Nước Công Nghiệp Mới

Nước công nghiệp mới (Newly Industrialized Country - NIC) là những quốc gia đã cơ bản hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, trên thế giới hiện nay, nhóm này đứng trên các nước đang phát triển nhưng xếp sau các nước phát triển.

Nước Công Nghiệp Mới
Các nước công nghiệp mới theo IMF tính đến năm 2020

Đây là các quốc gia chưa đạt được trình độ tiến bộ kinh tế xã hội cao như các nước thuộc thế giới thứ nhất nhưng có sự phát triển vượt trội so với các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba. Một đặc điểm của các nước công nghiệp mới (NIC) là có tốc độ tăng trưởng cao (thường là hướng về xuất khẩu). Quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng là một chỉ số quan trọng để trở thành một nước công nghiệp mới. Ở nhiều quốc gia thuộc NIC, đảo lộn xã hội có thể xảy ra đặc biệt là ở khu vực nông thôn như dân cư nông nghiệp di cư ra các thành thị kiếm việc làm, nơi sự đi lên của lĩnh vực chế tạo cần rất nhiều lao động.

Các NIC thường mang đặc điểm chung là:

  • Quyền dân sự và tự do xã hội được cải thiện
  • Kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo
  • Nền kinh tế thị trường ngày càng mở, cho phép tự do thương mại với các nước trên toàn thế giới
  • Các tập đoàn quốc gia lớn bành trướng hoạt động ra toàn cầu
  • Hấp thu luồng đầu tư tư bản dồi dào từ nước ngoài
  • Lãnh đạo chính trị mang lại ảnh hưởng lớn đến sự thúc đẩy kinh tế.

Các nước công nghiệp mới thường nhận được hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như WTO, v.v. Tuy vậy, bởi những lợi ích thu được từ quá trình toàn cầu hóa, nhiều người theo chủ nghĩa bảo hộ (và có thể cả những người ủng hộ thương mại bình đẳng) phản đối hàng hóa nhập khẩu từ các nước công nghiệp mới, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Nguồn gốc thuật ngữ Nước Công Nghiệp Mới

Từ ngữ các nước công nghiệp mới bắt đầu được sử dụng ở thập niên 1970 khi "Bốn con Hổ châu Á" là Hồng Kông (khi đó còn là thuộc địa của Anh), Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan nổi lên với sự tăng trưởng ngoạn mục từ thập niên 1960. Thuật ngữ "các nước công nghiệp mới" được dùng để chỉ các quốc gia trên trong giai đoạn đó. Ngày nay, các nước quốc gia và vùng lãnh thổ này đã vượt qua giai đoạn công nghiệp hóa, và "NIC" được dùng chỉ các nước tiếp bước con đường thành công của họ.

Bốn con hổ châu Á giờ đây đã đạt trình độ tương đương các nước phát triển với tiến trình cởi mở chính trị, GDP trên đầu người cao, và chính sách kinh tế mạnh mẽ, hướng về xuất khẩu. Các quốc gia và vùng lãnh thổ này có chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức hơn 90% chỉ số trung bình của Liên minh châu Âu, đặc biệt, riêng Hàn Quốc còn là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Câu lạc bộ Paris và Nhóm các nền kinh tế lớn (G20).

Đôi khi "Bốn con hổ châu Á" được gọi là các nước công nghiệp mới thế hệ thứ nhất để phân biệt với các nước công nghiệp hóa đi sau.

Các hiện nay Nước Công Nghiệp Mới

Bảng sau liệt kê danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ được coi là các nước công nghiệp mới:

