền thống làm nghề thợ rèn, bắt nguồn từ Balkan, nhiều người đã di cư đến Trung Âu và Bắc Phi;
  2. Gitanos (còn gọi là Calé) chủ yếu ở Bán đảo Iberia, Bắc Phi và miền Nam nước Pháp; nhiều người tham gia công nghiệp giải trí;
  3. Sinti chủ yếu ở Alsace và một số vùng khác ở Pháp và Đức;
  4. Romnichal chủ yếu ở Anh và Bắc Mỹ; và
  5. Erlides (còn gọi là Yerlii hay Arli) định cư ở đông nam châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.

Một số nhóm như người Digan ở Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển khó xếp loại. Các nhóm chính trên còn có thể chia nhỏ hơn nữa thành các nhóm con theo nghề truyền thống và bản quán, hoặc cả hai. Một số nhóm con trong đó là: Machvaya (Machwaya), Lovari, Churari, Rudari, Boyash, Ludar, Luri, Xoraxai, Ungaritza, Bashaldé, Ursari và Romungro. Người Digan thường lang thang đi khắp nơi, nhiều khi dân Digan đi thành đoàn qua biên giới các quốc gia mà chẳng có hộ chiếu hay giấy tờ gì cả. Dân châu Âu coi thường người Digan.

Lịch sử Người Digan

Đặt chân đến châu Âu

Theo một nghiên cứu về hệ gen vào năm 2012, người Digan đặt chân đến bán đảo Balkans sớm nhất là vào thế kỷ 12. Một tài liệu vào năm 1068, mô tả về một sự kiện ở Constantinople có nhắc tới "Atsingani", có thể là ám chỉ đến người Digan.

Những ghi chép lịch sử về việc người Digan đặt chân tới tây nam châu Âu bắt đầu có từ thế kỷ 14: vào năm 1322, sau khi rời Ireland trong một chuyến hành hương tới Jerusalem, tu sĩ dòng Phan Sinh người Ireland Symon Semeonis đã chạm trán với một nhóm người Digan ngoài thị trấn Candia (hiện là Heraklion), ở Crete, gọi họ là "con cháu của Cain".

Vào năm 1350, Ludolph xứ Sachsen đã nhắc đến một nhóm người giống như vậy với ngôn ngữ kỳ lạ. Ông gọi họ là Mandapolos, một từ có thể bắt nguồn từ từ mantes trong tiếng Hy Lạp (có nghĩa là nhà tiên tri hoặc thầy bói).

Vào thế kỷ thứ 14, người Digan được ghi nhận có xuất hiện ở trên lãnh thổ Venezia, bao gồm Methoni và Nafplio ở Peloponnese, và Corfu. Vào khoảng năm 1360, một lãnh địa tên là Feudum Acinganorum được thành lập tại Corfu, nơi chủ yếu sử dụng những nông nô người Digan và những người Digan trên đảo để phục tùng.

Cho tới thập niên 1440, họ được ghi nhận xuất hiện ở Đức; và cho tới thế kỷ 16 thì được ghi nhận tại Scotland và Thụy Điển. Một vài người Digan di cư từ Ba Tư cho tới Bắc Phi, và đến Bán đảo Iberia vào thế kỷ 15. Hai nhóm người gặp nhau tại Pháp.

Người Digan 
Những người Digan đầu tiên ở ngoài Bern vào thế kỷ 15, được các nhà biên niên sử mô tả là getoufte heiden ("người ngoại đạo được rửa tội"). Họ được vẽ với làn da tối màu, mặc trang phục phong cách Saracen với vũ khí.

Lịch sử Người Digan thời cận đại

Người Digan 
Gia đình Gypsy trong Tù, vẽ bởi Carl d´Unker năm 1864. Một gia đình thực sự bị giam cầm ở Đức làm mẫu tranh. Lý do họ bị giam cầm tới giờ vẫn chưa biết.

Thời kỷ đầu cho thấy họ nhận được những sự đối xử khác nhau. Mặc dù năm 1385 đánh dấu giao dịch nô lệ Digan đầu tiên tại Wallachia, nhưng lại được Hoàng đế La Mã Thần Thánh Sigismund ban hành quy chế an toàn vào năm 1417. Những người Digan bị lệnh đuổi khỏi vùng Meissen ở Đức năm 1416, Luzern năm 1471, Milano năm 1493, Pháp năm 1504, Catalunya năm 1512, Thuỵ Điển năm 1525, Anh năm 1530, và Đan Mạch năm 1536. Từ năm 1510 trở đi, bất cứ người Digan nào bị phát hiện tại Thụy Sĩ sẽ bị xử tử; trong khi ở Anh (bắt đầu năm 1554) và Đan Mạch (bắt đầu năm 1589), bất cứ người Digan nào không rời đi trong vòng một tháng thì sẽ bị xử tử. Bồ Đào Nha bắt đầu trục xuất người Digan về thuộc địa vào năm 1538.

Một đạo luật của Anh năm 1596 trao cho người Digan những đặc quyền mà những người lang thang khác không có. Pháp thông qua một đạo luật tương tự vào năm 1683. Yetkaterina Đại đế của Nga tuyên bố rằng người Digan là "nô lệ vương miện" (một địa vị cao hơn nông nô), nhưng cũng không cho họ đến một vài nơi ở thủ đô. Năm 1595, Ștefan Răzvan đã vượt qua kiếp nô lệ, và trở thành Voivoda (Thân vương) của Moldavia.

Người Digan 
Một poster năm 1852 ở Wallachia quảng cáo về buổi đấu giá nô lệ Digan ở Bucharest, România

Sau một sắc lệnh năm 1695 của Carlos II, người Digan Tây Ban Nha bị cấm đến một số thị trấn. Một sắc lệnh chính thức vào năm 1717 giới hạn cho họ được phép đên 75 thị trấn và quận, để họ không tập trung quá đông ở bất kỳ vùng nào. Trong cuộc Đại bắt giam người Digan, người Digan bị bắt và bỏ tù bởi Quân chủ Tây Ban Nha vào năm 1749.

