Nelly Sachs

Nelly Sachs (10 tháng 12 năm 1891 - 12 tháng 5 năm 1970) là một nhà thơ người Đức đoạt giải Nobel Văn học năm 1966.

Nelly Sachs
Nelly Sachs
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Leonie Sachs
Ngày sinh
10 tháng 12, 1891
Mất
Ngày mất
12 tháng 5, 1970
Nguyên nhân
ung thư ruột
An nghỉNghĩa trang Bắc Mosaic
Giới tínhnữ
Tôn giáoDo Thái giáo
Gia đình
Hôn nhân
không có
Lĩnh vựcthơ
Sự nghiệp nghệ thuật
Thành viên củaHọc viện Ngôn ngữ và Văn học Đức, Học viện Mỹ thuật Bavarian
Giải thưởng
Giải Nobel 1966
Văn học
Chữ ký
Nelly Sachs
Nelly Sachs
Nelly Sachs năm 1966

Tiểu sử Nelly Sachs

Nelly Sachs sinh trong một gia đình Do Thái giàu có ở Berlin. Từ nhỏ đã yêu thích âm nhạc, văn chương, làm thơ đăng trên một số báo và in một cuốn sách bao gồm những giai thoại và truyền thuyết. Năm lên 15 tuổi Nelly Sachs đọc tiểu thuyết Gostar Berlings Saga của nữ nhà văn Thụy Điển Selma Lagerlof, cuốn sách đã để lại trong lòng Nelly Sachs một ấn tượng vô cùng sâu sắc và cô đã viết thư cho Selma Lagerlof. Kể từ đó hai người tiếp tục thư từ cho đến khi Selma Lagerlof mất.

Năm lên 18 tuổi Nelly Sachs bắt đầu làm thơ về thiên nhiên và dựa trên những câu truyện cổ tích, một số bài thơ được đăng trên các báo. Sau khi bố mất và Adolf Hitler lên nắm quyền ở Đức, Nelly Sachs cùng mẹ sống một cuộc sống thu mình, không tiếp xúc với xã hội bên ngoài.

Năm 1940, nước Đức đánh chiếm châu Âu và khủng bố người Do Thái, Nelly Sachs trốn sang Thụy Điển và ở đây tiếp tục sáng tác và dịch thuật. Tập thơ đầu tiên sau chiến tranh của bà In den Wohnungen des Todes (Trong ngôi nhà của tử thần) xuất bản tại Đông Đức năm 1947. Thơ Nelly Sachs mang tư tưởng nhân đạo, thường nói về nỗi thống khổ và niềm hi vọng của dân tộc Do Thái, chịu ảnh hưởng bởi thơ ca truyền thống Do Thái và chủ nghĩa thần bí cổ đại Đức. Từ sau chiến tranh bà còn viết một số vở kịch, nhưng tác phẩm khiến bà nổi tiếng nhất là Fluch und Verwandlung (Trốn chạy và biến đổi, 1959). Sau tập thơ này bà được trao giải thưởng Anetta von Droste Hulsoff và chính quyền Dortmund đã lập ra một giải thưởng văn học hàng năm mang tên Nelly Sachs và cấp cho bà một chế độ trợ cấp trọn đời.

Nelly Sachs được tặng nhiều giải thưởng, trong đó có Giải Hòa bình của ngành kinh doanh sách Đức năm 1965, giải Nobel bà nhận cùng với nhà văn Do Thái khác là Shmuel Yosef Agnon. Nelly Sachs mất tại Stockholm.

Tác phẩm Nelly Sachs

  • In den Wohnungen des Todes (Trong ngôi nhà của tử thần, 1946), thơ.
  • Stern ver dunkelung (Che mờ các ngôi sao, 1949),thơ.
  • Und niemand weiss weiter (Không ai biết được sẽ ra sao, 1957), thơ.
  • Fluch und Verwandlung (Trốn chạy và biến đổi, 1959), thơ.
  • Eli: Ein Mysterienspiel vom Leiden Israels (Eli: Bí kịch về những đau khổ của Israel, 1951), kịch.
  • Zeichen im Sand (Những dấu hiệu trên cát, 1962), tập kịch.