Châu lục Tên nước GDP (PPP)
(Tỷ USD) (2018)
GDP (PPP)
trên đầu người (đô la quốc tế) (2018)
HDI
(2015)
Nguồn
Châu Phi Nước Công Nghiệp Mới  Nam Phi 795 13,675 0.699 (trung bình)
Bắc Mỹ Nước Công Nghiệp Mới  México (thành viên OECD) 2,570 20,602 0.774 (cao)
Nam Mỹ Nước Công Nghiệp Mới  Brasil 3,365 16,154 0.759 (cao)
Châu Á Nước Công Nghiệp Mới  Trung Quốc 25,270 18,110 0.752 (cao)
Nước Công Nghiệp Mới  Ấn Độ 10,505 7,874 0.640 (trung bình)
Nước Công Nghiệp Mới  Indonesia 3,495 13,230 0.694 (trung bình)
Nước Công Nghiệp Mới  Malaysia 1,002 30,860 0.802 (rất cao)
Nước Công Nghiệp Mới  Philippines 1,021 9,538 0.712 (cao)
Nước Công Nghiệp Mới  Thái Lan 1,321 19,476 0.755 (cao)
Châu Âu Nước Công Nghiệp Mới  Thổ Nhĩ Kỳ (ứng cử viên gia nhập Liên minh châu Âu) 2,521 31,956 0.806 (rất cao)

Trung Quốc và Ấn Độ là hai trường hợp đặc biệt: với quy mô dân số khổng lồ của hai nước (tổng cộng khoảng 2,7 tỷ người) thì dù thu nhập bình quân đầu người còn thấp, quy mô nền kinh tế của họ vẫn có thể vượt qua Hoa Kỳ.

Bởi tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, hàng năm, năm quốc gia gồm Ấn Độ, Brasil, Hàn Quốc, México và Trung Quốc gặp mặt nhóm G8 để bàn bạc các vấn đề tài chính, nhóm này được biết đến dưới cái tên G8+5.

Các nước công nghiệp mới thường thu được lợi ích trong thương mại quốc tế nhờ chi phí lao động cạnh tranh đưa đến giá sản phẩm thấp. Kết quả là chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở các nước này rẻ hơn rất nhiều ở các nước phát triển, gây áp lực giảm tiền lương ở các nước này, nơi mà chi phí sinh hoạt cao hơn và công đoàn cũng như các tổ chức khác của người lao động có tiếng nói chính trị.

Ưu thế cạnh tranh tương đối này thường bị chỉ trích bởi những người cổ vũ cho thương mại bình đẳng.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Tags:

Nguồn gốc thuật ngữ Nước Công Nghiệp MớiCác hiện nay Nước Công Nghiệp MớiNước Công Nghiệp MớiCông nghiệp hóaNước công nghiệpNước đang phát triểnQuốc giaThế giới

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Mai Hắc ĐếQuần đảo Cát BàWinston ChurchillBà Rịa – Vũng TàuLê Trọng TấnChiến tranh thế giới thứ nhấtĐịa lý Việt NamPhân cấp hành chính Việt NamOlympique de MarseilleAbe ShinzōVelizar PopovMạch nối tiếp và song songGeremiCua lại vợ bầuNguyễn DuThích-ca Mâu-niHiệu ứng nhà kínhBùi Quang Huy (chính khách)Tô HoàiTrần Quốc VượngLê Hồng AnhTam Thể (phim truyền hình Trung Quốc)Danh sách biện pháp tu từDark webSécTrương Tấn SangCá tuyếtLâm ĐồngKitô giáoMyanmarQuần đảo Hoàng SaTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCThành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)Nhà Tây Sơn26 tháng 3Vụ án Lệ Chi viênCâu lạc bộ bóng đá Chiết Giang Lục ThànhBí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamSingaporeTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt NamNhật thựcLiếm âm hộTrí tuệ nhân tạoNguyễn Thị BìnhHệ Mặt TrờiDuyên hải Nam Trung BộNhà TrầnKim Sae-ronUkrainaCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênTriệu Lệ DĩnhPhilippinesCá voi sát thủDanh sách nhân vật trong One PieceBình ĐịnhTikTokBộ đội Biên phòng Việt NamVladimir Vladimirovich PutinKhởi nghĩa Hai Bà TrưngQuân khu 2, Quân đội nhân dân Việt NamBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamVăn hóaQuần đảo Trường SaViệt NamENIACPhởGia KhánhBảo ĐạiĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTCOne PieceẤn ĐộTào TháoPhù NamNa UyBến Nhà Rồng🡆 More