Trong nửa sau thế kỷ 17, khi Chiến tranh Pháp-Hà Lan xảy ra, cả Pháp và Hà Lan đều cần hàng ngàn người tham chiến. Một số được huy động bằng cách tập hợp những người lang thang và nghèo đói làm việc trên thuyền galê và cung cấp cho lực lượng quân sự. Với việc này, thì người Digan lọt vào tầm ngắm của cả Pháp và Hà Lan.

Sau chiến tranh, và vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 18, Người Digan bị tàn sát trên khắp Cộng hoà Hà Lan. Người Digan, bị gọi là 'heiden' bởi người Hà Lan, lang thang khắp các vùng nông thôn châu Âu và bị xã hội xa lánh. Heidenjachten, được dịch là "săn lùng người ngoại đạo" diễn ra trên khắp Cộng hoà Hà Lan nhằm diệt trừ họ.

Mặc dù một vài người Digan bị giữ làm nô lệ Wallachia và Moldavia cho tới khi bãi nô vào năm 1856, phần lớn đi lại như các du mục tự do bằng xe ngựa, dường như ám chỉ biểu tượng bánh xe nan hoa trong cờ Romani. Ở những nơi khác tại châu Âu, họ là mục tiêu của thanh trừng sắc tộc, bắt cóc trẻ em, và lao động cưỡng bức. Ở Anh, người Digan thi thoảng bị đuổi khỏi các cộng đồng nhỏ và treo cổ; ở Pháp, họ bị gắn tên và cạo trọc đầu; ở Morava và Bohemia, phụ nữ bị đánh dấu bằng cách cắt đứt tai. Kết quả là rất nhiều người Digan đi về phía Đông, tới Ba Lan, nơi khoan dung hơn với họ, và Nga, nơi người Digan được đối xử công bằng hơn khi miễn là có đóng thuế hàng năm.

Lịch sử Người Digan thời hiện đại

Người Digan di cư tới Bắc Mỹ trong thời kỳ thuộc địa, với những nhóm nhỏ được ghi nhận tại Virginia và Louisiana thuộc Pháp. Những cuộc di cư của người Digan tới Hoa Kỳ với quy mô lớn hơn bắt đầu vào thập niên 1860, với những nhóm người Digan từ Anh Quốc. Số lượng người nhập cư nhiều nhất là vào đầu thế kỷ 20, chủ yếu là nhóm Vlax Kalderash. Nhiều người Digan cũng định cư tại Nam Mỹ

Chiến tranh thế giới thứ 2

Người Digan 
Người Sinti và Digan sắp bị trục xuất khỏi Đức, 22 tháng 5 năm 1940

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai và Holocaust, Đức Quốc Xã đã thực hiện một cuộc diệt chủng có hệ thống với người Digan. Và trong tiếng Digan, cuộc diệt chủng được biết đến là Porajmos. Người Digan bị đánh dấu để huỷ diệt, bị kết án lao động cưỡng bức và bị giam cầm trong các trại tập trung. Họ thường bị giết ngay khi nhìn thấy, đặc biệt là bởi Einsatzgruppen (đội tử thần bán quân sự) ở Mặt trận phía Đông. Tổng số nạn nhân được ước lượng khoảng từ 220.000 tới 1.500.000.

Người Digan cũng bị hành quyết tại các nhà nước bù nhìn của Đức Quốc Xã. Tại Nhà nước Độc lập Croatia, Ustaša đã giết gần như toàn bộ 25,000 người Digan. Trại tập trung Jasenovac, điều hành bởi lực lượng quân dân Ustaša và cảnh sát chính trị người Croat, chịu trách nhiềm về cái chết của khoảng từ 15.000 đến 20.000 người Digan.

Sau năm 1945

Ở Tiệp Khắc, người Digan bị gắn nhãn là "tầng lớp xuống cấp về mặt xã hội", và việc phụ nữ Digan bị triệt sản dường như như là một phần của chính sách cắt giảm dân số. Chính sách này được thực hiện với những incentive tài chính, đe doạ cắt giảm phúc lợi trong tương lai, và với thông tin sai lệch.

Một cuộc điều tra chính thức của Cộng hoà Séc, với kết quả là một báo cáo (Tháng 12 năm 2005) đã kết luận rằng chính quyền Cộng sản đã thực hiện chính sách đồng hoá với người Digan, trong đó "bao gồm nỗ lực của các dịch vụ xã hội nhằm kiểm soát tỉ lệ sinh trong cộng đồng người Digan. Vấn đề triệt sản được thực hiện ở Cộng hoà Séc, với mục đích không chính đáng hoặc bất hợp pháp, có tồn tại," Cơ quan Bảo vệ Quyền lợi Công cộng Séc cho biết, đồng thời khuyến nghị nhà nước bồi thường cho những người phụ nữ bị ảnh hưởng từ năm 1973 đến 1991. Những vụ triệt sản mới bị bại lộ cho tới năm 2004 có ở cả Cộng hoà Séc và Slovakia. Đức, Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ "đều có lịch sử triệt sản cưỡng bức với những nhóm người thiểu số".

Xã hội và văn hoá truyền thống Người Digan

Người Digan 
Münster, Sebastian (1552), "Một gia đình Digan", Cosmographia (bản sao một bản khắc gỗ), Basle
Người Digan 
Gia đình du mục Digan ở Moldavia, 1837

Những người Digan truyền thống coi trọng đại gia đình. Trinh tiết là điều bắt buộc đối với phụ nữ chưa kết hôn. Cả nam và nữ đều thường kết hôn sớm; và đã có tranh cãi về tập tục tảo hôn của người Digan. Luật Digan quy định nhà trai phải trả tiền sính lễ cho bố mẹ cô dâu, nhưng chỉ còn những gia đình truyền thống vẫn tuân theo luật này.

