Ngân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu Âu

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (tiếng Anh: European Bank for Reconstruction and Development, viết tắt EBRD) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại London.

Ngân hàng được thành lập với mục đích giúp các nước Đông ÂuTrung Âu (Cộng sản cũ) nhanh chóng chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Ngân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu Âu
Các nước hội viên của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu

Ngân hàng được thành lập ngày 29 tháng 5 năm 1990 tại Paris do sáng kiến của tổng thống Pháp François Mitterrand và được khai trương ngày 15 tháng 4 năm 1991.

Mục đích Ngân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu Âu

Ngân hàng cho vay hoặc tài trợ các dự án phát triển ở các nước Cộng sản cũ Đông Âu, Trung Âu và Mông Cổ nhằm giúp thay đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. Trái với các tổ chức tài chính quốc tế khác, Nhiệm ủy của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu giới hạn trong các nước "biết tôn trọng và thực thi các nguyên tắc dân chủ đa nguyên và nền kinh tế thị trường, giúp cho việc chuyển đổi nền kinh tế của họ sang kinh tế thị trường, thúc đẩy các sáng kiến tư nhân và tinh thần kinh doanh».

Ngân hàng thường tài trợ các dự án thuộc khu vực tư với số tiền từ 5 tới 250 triệu euro, dưới hình thức cho vay hoặc góp cổ phần. Tới nay, số tiền đầu tư trung bình cho 1 dự án là 25 triệu euro.

Năm 2006, Ngân hàng đã đầu tư 4,9 tỷ euro trong 301 dự án khác nhau, đem lại 2,4 tỷ euro lợi nhuận.

Các hội viên Ngân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu Âu

Ngân hàng có 38 hội viên năm 1990, tới tháng 7/2007 đã có 63 hội viên.

Các hội viên Ngân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu Âu của EBRD (năm gia nhập)
1990 1991 1992 1993 1996 2000 2001 2006
Đức, Úc, Áo, Bỉ, Bulgaria, Canada, Cộng hòa Síp, Nam Triều Tiên, Đan Mạch, Ai Cập, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Iceland, Israel, Ý, Nhật Bản, Liechtenstein, Luxembourg, Malta, Maroc, México, New Zealand, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, România, Vương quốc Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng đồng châu Âu, Ngân hàng Đầu tư châu Âu Albania Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Gruzia, Kazakhstan, Slovenia, Tadjikistan, Turkmenistan, Ukraina Croatia, Cộng hòa Séc, Macedonia, Slovakia Bosna và Hercegovina Mông Cổ Serbia Montenegro
Theo Website chính thức Lưu trữ 2008-10-07 tại Wayback Machine

Sau khi kết thúc đầu tư vào Cộng hòa Séc, Ngân hàng hy vọng cũng sẽ kết thúc việc đầu tư vào 7 nước hội viên khác là Bulgaria, Estonia, Hungary, Ba Lan, România, Slovakia, Slovenia) trong năm 2010.

Tiêu chuẩn để nhận đầu tư
Để được nhận đầu tư của Ngân hàng, các dự án phải:
- triển khai trong 1 nước hội viên
- có các triển vọng thương mại lớn
- đơn vị bảo trợ dự án phải góp cổ phần đáng kể bằng tiền hoặc cái tương đương
- có lợi cho kinh tế địa phương và giúp phát triển khu vực tư
- đáp ứng được các yêu cầu của Ngân hàng và Môi trường.

Các khu vực được tài trợ
- Sản xuất kinh doanh nông nghiệp
- Hiệu quả năng lượng
- Các cơ quan tài chính
- Chế tạo, sản xuất
- Hạ tầng cơ sở thị xã và môi trường
- Tài nguyên thiên nhiên
- Năng lượng
- Du lịch
- Viễn thông, công nghiệp thông tin và truyền thông
- Vận tải.

Các chủ tịch của Ngân hàng Ngân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu Âu

  • Tháng 4/1991 – tháng 6/1993: Jacques Attali (Pháp)
  • Tháng 9/1993 – tháng 1/1998: Jacques de Larosière (Pháp)
  • Tháng 9/1998 – tháng 4/2000: Horst Kohler (Đức)
  • Tháng 7/2000 – tháng 7/2008: Jean Lemierre (Pháp)
  • Tháng 7/2008 - -: Thomas Mirow (Đức)

Địa chỉ trụ sở Ngân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu Âu

One Exchange Square
London EC2A 2JN
United Kingdom

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Mục đích Ngân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu ÂuCác hội viên Ngân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu ÂuCác chủ tịch của Ngân hàng Ngân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu ÂuĐịa chỉ trụ sở Ngân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu ÂuNgân Hàng Tái Thiết Và Phát Triển Châu ÂuChủ nghĩa cộng sảnKinh tế thị trườngLuân ĐônThế giớiTiếng AnhTrung ÂuĐông Âu

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Điêu khắcCan ChiChủ nghĩa Marx–LeninPhởMèoEthanolNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamTrường ChinhBiển xe cơ giới Việt NamNguyễn Sinh HùngVõ Thị Ánh XuânNguyễn Phú TrọngLionel MessiCanadaMinh Thành TổĐào Đức ToànChiến tranh biên giới Việt–Trung 1979William ShakespeareThánh địa Mỹ SơnHarry LuHiệp định Genève 1954Lưu huỳnh dioxideCô SaoChợ Bến ThànhThạch LamNgười một nhàTháp EiffelKitô giáoVũng TàuChiến cục Đông Xuân 1953–1954IranHội họaNhã nhạc cung đình HuếFukada EimiChăm PaNhà TrầnDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu ÁĐắk NôngChuyện người con gái Nam XươngNguyễn Hạnh PhúcTình yêuSuni Hạ LinhBình DươngQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamCảm tình viên (phim truyền hình)Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung QuốcPhan Đình GiótDương vật ngườiChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtTên gọi Việt NamBlackpinkTrà VinhVịnh Hạ LongTôn Đức ThắngPhạm TuyênNgân hàng Nhà nước Việt NamLý Thái TổChâu PhiQuảng NinhTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamBảng xếp hạng bóng đá nam FIFATrần Hải QuânMáy tínhFRĐại dươngTết Nguyên ĐánThái BìnhTài xỉuKhuất Văn KhangCục An ninh đối ngoại (Việt Nam)Sự kiện Thiên An MônDanh mục các dân tộc Việt NamTriệu Lệ DĩnhTajikistanXabi AlonsoBộ Công an (Việt Nam)Bộ đội Biên phòng Việt Nam🡆 More