Ngành Thạch Tùng

Ngành Thạch tùng hay ngành Thông đất (danh pháp hai phần: Lycopodiophyta, còn gọi là Lycophyta) là một nhóm thực vật có mạch trong giới thực vật.

Nó cũng là nhóm thực vật có mạch cổ nhất có loài còn sinh tồn, xuất hiện khoảng 420 triệu năm trước và hiện nay bao gồm một vài loài còn sinh tồn "nguyên thủy" nhất. Các loài này sinh sản bằng cách để rơi các bào tử và có sự luân chuyển giữa các pha sinh học vĩ mô, mặc dù một số là đồng (cùng) kiểu (thạch tùng) trong khi những loài còn lại (quyển bá, thủy phỉ) là dị (khác) kiểu trong việc sản sinh bào tử. Chúng khác với các dạng thực vật có mạch khác ở chỗ chúng có các vi lá (microphyll) - các lá chỉ có một gân lá chứ không phải là các vĩ lá (megaphyll) phức tạp như ở dương xỉ và thực vật có hạt.

Ngành Thạch tùng
Thời điểm hóa thạch: 428–0 triệu năm trước đây Silur - gần đây
Ngành Thạch Tùng
Lycopodiella cernua
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Lycopodiophyta
Cronquist, Takht. & W.Zimm.
[P.D. Cantino & M.J. Donoghue]
Các lớp

Lycopodiopsida - thạch tùng
Selaginellopsida - quyển bá
Isoetopsida - thủy phỉ

Zosterophyllopsida †

Hiện nay người ta công nhận khoảng 1.290 loài còn sinh tồn (Christenhusz & Byng 2016 ), được phân chia thành 3 nhóm chính trong phạm vi ngành Lycopodiophyta, đôi khi được chia tách ở cấp độ bộ (Lycopodiales, Isoetales và Selaginellales) hay lớp. Có sự khác biệt đáng kể trong việc sắp xếp các bộ còn sinh tồn vào các lớp: chúng có thể gộp chung trong 1 lớp; chúng cũng có thể xếp trong 2 lớp với Isoetales và Selaginellales nằm trong cùng một lớp; hoặc cũng có thể xếp riêng rẽ trong 3 lớp, với mỗi lớp chỉ có 1 bộ.:8 Hệ thống sử dụng 2 lớp cho các loài còn sinh tồn là:

  • Lớp Lycopodiopsida – thạch tùng và thạch sam.
  • Lớp Isoetopsida – thủy phỉ, quyển bá
  • Lớp † Zosterophyllopsida – lá hải rong (tuyệt chủng).

Hệ thống sử dụng 3 lớp như sau:

Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây chỉ ra mối quan hệ có thể gần đúng nhất giữa các bộ của Lycopodiophyta.

Lycopodiophyta
Lycopodiopsida

Lycopodiales

Drepanophycales †

Isoetopsida

Selaginellales

Lepidodendrales †

Pleuromeiales †

Isoetales

Dưới đây là một biểu đồ phát sinh chủng lài khác chỉ ra sự tiến hóa của Lycopodiophytes. Lưu ý rằng nhóm thực vật giống như Cooksonia và lá hải rong là một bậc cận ngành của nhóm thân cây của Lycopodiophytes.

Tracheophyta

†"Cooksonia" hemisphaerica Lang 1937

†Rhyniopsida

Eutracheophytes

Cooksonia Lang 1937 emend. Gonez & Gerrienne 2010 non Druce 1905 (Cooksonioids s.s.)

†nhóm cơ sở 1

†nhóm cơ sở 2 (Renalioids)

Lycopodiophytina

Hicklingia

† lá hải rong cơ sở

† lá hải rong lõi

Nothia

†"Zosterophyllum" deciduum Gerrienne 1988

Lycopodiopsida

†Asteroxylales

†Drepanophycales

Lycopodiales

†Protolepidodendrales

Selaginellales

†Lepidodendrales

†Pleuromeiales

Isoetales

Euphyllophytes

Ghi chú:

  • nhóm cơ sở 1
    • Sartilmania
    • Uskiella
    • Yunia
  • nhóm cơ sở 2 (Renalioids)
    • Aberlemnia
    • Cooksonia crassiparietilis Yurina 1964
    • Renalia
  • lá hải rong cơ sở
    • Adoketophyton
    • Discalis
    • Distichophytum
    • Gumuia
    • Huia
    • Zosterophyllum Penhallow 1892 non Pomel 1847
  • lá hải rong lõi
    • Zosterophyllum llanoveranum Croft & Lang 1942
    • Zosterophyllum divaricatum Gensel 1982
    • Sawdoniales Kenrick & Crane 1977 [Barinophytales Høeg 1967 ex Doweld 2001 s.l.; Gosslingiales]

Các thành viên của nhóm này có lịch sử tiến hóa lâu dài và các hóa thạch phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là trong các tầng than. Trên thực tế, phần lớn các chi đã biết đều tuyệt chủng. Loài Baragwanathia longifolia sinh sống trong thời gian thuộc kỷ Silur là đại diện đã có thể nhận dạng được thuộc về ngành Lycopodiophyta, trong khi một vài loài trong chi Cooksonia dường như có quan hệ họ hàng.