Khi kết hôn, người phụ nữ trở thành một phần của gia đình chồng, với nhiệm vụ chính là chiều theo nhu cầu của chồng và con, đồng thời chăm sóc gia đình chồng. Cơ cấu quyền lực trong một hộ gia đình Digan truyền thống: đứng đầu là người đàn ông lớn tuổi nhất hoặc người ông, và đàn ông nói chung có nhiều quyền lực hơn phụ nữ. Phụ nữ nhận được sự tôn trọng và quyền lực khi bắt đầu già đi. Những người vợ trẻ có được quyền lực khi có con.

Theo truyền thống, mà ta có thể thấy trên tranh và ảnh, vài người đàn ông Digan để tóc dài ngang vai và ria mép, đồng thời đeo hoa tai. Phụ nữ Digan thường để tóc dài, và người Digan Xoraxai thường nhuộm tóc vàng bằng henna.

Hành vi xã hội của người Digan được quy định nghiêm ngặt bởi những phong tục Ấn Độ ("marime" hoặc "marhime"), và vẫn được đại đa số người Digan tôn trọng (chủ yếu là thế hệ già Sinti). Những quy định này ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống và được áp dụng lên hành động, con người và sự phần: các bộ phận cơ thể người được coi là không trong sạch: cơ quan sinh dục (vì chúng sản sinh ra khí thải) và phần dưới của cơ thể. Quần áo cho phần dưới cơ thể, cũng như là quần áo của phụ nữ đang có kinh nguyệt được giặt riêng. Đồ vật sử dụng cho việc ăn uống cũng được rửa riêng. Sinh con được coi là không trong sạch và phải xảy ra bên ngoài nơi ở. Người mẹ được coi là không trong sạch trong 40 ngày sau sinh.

Cái chết được coi là không trong sạch, và ảnh hưởng đến toàn bộ gia đình người chết, những người bị coi là không trong sạch trong một khoảng thời gian. Trái với tập tục hoả táng người chết, người Digan qua đời phải được chôn cất. Hoả táng và chôn cất đều được biết đến từ thời Rigveda, và đều được thực hiện rộng rãi trong Ấn Độ giáo ngày nay (xu hướng chung là hoả táng, nhưng một số cộng đồng ở miền nam Ấn Độ ngày nay có xu hướng chôn cất). Những con vật bị coi là có thói quen ô uế sẽ không được ăn bởi cộng đồng.

Tôn giáo

Người Digan 
Người Digan Kitô giáo trong cuộc hành hương tới Saintes-Maries-de-la-Mer ở Pháp, thập niên 1980.

Đa phần người Digan theo Kitô giáo, số khác thì theo Hồi giáo; một số thì giữ tín ngưỡng Ấn Độ giáo cổ xưa từ quê hương Ấn Độ, trong khi số khác thì có tôn giáo và tổ chức chính trị riêng. Thượng toạ bộ chịu ảnh hưởng bởi phong trào Phật giáo Dalit gần đây trở nên phổ biến với người Digan Hungary.

Một số người Digan thực hành thuật phù thuỷ và xem chỉ tay.

Tín ngưỡng

Tín ngưỡng của người Digan theo Kitô giáo hoặc Hồi giáo phụ thuộc vào khu vực họ đã di cư qua. Người Hồi giáo Digan được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ và bán đảo Balkan; Albania, Bosna và Hercegovina, Hy Lạp, Bắc Macedonia, Kosovo, Serbia và Bulgaria; và ở Trung Đông, Ai Cập, Iraq và Iran, chiếm một phần đáng kể trong tổng số người Digan. Ở các quốc gia láng giềng như là România và Hy Lạp, đa phần người Digan theo tập tục Chính thống giáo. Có vẻ việc theo các tôn giáo khác nhau đã ngăn cản các gia đình có những cuộc hôn nhân với các nhóm người Digan khác.

Thần và thánh

Ceferino Giménez Malla hiện nay được coi là thánh quan thầy của người Digan trong Công giáo. Thánh Sarah, hoặc Sara e Kali, cũng được tôn kính với tư cách là vị thánh bảo trợ người Digan tại điện thờ Saintes-Maries-de-la-Mer, Pháp.

Người Digan 
Thầy bói Digan ở Ba Lan, vẽ bởi Antoni Kozakiewicz, 1884

Thánh Sarah hiện được càng nhiều người coi là "một nữ thần Digan, Nữ thần bảo hộ của người Digan" và "có mối liên hệ không thể chối cãi với Mẹ Ấn Độ".

Bán đảo Balkan

Người Digan 
Hai người Digan theo Chính thống giáo ở Cluj-Napoca, România

Với cộng đồng người Digan đã ở bán đảo Balkan trong nhiều thế kỷ thì thường được coi là "Người Digan Thổ Nhĩ Kỳ", và sau đây là tín ngưỡng tôn giáo của họ tại từng quốc gia:

  • Bosna và Hercegovina và Montenegro – Hồi giáo là tôn giáo chủ đạo của người Digan.
  • Bulgaria – Ở tây bắc Bulgaria, cùng với Sofia và Kyustendil, Kitô giáo là đức tin chủ đạo của người Digan, và nhiều người Digan đã cải đạo sang Chính thống giáo Đông phương. Ở đông Bulgaria, Hồi giáo là tôn giáo chủ đạo của người Digan, với một bộ phận nhỏ tuyên bố mình là người "Turk", tiếp tục pha trộn sắc tộc với người Hồi giáo.
  • Croatia – Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một lượng lớn người Hồi giáo Digan đã chuyển đến Croatia, phần lớn là chuyển từ Kosovo. Ngôn ngữ Người Digan của khác với những người sống ở Međimurje và những người sống sót qua cuộc diệt chủng bởi Ustaše.
  • Hy Lạp – Hậu duệ của nhóm người, chẳng hạn như Sepečides hoặc Sevljara, Kalpazaja, Filipidži và những người khác, sống ở Athens, Thessaloniki, miền trung Hy Lạp và Macedonia Hy Lạp chủ yếu theo Chính thống giáo, với một nhóm thiểu số có tín ngưỡng Hồi giáo. Sau Hiệp ước Hoà bình Lausanne vào năm 1923, nhiều người Hồi giáo Digan đã chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc trao đổi dân số giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Digan 
Người Hồi giáo Digan ở Bosna và Hercegovina (khoảng 1900)
  • Kosovo – Phần lớn dân số Digan ở Kosovo là người Hồi giáo.
  • Macedonia – Phần lớn người Digan theo Hồi giáo.
  • România – Theo cuộc điều tra dân số 2002, phần lớn người thiểu số Digan sống ở România theo Chính thống giáo, trong khi 6.4% theo Ngũ tuần, 3.8% theo Công giáo, 3% theo Cải cách, 1.1% theo Công giáo Hy Lạp, 0.9% theo Báp-tít, 0.8% theo Cơ đốc Phục Lâm. Ở Dobruja, có một cộng đồng Hồi giáo nhỏ và cũng nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
  • Serbia – Đa phần người Digan theo Chính thống giáo, nhưng cũng có một số người Hồi giáo Digan ở miền nam, chủ yếu là người tị nạn từ Kosovo.

Các vùng khác

Người Digan 
Trang phục một người phụ nữ Digan

Ở Ukraina và Nga, người Digan theo Hồi giáo vì các gia đình di cư từ Balkan tiếp tục sống tại đây. Tổ tiên của họ định cư trên bán đảo Krym tron thế kỷ 17 và 18, nhưng một số di cư đến Ukraina, miền nam nước Nga và Povolzhye (dọc Sông Volga). Về mặt chính thức, cộng đồng này gắn kết với Hồi giáo và được ghi nhận đã trung thành bảo tồn ngôn ngữ và bản sắc Digan.

Ở Ba Lan và Slovakia, người Digan theo Công giáo, nhiều lần đã kết hợp đức tin Công giáo địa phương với những đức tin và khía cạnh văn hóa Digan riêng biệt. Ví dụ như, nhiều người Digan ở Ba Lan hay hoãn đám cưới tại nhà thờ vì tin rằng hôn nhân bí tích đi kèm với sự đồng ý từ các thần linh, tạo ra mối nhân duyên gần như không thể chia cắt cho tới khi cặp đôi viên mãn, và cuộc hôn nhân bí tích chỉ kết thúc khi một trong hai qua đời. Vì vậy, người Digan ở Ba Lan một khi kết hôn thì không thể ly hôn. Một khía cạnh khác của Công giáo của người Ba Lan gốc Digan là truyền thống hành hương tới Tu viện Jasna Góra.

Đa phần người Digan ở Đông Âu theo Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương, hoặc Hồi giáo. Những người ở Tây Âu hoặc Hoa Kỳ thường theo Công giáo La Mã hoặc Kháng Cách – ở miền Nam Tây Ban Nha, nhiều người Digan theo phong trào Ngũ tuần, nhưng chỉ là một nhóm thiểu số nhỏ nổi lên trong ngày nay. Ở Ai Cập, người Digan theo Kitô giáo hoặc Hồi giáo.

Âm nhạc

Người Digan 
Margarita Cansino (sau này là Rita Hayworth) cùng với người cha và bạn nhảy Eduardo Cansino, 1933
Người Digan 
27 tháng 6 năm 2009: Fanfare Ciocărlia biểu diễn trực tiếp ở Athens
Người Digan 
Màn biểu diễn đường phố trong Lễ hội Roma thế giới Khamoro ở Praha, 2007

Âm nhạc Romani đóng một vai trò quan trọng ở các nước Đông và Trung Âu như là Croatia, Bosna và Hercegovina, Serbia, Montenegro, Bulgaria, Macedonia, Albania, Hungary, Slovakia, Slovenia và România. Đồng thời, phong cách và cách biểu diễn của các nhạc sĩ Digan đã ảnh hưởng tới các nhà soạn nhạc cổ điển như là Franz Liszt và Johannes Brahms. Các lăutari biểu diễn ở các đám cưới truyền thống ở România hầu hết là người Digan.

Có lẽ một trong những nahcj sĩ lăutari nổi bật nhất thế giới đương đại là nhóm Taraful Haiducilor. "Nhạc đám cưới" Bulgaria nổi tiếng cũng vậy, hầu hết được biểu diễn bởi các nhạc sĩ người Digan như là Ivo Papasov, một nghệ sĩ clarinet điêu luyện và ca sĩ nhạc pop-dân gian người Bulgaria Azis.

Rất nhiều nhạc sĩ cổ điển, như là nghệ sĩ dương cầm người Hungary Georges Cziffra, là người Digan, cũng như nhiều nhạc sĩ thể loại manele khác. Zdob și Zdub, một trong những ban nhạc rock nổi tiếng nhất tại Moldova, tuy không phải là người Digan, nhưng lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của âm nhạc Romani, cũng như là Spitalul de Urgență ở România, Shantel ở Đức, Goran Bregović ở Serbia, Darko Rundek ở Croatia, Beirut và Gogol Bordello ở hoa kỳ.

Các âm thành đặc biệt của âm nhạc Romani đã ảnh hưởng tới nhạc bolero, jazz, và flamenco (đặc biệt là cante jondo) ở Tây Ban Nha.

Những điệu nhảy như là flamenco và bolero ở Tây Ban Nha chịu ảnh hưởng của người Digan. Antonio Cansino đã kết hợp điệu flamenco Romani và Tây Ban Nha và được ghi nhận vì đã tạo ra vũ điệu Tây Ban Nha ngày nay. Nhóm The Dancing Cansinos đã phổ biến điệu flamenco và bolero ở Hoa Kỳ. Vũ công và diễn viên nổi tiếng Rita Hayworth là cháu gái của Antonio Cansino.