Một số bài thơ Nelly Sachs

    Các dân tộc trên đời
    Các dân tộc trên đời
    hãy bằng sức mạnh những vì sao xa xôi
    quấn vào như búp sợi
    hãy đan, rồi tháo, rồi đan lại
    cho trộn lẫn những lời
    như cái tổ ong
    châm chích cho thoả lòng
    và để cho ong cắn lại.
    Các dân tộc trên đời
    chớ hủy hoại những lời hoàn vũ
    chớ chia cắt bằng dao lòng thù hận khắp nơi
    tiếng động sinh ra cùng hơi thở!
    Các dân tộc trên đời
    có ai không hiểu ngầm cái chết
    khi nói "cuộc đời"
    có ai không hiểu rằng máu thịt
    khi nói "vành nôi"!
    Các dân tộc trên đời
    những lời nói nơi ngọn nguồn bỏ lại
    bởi chúng sẽ quay về với
    những chân trời
    bằng mặt trái của mình
    sự sơ suất che đêm lại
    để những vì sao sẽ hồi sinh.
    Những người già
    Ở đây
    Trong kho chứa của những ngôi sao này
    Trời đêm che lên từng mảng
    Họ đứng và đợi Chúa Trời.
    Những móc sắt han gỉ cùm miệng họ
    Lưỡi lặng câm. Chỉ những đôi mắt nói lời
    Trong những đôi mắt – là những cái giếng xác chết chất đầy
    Ô, những người già mang những đứa trẻ bị thiêu trong mắt
    Như tài sản duy nhất của họ trên đời…
    Những người già đứng đấy
    Đêm cắt vào giấc ngủ
    Vào bầu trời đêm họ dõi mắt nhìn
    Họ đợi Chúa Trời với vì sao cháy lên.
    Những bàn tay giơ vào trời xanh
    Những đôi môi cháy sém
    Những đôi môi câm nín
    Trong tiếng kêu lạc lối những hành tinh.
    Chỉ những đôi mắt không ngủ bao giờ
    Bầy quạ đen trên đám mồi bay liệng
    Chìm trong nước mắt và luôn tái hiện
    Quạ canh chừng những đứa trẻ cháy thành tro.
    Ô, những người già mang những nấm mồ:
    Ký ức đắng cay của những ngày khiếp đảm!
    Họ vẫn đợi, kiên gan, dù Chúa Trời im lặng
    Không vội vàng từ xứ sở những vì sao…
    Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
    Anh ở nơi đêm ở
    Anh ở
    nơi đêm ở
    cùng với những người học quên cõi trần gian
    từ xa xăm
    ngón tay của anh điểm tô trận đấu
    bằng tiếng nhạc của bản đồ một biển xa xăm
    những nốt nhạc trong đôi tai của anh
    những cây cầu là cơ sở
    từ Đây đến Đó
    và một nhiệm vụ giản đơn
    mà câu trả lời
    chỉ những người đang hấp hối biết.
    Khoảng lặng ngừng
    Vào giờ khắc
    Khi thời gian trở nên trong suốt
    Và mặt trời khuất sau chân trời
    Trên ngôi mộ chung hoa lá phủ đầy
    Thì cuộc sống ở bên kia thế giới
    Sẽ báo tin về người.
    Sự ánh lên của những cành lá cọ
    Là chân lý của sự cô độc hoang vu.
    Cuộc đời trước
    Trong lời cầu nguyện ánh lên
    Và ngủ yên trên mạch nguồn cẩm thạch
    Từ đôi tai của vỏ ốc
    Tiếng nhạc vang lên.
    Ô đại dương mênh mông trong đôi tai nhỏ nhắn
    Ôi vũ điệu của tình
    Bìa của cuốn sách thời gian mỏng mảnh.
    Đấy từng là cuộc sống
    Giấc ngủ dửng dưng trong không gian ma thuật màu đen
    Cái gai nhọn bị lãng quên
    Và hoa hồng nhuốm máu
    Thấm vào ký ức đã từng.
    Tia chớp hình răng cưa
    Chiếu vào vũ hội hóa trang của bão
    Bờ xương voi
    Chìm vào bóng tối.
    Khi ngày lặng ngừng
    Khi ngày lặng ngừng
    vào buổi hoàng hôn
    khi giờ không hình thức đến
    những giọng cô đơn hòa quyện vào nhau
    khi động vật không trở nên thú dữ
    hoặc những con mồi
    chỉ những bông hoa là vẫn có mùi
    khi tất cả trở thành vô danh tiếng
    như đã từng trong buổi Đầu Tiên
    anh đi dưới hầm mộ của thời gian
    mà người mở cửa là người đứng ở Cuối Cùng
    ở đó những con tim đang lớn
    trong bản chất tối đêm
    và anh đi xuống
    cái chết đã ở lại sau lưng
    nó chỉ là một điểm thoáng qua trên con đường
    và anh đừng nhìn về phía cửa
    mà đôi mắt hãy mở
    để thấy một ngôi sao mới
    ngôi sao bỏ lại ánh sáng của mình.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Tiểu sử Nelly SachsTác phẩm Nelly SachsMột số bài thơ Nelly SachsNelly SachsGiải Nobel Văn họcĐức

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

GTia hồng ngoạiGoogleVincent van GoghSân bay quốc tế Long ThànhĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamIranBảng tuần hoànNgân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt NamGoogle MapsKinh tế Trung QuốcĐịa lý Việt NamNATOThánh địa Mỹ SơnVĩnh PhúcTrương Tấn SangQuy NhơnChiến tranh Nguyên Mông – Đại ViệtBộ luật Hồng ĐứcTây NguyênNguyễn DuNew ZealandTrần Đại NghĩaViệt Nam Dân chủ Cộng hòaLê Quý ĐônNhà HồMai vàngTỉnh thành Việt NamVõ Nguyên GiápChâu ÁTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (phim)NgaCàn LongHứa Quang HánMặt TrờiĐội tuyển bóng đá U-23 quốc gia UzbekistanTrương Gia BìnhChiến tranh cục bộ (Chiến tranh Việt Nam)Truyện KiềuNgày Quốc tế Lao độngCục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoMarie CurieVụ án NayoungNguyễn Minh Châu (nhà văn)Cúp bóng đá U-23 châu Á 2022Giê-suDanh sách Chủ tịch nước Việt NamLàng nghề Việt NamViệt MinhNguyễn Xuân ThắngNguyễn Hòa BìnhẢ Rập Xê ÚtPhan Đình TrạcHội AnPhật giáoBình Ngô đại cáoĐiện Biên PhủLê Khánh HảiHybe CorporationĐại dươngQuân khu 9, Quân đội nhân dân Việt NamVIXXQuần thể danh thắng Tràng AnKênh đào Phù Nam TechoNguyễn Thị BìnhGiải vô địch bóng đá châu ÂuKhởi nghĩa Lam SơnHọ người Việt NamXuân DiệuThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Tào TháoGốm Bát TràngMinh Lan TruyệnNguyễn Văn NênChiến dịch Hồ Chí MinhEthanolTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTrần Đức ThắngNick Vujicic🡆 More