Mua Hàng Tích Trữ

Mua hàng tích trữ là hiện tượng người tiêu dùng mua một lượng lớn sản phẩm bất thường khi nhận thấy một thảm họa xảy ra trước mắt, hoặc dự đoán về đợt tăng giá lớn hoặc thiếu sản phẩm trầm trọng.

Hậu quả của việc mua tích trữ giấy vệ sinh trong đại dịch COVID-19.

Mua hàng tích trữ là một dạng của hành vi bầy đàn. Lý thuyết hành vi của người tiêu dùng nghiên cứu và giải thích đây "là hành động tập thể tựa như mốt thời trang, là hoạt động của thị trường chứng khoán, có sự đột biến về mặt hàng tiêu dùng không lâu bền (nondurable goods), mua hàng, tích trữ và đột biến rút tiền gửi ".

Khi nguy cơ thiếu hụt là có thực hay nhận thức được, mua hàng tích trữ sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trên thị trường. Kịch bản nhận thức được nguy cơ thiếu hàng hóa nhưng vẫn mua tích trữ chính là một ví dụ về lời tiên tri tự hoàn thành.

Ví dụ

Mua hàng tích trữ xảy ra trước, trong hoặc sau khi các sự kiện sau đây xảy ra:

  • Chiến tranh thế giới thứ nhấtthứ hai
  • Đại dịch cúm toàn cầu năm 1919–1920 ("cúm Tây Ban Nha") – đã dẫn đến mua tích trữ quinine, phương thuốc trị cúm và triệu chứng của nó từ nhà hóa học và bác sĩ phẫu thuật. Giá của thuốc bôi mỡ Vicks VapoRub tăng từ 900.000 $ lên 2,9 triệu $ chỉ trong vòng một năm.
  • Siêu lạm phát tại Đức 1922–1923
  • Một cuộc đột biến rút tiền gửi là kết quả của việc dự trữ tiền tệ xảy ra ở Hoa Kỳ khi bắt đầu cuộc Đại khủng hoảng
  • Nạn đói Bengal năm 1943
  • Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 - dẫn đến mua tích trữ thực phẩm đóng hộp ở Hoa Kỳ
  • Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1979–1980 dẫn đến mua dầu tích trữ, dẫn đầu là Nhật Bản.
  • Sự xuất hiện năm 1985 của New Coke khiến nhiều người tiêu dùng mua Coca-Cola Classic tích trữ
  • Sự cố Y2K
  • 2001 - mua tích trữ kim loại, vàng và dầu trên thị trường hàng hóa quốc tế sau sự tấn ngày 11 tháng 9
  • Tháng 1 và tháng 2 năm 2003, trong khi dịch SARS bùng phát, nhiều đợt mua tích trữ nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau (muối, gạo, giấm, dầu thực vật, kháng sinh, khẩu trangthuốc Đông y) diễn ra ở tỉnh Quảng Đông, Hải NamHồng Kông.
  • Cuộc biểu tình về nhiên liệu năm 2000 và 2005 tại Anh
  • Vụ nổ nhà máy hóa chất Cát Lâm năm 2005 - tích trữ nước, thực phẩm
  • Thiếu hụt đạn dược tại Hoa Kỳ 2008–2013 - những người sở hữu súng mua tích trữ súng vì sợ luật kiểm soát súng đạn gây khó khăn hơn dưới thời Tổng thống Barack Obama.
  • Tháng 9 năm 2013 trong cuộc khủng hoảng kinh tế tại Venezuela, chính phủ Venezuela đã tạm thời tiếp quản nhà máy sản xuất giấy vệ sinh của Công ty sản xuất giấy Aragua để quản lý việc "sản xuất, tiếp thị và phân phối" giấy vệ sinh sau nhiều tháng bị cạn kiệt hàng hóa cơ bản như giấy vệ sinh, gạo và dầu ăn.
  • Dakazo - Trong bối cảnh giảm tỷ lệ ủng hộ trước cuộc bầu cử Venezuela năm 2013, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố quân đội chiếm đóng các cửa hàng vào ngày 8 tháng 11 năm 2013, ra lệnh "Không để lại gì trên kệ hàng!" Lệnh giảm giá các mặt hàng bán lẻ đồ điện tử tiêu dùng đã gây ra tình trạng cướp bóc ở nhiều thành phố trên khắp Venezuela. Đến cuối thời kỳ Dakazo, nhiều cửa hàng ở Venezuela bỏ trống kệ hàng cho đến tháng 11 năm 2014.
  • Đại dịch COVID-19 - Mua đồ tích trữ xảy ra nhiều nơi trên toàn thế giới vào tháng 2 và tháng 3 năm 2020, khi các cửa hàng trên khắp thế giới cạn kiệt các mặt hàng như khẩu trang, thực phẩm, nước đóng chai, giấy vệ sinh (hạn chế), cồn sát khuẩn, khăn ướt kháng khuẩn và thuốc giảm đau. Do đó, nhiều nhà bán lẻ đã phân phối việc bán các mặt hàng này. Các nhà bán lẻ trực tuyến eBayAmazon đã đăng lên trang bán hàng các mặt hàng do các bên thứ ba cung cấp như giấy vệ sinh, khẩu trang, nước rửa tay và khăn ướt kháng khuẩn trong khi lo ngại về nâng giá cơ hội (chặt chém). Do đó, Amazon đã hạn chế việc bán các mặt hàng nêu trên và một số mặt hàng khác như nhiệt kế và máy thở cho chuyên gia chăm sóc sức khỏe và cơ quan chính phủ.

Xem thêm

Tham khảo

Tags:

Người tiêu dùngThảm họa

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Chủ nghĩa tư bảnTổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTCVĩnh PhúcLịch sử Chăm PaKênh đào Phù Nam TechoChợ Bến ThànhLê Quý ĐônAcetaldehydeĐồng ThápCác vị trí trong bóng đáNguyễn Nhật ÁnhVõ Tắc ThiênĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhQuần đảo Hoàng SaPhú QuốcBộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Việt Nam)Tài xỉuