Núi Bân

Núi Bân (Bân Sơn) cao 43,92 m, diện tích 80.956 m²; ở xứ Cồn Mồ, thuộc xóm Hành, thôn Tứ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây, thành phố Huế).

Thời nhà Nguyễn, núi Bân thuộc địa phận xã An Cựu, huyện Hương Trà.

Núi Bân
Tái hiện Lễ đăng quang của Hoàng đế Quang Trung tại Núi Bân

Đây là nơi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ gấp rút cho lập đàn (Đàn Nam Giao Tây Sơn) để làm lễ tế cáo trời, lên ngôi Hoàng đế và xuất quân ra Bắc Hà đánh quân Thanh xâm lược vào ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788).

Tên gọi Núi Bân

Khi xưa, không rõ núi tên gì, nhưng từ khi Nguyễn Huệ cho ban xẻ núi Bân thành ba tầng, để lập đàn tế cáo trời thì người dân gọi núi là Động Tầng, Ba Tầng, Tam Tầng, Ba Vành, Hòn Thiên.

Theo PGS.TS. Đỗ Bang, thì rất có thể Nguyễn Huệ là người đã đặt tên Bân cho núi (nơi mà ông chọn để đắp đàn), với nghĩa: trong và ngoài đều hoàn mỹ. Sách Hoàng Lê nhất thống chí (bản của Ngô Thì Chí) chép nhầm chữ Bân (chữ Hán) thành chữ Sam; và khi phiên âm, các tác giả Trần Trọng Kim, Hoa Bằng, Phan Trần Chúc đều đã ghi nhầm chữ Bân thành chữ Bàn.

Đàn Nam Giao Tây Sơn Núi Bân

Để trở thành Đàn Nam Giao, những người thiết kế và thi công đã ban xẻ núi Bân thành ba khối hình nón cụt chồng lên nhau tăng dần theo chiều cao. Từ chân núi lên đỉnh ở độ cao 37 m, là tầng thứ nhất có chu vi 220 m. Bề rộng của tầng này không đều nhau. Ngay ở chính giữa mặt tầng thứ nhất về phía Tây Nam, hiện còn dấu vết một tầng phụ cao 1 m.

Tầng thứ hai có chu vi 122,5 m, chiều cao so với tầng thứ nhất là 1,65 m.

Tầng thứ ba ở ngay đỉnh đồi, bề mặt khá phẳng, có chu vi 52,7 m và cao hơn tầng thứ hai 1,2 m.

Đường lên đàn theo bốn hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc), bề rộng các con đường càng lên cao càng thu hẹp dần, bề ngang ở tầng thứ nhất là 5,2 m, ở tầng thứ hai chỉ còn 4 m...

Và để sử dụng lâu dài, sau khi Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi và xuất quân ra Bắc năm 1788, người ta đã dùng gạch và đá xếp thành ba vòng tròn bó vỉa quanh ba tầng đàn (hiện nay chỉ còn lại dấu vết) nhằm hạn chế sự xói lở. Nhờ vậy, đàn vẫn được tiếp tục sử dụng để làm lễ cáo trời cho đến khi kinh đô Phú Xuân (Huế) bị chúa Nguyễn Phúc Ánh dẫn quân ra chiếm lấy vào mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (15 tháng 6 năm 1801).

Câu đối liên quan Núi Bân

Tại đền thờ Quang Trung ở chân núi Liên Phong, gần cửa biển Lạch Bạng, thuộc xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, còn lưu hai câu đối trên hai trụ gạch trước cổng đền, như sau:

    Anh hùng thanh sất Bân Sơn cổ,
    Miếu mạo quang lưu Bạng hải kim.

Tạm dịch:

    Tiếng thét của người anh hùng vang dậy từ núi Bân xưa
    Ánh sáng của tòa miếu mạo còn tỏa chiếu nơi cửa Bạng ngày nay.

Khu tưởng niệm Núi Bân

Khu tưởng niệm Núi Bân anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung tại di tích lịch sử núi Bân, có diện tích 9,5 ha được khởi công xây dựng từ năm 2008 với nhiều hạng mục, trong đó tượng đài đặc tả chân dung vua Quang Trung cao 21 m, thân tượng cao 12m được làm bằng đá hoa cương. Ngày 18 tháng 11 năm 1988, Núi Bân (Bân Sơn) được công nhận là "di tích lịch sử cấp quốc gia" theo Quyết định số 288/QĐ-VH của Bộ Văn hóa-Thông tin .

Chú thích

Tham khảo

  • PGS.TS. Đỗ Bang, "Bân Sơn và ý nghĩa của sự kiện 22 tháng 12 năm 1788" in trong sách Tây Sơn - Thuận Hóa và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ-Quang Trung. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2009.
  • ThS. Đỗ Hữu Hà, "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích phong trào Tây Sơn ở Thừa Thiên Huế" in trong sách đã dẫn trên.
  • GS. Nguyễn Khắc Thuần, Danh tướng Việt Nam (tập 3). Nhà xuất bản Giáo dục, 2005.

Liên kết ngoài

Tags:

Tên gọi Núi BânĐàn Nam Giao Tây Sơn Núi BânCâu đối liên quan Núi BânKhu tưởng niệm Núi BânNúi BânDiện tíchHuếHương TràMMét vuôngNhà Nguyễn

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngDanh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo ngày trở thành tiểu bangHạnh phúcThánh GióngĐồng bằng sông HồngPhổ NghiCộng hòa Nam PhiAnh trai Say HiBảy hoàng tử của Địa ngụcTrần Tiến HưngNew ZealandMinh Lan TruyệnCảm tình viên (phim truyền hình)Thành phố Hồ Chí MinhNguyễn Văn ThiệuVăn Miếu – Quốc Tử GiámMinecraftLê Thanh Hải (chính khách)Trái ĐấtAlcoholBộ Quốc phòng (Việt Nam)Địa lý Việt NamTrang ChínhCục An ninh đối ngoại (Việt Nam)Ai là triệu phúSaigon PhantomBài Tiến lênKinh Dương vươngTô Vĩnh DiệnHoa KỳHồ Quý LySố chính phươngDanh sách Tổng thống Hoa KỳChủ nghĩa cộng sảnĐỗ MườiDanh sách nhà vô địch bóng đá AnhGia đình Hồ Chí MinhChâu ÂuTừ Hi Thái hậuBộ bộ kinh tâm (phim truyền hình)Cleopatra VIIMarie CurieSơn LaGiải bóng đá Ngoại hạng AnhTôn Đức ThắngChiến dịch Tây NguyênTrương Mỹ HoaSao MộcThuật toánKu Klux KlanVincent van GoghQuan hệ ngoại giao của Việt NamPhạm Minh ChínhViệt Nam Dân chủ Cộng hòaDanh sách Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dânNguyễn Trọng NghĩaNgô QuyềnĐồng bằng sông Cửu LongKakáSơn Tùng M-TPNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt NamVăn phòng Quốc hội (Việt Nam)Từ mượn trong tiếng ViệtDương vật ngườiĐội tuyển bóng đá quốc gia Việt NamNhư Ý truyệnTrận Bạch Đằng (938)Vụ sai phạm tại Tập đoàn Thuận AnVõ Tắc ThiênMặt trận Tổ quốc Việt NamIllit (nhóm nhạc)Cách mạng Công nghiệp lần thứ tưĐịnh luật OhmCao BằngTố HữuLương Thế VinhDanh sách di sản thế giới tại Việt NamChuỗi thức ăn🡆 More