Ngôn ngữ Người Digan

Đa phần người Digan nói một vài phương ngữ tiếng Romani, một ngôn ngữ Ấn-Âu với nguồn gốc từ tiếng Phạn. Họ cũng thường nói ngôn ngữ của đất nước sở tại. Thường thì họ thêm từ mượn và từ dịch phỏng vào tiếng Romani từ ngôn ngữ của đất nước sở tại và đặc biệt là từ cho những thuật ngữ mà tiếng Romani không có. Đa phần người Cigano ở Bồ Đào Nha, Gitano ở Tây Ban Nha, và Romanichal ở Anh Quốc, và Lữ hành Scandinavia đã mất đi kiến thức về tiếng Romani thuần khiết, và nói ngôn ngữ pha tạp như Caló, Angloromany, và Scandoromani. Đa phần những cộng đồng nói tiếng Romani ở khu vực này bao gồm những người nhập cư từ Trung và Đông Âu.

Không có thống kê cụ thể về số người nói tiếng Romani, cả ở châu Âu và thế giới. Tuy nhiên, có thể ước tính có 3,5 triệu người ở châu Âu và hơn 500.000 người ở những nơi khác, mặc dù số liệu thực tế có thể cao hơn rất nhiều. Điều này khiên cho tiếng Romani là ngôn ngữ thiểu số lớn thứ hai ở châu Âu, sau tiếng Catalunya.

Giao tiếp đa phương ngữ bị chi phối bởi các yếu tố sau:

  • Tất cả người nói tiếng Romani đều nói được nhiều ngôn ngữ, quen với việc sử dụng từ mượn từ ngôn ngữ thứ hai; khiến cho việc giao tiếp giữa những người Digan ở các nước khác nhau trở nên khó khăn.
  • Romani là một ngôn ngữ được sử dụng bởi gia đình mở rộng và một cộng đồng gắn bó với nhau. Nên nhiều người không thể hiểu được phương ngữ từ các nước khác, và là lý do tại sao tiếng Romani đôi khi được chia thành nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  • Không có truyền thống hay tiêu chuẩn nào dành cho người nói tiếng Romani để làm hướng dẫn cho việc sử dụng ngôn ngữ.

Những vụ đàn áp Người Digan

Trong lịch sử

Người Digan 
Sáu người phụ nữ Digan trong tù, Los Angeles, California, 1940

Một trong những vụ đàn áp người Romani dài nhất là việc họ bị nô dịch hóa. Nô lệ được sử dụng rộng rãi khắp châu Âu thời Trung cổ, bao gồm phần lãnh thổ ngày nay là România từ trước khi các thân vương quốc Moldavia và Wallachia được thành lập vào thế kỷ 13–14. Pháp luật quy định rằng tất cả người Digan sống tại hai quốc gia trên, cũng như những người di cư tới đây, được coi là nô lệ. Nô lệ dần dần được bãi bỏ vào giữa thập niên 1840 và 1850.

Nguồn gốc Người Digan chính xác của nô lệ ở Các thân vương quốc Danube không rõ. Có vài cuộc tranh luận về việc người Digan đến Wallachia và Moldavia khi là người tự do hay là những nô lệ bị mua. Nhà sử gia Nicolae Iorga nghĩ rằng việc người Roma đặt chân đến châu Âu liên quan tới Mông Cổ xâm lược châu Âu vào năm 1241. Và ông cũng coi việc họ bị nô dịch hóa là dấu tích của thời kỳ này (người România lấy người Roma từ tay người Mông Cổ và giữ họ làm nô lệ để có thể sử dụng họ làm lao động). Các sử gia khác tin người Digan bị nô dịch hóa khi họ bị bắt trong cuộc chiến với người Tatar. Việc nô dịch hóa tù binh cũng có thể là từ người Mông Cổ mà ra.

Vài người Digan đã làm nô lệ của người Mông Cổ hoặc Tatar, hoặc có thể từng làm quân phụ trợ trong quân đội hai tộc người kia, nhưng đa phần họ đã di cư tới phía nam sông Danube vào cuối thế 14, một khoảng thời gian sau khi Wallachia được thành lập. Cho tới lúc đó, thể chế nô lệ đã được thành lập tại Moldavia và có thể đã được thành lập tại hai thân vương quốc này. Sau khi người Digan tới khu vực này, đa phần dân cư đều sử dụng nô lệ. Nô lệ Tatar, với số lượng nhỏ hơn, về sau lai với người Digan.

Một vài nhánh đã tới Tây Âu vào thế kỷ 15, chạy trốn khỏi cuộc chính phạt bán đảo Balkan của Ottoman và trở thành người tị nạn. Mặc dù người Digan trở thành người tị nạn do những xung đột tại Tây Nam Âu, họ thường bị nghi ngờ là có liên quan tới cuộc xâm lược của Ottoman bởi một phần dân cư ở phía Tây do ngoại hình đặc biệt kỳ lạ. (Đại hội Đế quốc tại Landau và Freiburg từ năm 1496–1498 người Digan là gián điệp của người Turk). Ở Tây Âu, việc nghi ngờ và phân biệt đối xử với người nhóm người thiểu số như vậy rõ ràng đã dẫn tới những cuộc đàn áp và thanh lọc sắc tộc cho tới thời kì hiện. Vào thời kì căng thẳng, người Digan thành con dê gánh tội; ví dụ, họ bị buộc tội là nguyên nhân của việc dịch hạch bùng phát.

Vào ngày 30 tháng 7 năm 1749, Tây Ban Nha tiến hành Cuộc đại bắt giam người Digan (Gitano) trong lãnh thổ của mình. Quân chủ Tây Ban Nha ra lệnh tiến hành đột kích trên toàn quốc, dẫn đến nhiều gia đình tan vỡ do những người đàn ông khỏe mạnh đều bị giam giữ tại các trại lao động cưỡng bức nhằm thanh lọc sắc tộc. Điều này cuối cùng cũng kết thúc và người Digan được trả tự do các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra tại các cộng đồng khác nhau.

