Người Đông Hương

Người Đông Hương (Tiếng Trung: 东乡族; phồn thể: 東鄉族; Hán-Việt: Đông Hương tộc; pinyin: Dōngxiāngzú; tự gọi: Sarta hay Santa (Tiếng Trung: 撒尔塔; phồn thể: 撒爾塔; Hán-Việt: Tát Nhĩ Tháp; pinyin: Sā ěr tǎ)) là một trong số 56 dân tộc được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận.

Phần lớn người Đông Hương sinh sống tại Châu tự trị dân tộc Hồi Lâm Hạ và các khu vực xung quanh trong tỉnh Cam Túc ở tây bắc Trung Quốc, trong khi các nhóm còn lại sinh sống tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, tỉnh Thanh Hải và Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ. Theo đều tra dân số Trung Quốc năm 2000, dân số của dân tộc này là 513.805 người. Người Đông Hương có lẽ là các hậu duệ của người Mông Cổ theo Hồi giáo tại Trung Quốc pha trộn huyết thống với các nhóm sắc tộc khác nhau trong khu vực.

Người Đông Hương
Người Đông Hương
Tổng dân số
513.805
Khu vực có số dân đáng kể
513.805 (ĐTDS Trung Quốc 2000) tại Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tân Cương
Ngôn ngữ
Tiếng Đông Hương
Tôn giáo
Chủ yếu là Hồi giáo dòng Sunni, một ít theo Phật giáo
Sắc tộc có liên quan
Mông Cổ, Bảo An, Hồi

Nguồn gốc và phát triển Người Đông Hương

Người Đông Hương là các họ hàng gần của các sắc tộc Mông Cổ. Một số học giả cho rằng nét nhận dạng của họ như là một nhóm sắc tộc độc lập đã phát sinh thông qua tiếp xúc với người Trung Á, do đó mà người Đông Hương đã cải đạo sang Hồi giáo dòng Sunni trong thế kỷ 13.

Một giả thuyết có thể về nguồn gốc người Đông Hương cho rằng họ là hậu duệ của các binh sĩ Mông Cổ đóng quân tại khu vực Hà Châu (河州, tên gọi cũ của Lâm Hạ) theo lệnh của Thành Cát Tư Hãn trong cuộc viễn chinh về phía tây của ông, trong khi các giả thuyết khác cho rằng họ có thể là hỗn hợp của nhiều dân tộc, bao gồm người Mông Cổ, Hán và Tạng.

Tên tự gọi của họ, santa, cũng có thể cung cấp một đầu mối mâu thuẫn về nguồn gốc của họ: từ tương tự Sart trước kia từng được dùng tại Trung Á để chỉ các thương nhân Trung Á theo Hồi giáo. Tên gọi chính thức hiện nay của họ là Đông Hương, có từ năm 1954, nghĩa là "làng miền đông" phát sinh từ thực tế là các khu định cư của họ trong khu vực nằm ở phía đông Hà Châu, nơi có các khu định cư chính của người Hán.

Kinh tế Người Đông Hương

Nền tảng kinh tế của người Đông Hương là nông nghiệp. Các sản phẩm chính là khoai tây, ngô và lúa mì. Họ cũng có ngành nghề thủ công, sản xuất ra các loại thảm truyền thống.

Ngôn ngữ và giáo dục Người Đông Hương

Người Đông Hương 
Y phục và lối sống truyền thống của người Đông Hương (ở giữa, với các con cừu) được miêu tả trên áp phích, cùng với các dân tộc Trung Quốc khác (Người Đồng và người Kirghiz ở bên phải, người Tajik ở bên trái)

Người Đông Hương nói tiếng Đông Hương, một ngôn ngữ trong ngữ tộc Mông Cổ của ngữ hệ Altai. Văn học dân gian truyền khẩu của người Đông Hương phong phú, dân ca Đông Hương gọi là "Đông Hương hoa nhân", nhưng họ không có hệ thống chữ viết riêng. Các thống kê của chính quyền chỉ ra rằng người Đông Hương là nhóm người thuộc hàng nghèo khó nhất và ít học nhất trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Trung Hoa, với phần lớn dân cư Đông Hương chỉ hoàn thành khoảng 1,1 năm tới 1,98 năm học hành, một vấn đề bị làm trầm trọng thêm bởi không có chữ viết. Theo dữ liệu tại Đông Hương tộc tự trị huyện chí thì vào năm 1996 tỷ lệ mù chữ và bán mù chữ của người Đông Hương (74,35 %) là cao hơn rất nhiều so với toàn tỉnh Cam Túc (34,89 %)

Ghi chú

Tags:

Nguồn gốc và phát triển Người Đông HươngKinh tế Người Đông HươngNgôn ngữ và giáo dục Người Đông HươngNgười Đông HươngBính âm Hán ngữCam TúcChữ Hán giản thểChữ Hán phồn thểCộng hòa Nhân dân Trung HoaDanh sách dân tộc Trung QuốcLâm HạNgười HồiNgười Mông CổNinh HạPhiên âm Hán-ViệtThanh HảiTân Cương

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

BitcoinPhápBạo lực học đườngKinh thành HuếLê Khả PhiêuLịch sử Trung QuốcMonkey D. LuffyNhà máy thủy điện Hòa BìnhGeometry DashPhân cấp hành chính Việt NamThạch LamTokuda ShigeoVăn Miếu – Quốc Tử GiámTài xỉuErling HaalandDế Mèn phiêu lưu kýĐộng lượngHồ Hoàn KiếmNarutoTrí tuệ nhân tạo16 tháng 4Mỹ TâmKylian MbappéGMMTVTrường ChinhTitanic (phim 1997)Đường Trường SơnKhởi nghĩa Hai Bà TrưngĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhĐại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhĐô la MỹChiến tranh thế giới thứ nhấtHà Thanh XuânDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủVụ PMU 18Núi lửaGiải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Họ người Việt NamMặt TrờiMắt biếc (phim)Trần Cẩm TúPhởGiang TôQuần thể danh thắng Tràng AnTriết học Marx-LeninĐài Truyền hình Việt NamDanh sách địa danh trong One PieceTô Ân XôTam quốc diễn nghĩaMê KôngTổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiênTiền GiangChủ nghĩa cộng sảnVụ đắm tàu RMS TitanicToán họcHiệp hội các quốc gia Đông Nam ÁDanh sách tỷ phú thế giớiNhà ThanhThác Bản GiốcArya bàn bên thỉnh thoảng lại trêu ghẹo tôi bằng tiếng NgaNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamNgũ hànhĐiện BiênDinh Độc LậpSuboiJack – J97Lưu Bá ÔnTruyện KiềuKiên GiangBình ĐịnhInter MilanDanh sách trường đại học, học viện và cao đẳng tại Việt NamCàn LongTôn giáo tại Việt NamNúi Bà ĐenTôn giáoKhởi nghĩa Lam Sơn🡆 More