Ngôn Ngữ Chính Thức Của Liên Hợp Quốc

Ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc gồm sáu ngôn ngữ được sử dụng tại các cuộc họp của Liên Hợp Quốc và tất cả các văn bản chính thức của Liên Hợp Quốc.

Liên Hợp Quốc sử dụng 6 ngôn ngữ chính thức, gồm 4 ngôn ngữ chính của 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an cùng 2 ngôn ngữ có độ phổ biến rộng lớn:

Ban thư ký sử dụng hai ngôn ngữ trong phiên làm việc:

Lịch sử Ngôn Ngữ Chính Thức Của Liên Hợp Quốc

Khi Liên Hợp Quốc được thành lập, năm ngôn ngữ chính thức được lựa chọn là: tiếng Anh (cho Mỹ và Vương quốc Anh), tiếng Trung (sử dụng chữ Hán phồn thể, cho Trung Hoa Dân Quốc), tiếng Pháp (cho Pháp), tiếng Tây Ban Nha (cho khu vực Mỹ Latinh) và tiếng Nga (cho Liên Xô). Tiếng Ả Rập được đưa vào thêm năm 1973. Hiện có những tranh cãi trái chiều về việc liệu có nên giảm bớt số lượng ngôn ngữ chính thức (ví dụ chỉ giữ lại tiếng Anh) hay nên tăng thêm con số này.[cần dẫn nguồn] Áp lực đòi đưa thêm tiếng Hindi (cho Ấn Độ) thành ngôn ngữ chính thức đang ngày càng gia tăng.[cần dẫn nguồn] Năm 2001, các nước nói tiếng Tây Ban Nha phàn nàn rằng tiếng Tây Ban Nha không có tư cách ngang bằng so với tiếng Anh. Những nỗ lực chống lại sự tụt giảm vị thế của tiếng Pháp trong tổ chức này cũng rất to lớn; vì thế tất cả các Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đều phải biết dùng tiếng Pháp và rõ ràng việc Tổng thư ký mới Ban Ki-Moon gặp khó khăn để có thể nói trôi chảy ngôn ngữ này trong buổi họp báo đầu tiên của ông bị một số người coi là một sự mất điểm .

Tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc đối với các tài liệu bằng tiếng Anh (Hướng dẫn xuất bản Liên Hợp Quốc) tuân theo quy tắc của tiếng Anh. Liên Hợp Quốc và tất cả các tổ chức khác là một phần của hệ thống Liên Hợp Quốc sử dụng phương pháp đánh vần Oxford. Tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về tiếng Hoa (Quan thoại) đã thay đổi khi Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) phải nhường ghế cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1971. Từ năm 1945 đến 1971 kiểu chữ phồn thể được sử dụng, và từ năm 1971 kiểu chữ giản thể đã thay thế.

Trong số các ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của 52 quốc gia thành viên, tiếng Pháp của 29 thành viên, tiếng Ả Rập là 24, tiếng Tây Ban Nha là 20, tiếng Nga tại 4 và tiếng Trung Quốc tại 2 nước. Tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Đức là những ngôn ngữ được sử dụng ở khá nhiều nước thành viên Liên Hợp Quốc (8 và 6) nhưng lại không phải là ngôn ngữ chính thức của tổ chức này.

Ngày ngôn ngữ tại Liên Hợp Quốc Ngôn Ngữ Chính Thức Của Liên Hợp Quốc

Xem thêm

Chú thích

Liên kết ngoài

Tags:

Lịch sử Ngôn Ngữ Chính Thức Của Liên Hợp QuốcNgày ngôn ngữ tại Liên Hợp Quốc Ngôn Ngữ Chính Thức Của Liên Hợp QuốcNgôn Ngữ Chính Thức Của Liên Hợp QuốcLiên Hợp QuốcNgôn ngữ chính thức

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí MinhPhạm Ngọc ThảoHà TĩnhGallonTình yêuQuan hệ tình dụcNgày Thống nhấtThích Quảng ĐứcTây NinhTháp RùaChâu ÂuSécDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong Chiến dịch Điện Biên PhủNgân hàng Nhà nước Việt NamTrung ĐôngLưu Bá ÔnQuân lực Việt Nam Cộng hòaBình ThuậnFC BarcelonaPhú YênHiệp định Genève 1954Danh sách thành viên của SNH48Duyên hải Nam Trung BộThạch LamSông Tô LịchCuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhEl NiñoPhil FodenBảng xếp hạng bóng đá nam FIFAHàn TínĐứcDương Tử (diễn viên)Tưởng Giới ThạchFC Bayern MünchenĐảng Cộng sản Việt NamHentaiCôn ĐảoDương Văn MinhJude BellinghamGoogleHứa Quang HánCố đô HuếÂu LạcWikipediaTrung du và miền núi phía BắcThượng HảiHoa hồngReal Madrid CFKakáChủ tịch Quốc hội Việt NamQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamVịnh Hạ LongTrường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhNew ZealandTrần Thánh TôngBill GatesMonkey D. LuffyChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtV (ca sĩ)Võ Văn ThưởngVàngMyanmarT1 (thể thao điện tử)Mã QRLandmark 81Luật bàn thắng sân kháchNgười Hoa (Việt Nam)Quần thể danh thắng Tràng AnTrung QuốcDải GazaNguyễn Ngọc NgạnTiếng ViệtNgười TàyHùng Vương thứ I18 tháng 4Jadon SanchoĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhNông Đức Mạnh🡆 More