Sau này và thế kỷ 19, người Digan bị cấm nhập cư ở các khu vực ngoài châu Âu, chủ yếu là các nước nói tiếng Anh. Vào năm 1880, Argentina ban hành lệnh cấm người nhập cư Digan, và Hoa Kỳ làm điều tương tự vào năm 1885.

Đồng hoá cưỡng bức

Ở quân chủ Habsburg dưới thời Maria Theresia (1740–1780), hàng loạt các đạo luật đã được ban hành để khiến người Digan bị đồng hóa và định cư lâu dài. Ví dụ như là tước quyền sở hữu ngựa và xe kéo (1754) để giảm khả năng di chuyển, đặt cho họ cái tên "Tân Công dân" và bắt nam giới Digan đủ tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự như những công dân khác (1761, và Bản sửa đổi 1770), bắt họ phải đăng ký với chính quyền địa phương (1767), và một đạo luật khác cấm những người Digan kết hôn với nhau (1773). Người thừa kế Josef II cấm mặc tranh phục Digan truyền thống và nói tiếng Digan, với hình phạt là đánh roi nếu vi phạm. Cũng trong thời gian này, trường học phải đồng hóa trẻ em Digan; đây là một trong những chính sách đồng hóa hiện đại đầu tiên. Ở Tây Ban Nha, những nỗ lực đồng hóa người Gitano bắt đầu xuất hiện từ năm 1619, khi người Gitano bị bắt định cư, cấm nói tiếng Romani, đàn ông và phụ nữ Gitano bị gửi đến các trại tế bần riêng biệt và trẻ con thì đến trại mồ côi. Carlos III đã có chính sách đồng hóa người Gitano tiến bộ hơn. Ông vẫn cấm lối sống du mục, nói tiếng Calo, sản xuất và mặc trang phục Digan truyền thống, buôn bán ngựa và các hoạt động buôn bán lưu động khác. Nhưng ông đã cấm mọi hình thức phân biệt đối xử đối với người Digan, cũng như việc các phường hội không cho họ tham gia. Ngoài ra ông cũng cấm sử dụng từ gitano để đồng hóa họ, được thay thế bằng "Người Tân Castilla", một tên gọi cũng được áp dụng cho người Do Thái và người Hồi giáo.

Đa phần các sử gia tin rằng Carlos III đã thất bại trong việc này do ba lý do chính, bắt nguồn từ việc thực hiện bên ngoài các thành phố lớn: Khó khăn mà cộng đồng Gitano đối mặt phải là thay đổi lối sống du mục, và còn có khó khăn nghiêm trọng trong việc áp dụng chính sách này lên giáo dục và làm việc. Một tác giả khác nói rằng nó thất bại do đa phần dân cư phản đối việc khiến người Gitano hòa nhập.

Những chính sách đồng hóa cưỡng bức khác cũng được áp dụng ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Na Uy, nơi có đạo luật cho phép nhà nước tách con cái khỏi cha mẹ và đưa chúng tới cơ sở nhà nước được thông qua vào năm 1896. Điền này khiến tầm 1,500 trẻ em Digan bị tách khỏi cha mẹ vào thế kỷ 20.

Porajmos (Romani Holocaust)

Người Digan 
Trục xuất người Digan khỉ Asperg, Đức, 1940 (chụp bởi Rassenhygienische Forschungsstelle)

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai và Holocaust, việc đàn áp người Digan lên đến đỉnh điểm vào cuộc diệt chủng Romani Holocaust (Porajmos) được thực hiện bởi Đức Quốc Xã. Vào năm 1935, người Digan ở Đức bị tước quyền công dân sau khi luật Nuremberg được thông qua. Sau đó, họ bị tống giam ở các trại tập trung. Trong chiến tranh, chính sách này được mở rộng tới những khu vực Đức chiếm đóng, và cũng được áp dụng ở các nước đồng minh, tiêu biểu nhất là Nhà nước Độc lập Croatia, România, và Hungary. Từ năm 1942 người Digan bắt đầu bị diệt chủng ở các trại hủy diệt.

Vì không có số liệu điều tra dân số Digan chính xác trước thời chiến, nên không thể đánh giá được số nạn nhân bị giết trong Holocaust Romani Đa phần các ước tính số người bị giết trong Holocaust Romani là từ 200.000 tới 500.000, nhưng các ước tính khác lại dao động từ 90.000 tới tận 4.000.000. Các ước tính thấp hơn không bao tính ở các quốc gia phe Trục kiểm soát. Một nghiên cứu bởi Sybil Milton, một cựu sử gia tại Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kỳ đưa ra ước tính ít nhất là từ 220.000, và có thể lên tới 500.000. Ian Hancock, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Romani và Trung tâm Tài liệu và Lưu trữ Romani tại Đại học Texas tại Austin, ủng hộ con số từ 500.000 đến 1.500.000.

Ở Trung Âu, các trại hủy diệt ở Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia đã giết nhiều người tới mức ngôn ngữ Romani Bohemia đã bị thất truyền.

Những vấn đề hiện nay Người Digan

Người Digan 
Một cuộc biểu tình bài người Digan ở Sofia, Bulgaria vào năm 2011

Ở châu Âu, người Digan thường bị gắn liền với sự nghèo đói, nguyên nhân gây ra tỉ lệ tội phạm cao, bị phần còn lại của dân cư châu Âu cho là cư xử không phù hợp và chống đối xã hội. Đây là một phần lý do khiến sự phân biệt đối xử với người Digan vẫn còn tiếp tục tới ngày nay, dù đã có những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này

Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế tiếp tục ghi nhận lại những vụ phân biệt đối xử với người Digan vào cuối thế kỷ 20, đặc biệt là ở România, Serbia, Slovakia, Hungary, Slovenia, và Kosovo. Liên minh châu Âu đã thừa nhận rằng sự phân biệt đỗi xử với người Digan cần được giải quyết, và với chiến lược hội nhập với quốc gia của người Digan, họ khuyến khích các nước thành viên nỗ lực tiến tới sự hòa nhập với người Digan nhiều hơn và bảo vệ quyền lợi của người Digan ở Liên minh châu Âu.

*bao gồm cả 97.000 người nội di tản Digan ở Serbia
Ước tính tỉ lệ dân số Digan tại các quốc gia châu Âu
Quốc gia Phần trăm
Bulgaria
  
10.33%
Bắc Macedonia
  
9.59%
Slovakia
  
9.17%
România
  
8.32%
Serbia*
  
8.18%
Hungary
  
7.05%
Thổ Nhĩ Kỳ
  
5.97%
Tây Ban Nha
  
3.21%
Albania
  
3.18%
Montenegro
  
2.95%
Moldova
  
2.49%
Hy Lạp
  
2.47%
Cộng hòa Séc
  
1.96%
Kosovo
  
1.47%

Ở Đông Âu, trẻ em Digan thường tới các Trường Digan Đặc biệt, tách khỏi những trẻ em khác; những ngôi trường này thường có chất lượng giáo dục thấp hơn, khiến trẻ em Digan gặp bất lợi về học tập.:83

Người Digan ở Kosovo đã bị người Albania đàn áp một cách nghiêm trọng kể từ khi Chiến tranh Kosovo kết thúc, và phần lớn cộng đồng người Digan đã bị tiêu diệt.

Tiệp Khắc bắt đầu chính sách triệt sản phụ nữ Digan vào năm 1973. Những người bất đồng chính kiến tố cáo hành vi trên từ năm 1977–78 là một cuộc diệt chủng, nhưng nó vẫn tiếp tục xảy ra cho đến Cách mạng Nhung năm 1989. Một báo cáo của thanh tra viên độc lập Otakar Motejl ở Cộng hòa Séc, đã xác định hàng tá ca triệt sản cưỡng bức từ năm 1979 tới 2001, và kêu gọi điều tra hình sự và có thể là truy tố một số nhân viên y tế và quản lý.

Vào năm 2008, sau một vụ cưỡng hiếp và sau đó là sát hại một người phụ nữ Ý ở Roma với thủ phạm là một chàng trai trẻ từ trại người Digan địa phương, chính phủ Ý tuyên bố rằng người Digan đại diện cho một mối nguy hại tới an ninh quốc gia, đồng thời cần nhanh chóng giải quyết emergenza nomadi. Cụ thể, các quan chức chính phủ Ý cáo buộc người Digan là nguyên nhân khiến tỉ lệ tội phảm gia tăng ở thành thị.

Cái chết của Cristina và Violetta Djeordsevic vào năm 2008, vụ hai đứa trẻ người Digan chết đuối trong khi những người Ý ở đó vẫn bình thản, đã thu hút sự chú ý từ quốc tế về mối quan hệ giữa người Ý và người Digan. Bình luận về vụ việc vào năm 2012, một tờ báo Bỉ nhận xét:

Vào ngày Quốc tế Digan mà rơi vào ngày 8 tháng 4, một tỉ lệ đáng kể trong số 12 triệu người Digan ở châu Âu sống trong điều kiện tồi tệ sẽ chẳng có gì đáng để ăn mừng. Và sự nghèo đói không phải là mối lo duy nhất của cộng đồng. Căng thẳng sắc tộc đang gia tăng. Vào năm 2008, trại người Digan đã bị tân cống ở Ý, sự hăm dọa của các nghị sĩ phân biệt chủng tộc ở Hungary là chuyện bình thường. Phát biểu vào năm 1993, Václav Havel đã tiên tri rằng "sự đối xử với người Digan là phép thử Litmus cho nền dân chủ": và nền dân chủ vẫn còn thiếu sót. Hậu quả của quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa tư bản là thảm khốc với người Digan. Với chủ nghĩa cộng sản, họ có việc làm, còn nhà ở và đi học thì miễn phí. Giờ rất nhiều người thất nghiêp, rất nhiều người mất nhà và việc phân biệt chủng tộc ngày càng không bị trừng phạt.

Cuộc khảo sát của Pew Research năm 2015 cho thấy người Ý nói riêng có tâm lý bài người Digan mạnh, với 82% người Ý có quan điểm tiêu cực về người Digan. Ở Hy Lạp, 67%, ở Hungary 64%, ở Pháp 61%, ở Hungary 49%, ở Ba Lan 47%, ở Anh Quốc 45%, ở Thụy Điển 42%, ở Đức 40%, và ở Hà Lan 37% có quan điểm tiêu cực về người Digan. Cuộc khảo sát năm 2019 của Pew Research cho thấy 83% người Ý, 76% người Slovak, 72% người Hy Lạp, 68% người Bulgaria, 66% người Séc, 61% người Lithuania, 61% người Hungary, 54% người Ukraina, 52% người Nga, 51% người Ba Lan, 44% người Pháp, 40% người Tây Ban Nha, và 37% người Đức có quan điểm tiêu cực về người Digan. IRES xuất bản một cuộc khảo sát vào năm 2020 cho thấy 72% người Rumani có quan điểm tiêu cực về họ.

Cho tới năm 2019, báo cáo về những vụ bài người Digan ngày càng gia tăng ở Châu Âu. Phân biệt đối xử với người Digan vẫn còn phổ biến ở Kosovo, România, Slovakia, Bulgaria, và Cộng hòa Séc. Cộng đồng người Digan ở khắp Ukraina là mục tiêu của những vụ tấn công bằng vũ lực.

Người tị nạn Digan trốn khỏi Chiến tranh Nga-Ukraina 2022 bị phân biệt đối xử khắp châu Âu, bao gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, và Moldova.