Ngành Thạch Tùng
Các bào tử của các loài trong ngành Lycopodiophyta có thể sử dụng trong pháo hoa

Các hóa thạch được gán cho ngành Lycopodiophyta lần đầu tiên xuất hiện trong kỷ Silur, cùng với một loạt các dạng thực vật có mạch khác. Phân tích phát sinh loài đặt chúng ở phần cơ sở của thực vật có mạch; chúng được phân biệt nhờ các vi lá và bởi kiểu nứt ngang của các túi bào tử (các dạng thực vật có mạch khác thì kiểu nứt là theo chiều dọc). Các túi bào tử của các loài còn sinh tồn mọc ra ở bề mặt trên của vi lá (gọi là lá bào tử). Ở một số loài, các lá bào tử này cụm lại thành cái gọi là bông cầu.

Các loài trong nhóm thông đất thuộc dạng sinh bào tử cùng kiểu nhưng các loài quyển bá và thủy phỉ lại là dạng sinh bào tử khác kiểu, với các bào tử cái lớn hơn các bào tử đực, còn các thể giao tử được hình thành hoàn toàn trong các thành bào tử.

Trong kỷ Than Đá, các loài thực vật thuộc ngành Lycopodiophyta (như Lepidodendron) tạo ra những cánh rừng lớn và chúng là nhóm chi phối đối với thực vật đất liền, với các lá mọc ra trên toàn bộ bề mặt của thân và cành, nhưng chúng sẽ rụng đi khi cây lớn hơn, chỉ để lại một cụm lá nhỏ ở trên ngọn. Các tàn tích của chúng tạo thành nhiều trầm tích hóa thạch dưới dạng than đá. Tại Fossil Park, Glasgow, Scotland, các cây thuộc ngành Lycopodiophyta đã hóa thạch có thể tìm thấy trong sa thạch. Người ta vẫn có thể thấy các vết sẹo hình thoi tại những chỗ trước đây là lá của chúng.

Các bào tử của thực vật ngành Lycopodiophyta rất dễ cháy và đã từng được sử dụng trong pháo hoa. Hiện tại, huperzin A, một hợp chất hóa học được cô lập từ một số loài thạch sam ở Trung Quốc đang được nghiên cứu như là một trong các cách thức điều trị bệnh Alzheimer.

Liên kết ngoài

Ghi chú

Tags:

Bào tửDanh pháp hai phầnNgành Dương xỉThực vậtThực vật có hạtThực vật có mạch

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chuyện người con gái Nam XươngPol PotArsenal F.C.Mèo BengalNguyễn Ngọc TưNguyễn TrãiGallonVòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2024Trần Hưng ĐạoThượng HảiĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhPhan Văn GiangDanh sách di sản thế giới tại Việt NamChủ nghĩa cộng sảnTạ Duy AnhKitô giáoSơn LaDân số thế giớiLiếm âm hộBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIIIAn GiangQuân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt NamAnh hùng dân tộc Việt NamUEFA Champions LeagueHà LanTôn Thất BáchTử thần sống mãiNam ĐịnhTrần Duệ TôngĐà NẵngChí PhèoHương TràmMã QRHán Cao TổPhan Thị Thanh TâmVincent van GoghHội Liên hiệp Thanh niên Việt NamĐinh Tiên HoàngHoàng Phủ Ngọc TườngNguyễn Vân ChiBa quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vậtCá tuyếtDanh sách quốc gia Đông Nam Á theo GDP danh nghĩaMéxicoĐoàn Văn HậuBiển ĐôngNguyễn Thị ĐịnhVõ Văn ThưởngTết Nguyên ĐánĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt NamAnh túcNúi Bà ĐenLịch sử Trung QuốcVạn Lý Trường ThànhTây Ban NhaSự kiện 11 tháng 9Đội tuyển bóng đá quốc gia Hàn QuốcLee Sang-yeobĐinh Tiến DũngThanh gươm diệt quỷSóc TrăngNho giáoMười ba thuộc địaNgân hàng thương mại cổ phần Quân độiNguyễn Nhật ÁnhĐinh Văn NơiGia LaiZaloXã hộiLương CườngPhân cấp hành chính Việt NamChiến tranh Đông DươngPhan Tuấn TàiLê Thái TổChiến tranh thế giới thứ nhấtThạch LamNguyễn Văn TrỗiPhong trào Thơ mới (Việt Nam)🡆 More