Trục xuất người Digan

Vào mùa hè năm 2010, chính quyền Pháp đã phá hủy ít nhất 51 trại người Digan và bắt đầu quá trình trục xuất người Digan về đất nước của họ. Những căng thẳng sau đó giữa nước Pháp và cộng đồng Digan, đã càng gia tăng sau vụ một người lữ hành đi qua trạm kiểm soát của cảnh sát Pháp, lái xe tông vào một sĩ quan, và cố gắng tông vào hai sĩ quan khác, và cuối cùng bị bắn chết ở cảnh sát. Để trả thù, một nhóm người Digan với rìu và thanh sát, tấn công sở cảnh sát ở Saint-Aignan, lật đổ đèn giao thông và biển đường và đốt ba cái xe. Chính phủ Pháp sau đó đã bị cáo buộc thực hiện những hành động này để theo đuổi chương trình nghị sự chính trị của mình. Ủy viên Công lý Liên minh châu Âu Viviane Reding nói rằng Ủy ban châu Âu nên có những hành động pháp lý với Pháp về vấn đề này, gọi vụ trục xuất là "một nỗi nhục". Một hồ sơ bị rò rỉ vào ngày 5 tháng 8, từ Bộ Nội vụ tới cảnh sát trưởng khu vực, bao gồm: "Ba trăm trại định cư bất hợp pháp phải bị tiêu hủy trong vòng ba tháng, và trại của người Digan là ưu tiên hàng đầu."

Trong nghệ thuật Người Digan

Rất nhiều nhân vật người Digan trong văn học và nghệ thuật đại diện cho những câu chuyện lãng mạn hay là sức mạnh thần bí của bói toán; hay là những người có tính tình nóng nảy đi đôi với tình yêu tự do bất khuất và thói quen phạm tội. Người Digan là một chủ đề phổ biến trong hội họa Venezia từ thời Giorgione tới đầu thế kỷ 16. Việc đưa người Digan vào sẽ đưa một chút yếu tố phương Đông kỳ lạ vào bức tranh. một bức họa Venezia thời Phục Hưng bởi Paris Bordone (khoảng 1530, Strasbourg) về Thánh Gia ở Ai Cập vẽ Elizabeth là một thầy bói; trong khi đó khung cảnh thì rõ ràng là ở châu Âu.

Đặc biệt đáng chú ý là nhân vật Digan trong những tác phẩm kinh điển như Carmen bởi Prosper Mérimée và vở opera dựa trên tác phẩm bởi Georges Bizet, Nhà thờ Đức bà Paris của Victor Hugo, Tintin và viên ngọc lục bảo của Castafiore của Hergé, La Gitanilla của Miguel de Cervantes và LavengroThe Romany Rye của George Borrow. Cũng có nhân vật Digan trong Giấc mộng đêm hè, As You Like It, OthelloGiông tố bởi William Shakespeare.

Người Digan được lãng mạn hóa rất nhiều ở Liên Xô, một ví dụ điển hình là bộ phim năm 1975 Tabor ukhodit v Nebo. Một ví dụ thực tế hơn là về người Digan ở bán đảo Balkan trong thời hiện đại. Những bộ phim như Time of the Gypsies (1988) và Black Cat, White Cat (1998) của Emir Kusturica có diễn viên người Digan nói phương ngữ bản địa của họ, mặc dù vẫn có những cliché về người Romani gắn liện với ma thuật và tội phạm. Những bộ phim của Tony Gatlif, một diễn đạo diễn người Pháp gốc Digan, như là Les Princes (1983), Latcho Drom (1993) và Gadjo Dilo (1997) cũng mô tả về cuộc sống của người Digan.

Ghi chú

Tham khảo

Liên kết ngoài

    Các nước châu Âu
    Các trại tập trung, lao động, khu ổ chuột mà người Digan bị đàn áp trong Thế chiến thứ hai
    Tổ chức phi chính phủ
    Bảo tàng và thư viện

Tags:

Nguồn gốc Người DiganDân số Người DiganPhân nhóm Người DiganLịch sử Người DiganXã hội và văn hoá truyền thống Người DiganNgôn ngữ Người DiganNhững vụ đàn áp Người DiganNhững vấn đề hiện nay Người DiganTrong nghệ thuật Người DiganNgười DiganChâu MỹDân tộcNam ÂuNgười Ấn-AryaNgữ chi Ấn-AryaNgữ hệ Ấn-ÂuQuốc giaThế giớiTiếng AnhTiếng DiganTiếng RomaniTrung ĐôngĐông Âu

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Giải bóng đá vô địch quốc gia ĐứcIsraelĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamLong AnKhang HiChiến dịch Mùa Xuân 1975Vũng TàuCăn bậc haiHệ Mặt TrờiHán Cao TổMinh Lan TruyệnSố nguyên tốQuân đoàn 12, Quân đội nhân dân Việt NamDragon Ball – 7 viên ngọc rồngLê Đại HànhInter MilanHữu ThỉnhBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Boku no PicoChất bán dẫnHồn Trương Ba, da hàng thịtMỹ AnhĐiện BiênPhạm Quý NgọCúp bóng đá trong nhà châu Á 2024Google MapsNguyễn Ngọc NgạnĐà LạtNgân HàHậu Lương Thái TổHarry PotterHiệp định Paris 1973Gái gọiNguyễn TuânEHoa hồngDoraemon (nhân vật)Quảng NgãiDanh sách biện pháp tu từNhà bà NữĐạo giáoChính trịGoogle DịchChiến tranh biên giới Việt Nam – CampuchiaStephen HawkingPhú YênTỉnh ủy Bắc GiangGiê-suSóc TrăngQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamThủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamTuổi thơ dữ dộiKý sinh thúGMMTVHưng YênVinamilkAnh hùng dân tộc Việt NamNhà nước PalestineArya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaMỹ LinhLý HảiLý Chiêu HoàngPhạm Minh ChínhQuân đội nhân dân Việt NamChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFAQuần thể danh thắng Tràng AnXung đột Israel–PalestineDanh sách nhà ga thuộc tuyến đường sắt Thống NhấtAn Nam tứ đại khíMặt trăng ôm mặt trờiHoàng Tuần TàiBộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamDinh Độc LậpMê KôngSingaporeTư Mã ÝBắc Ninh🡆 More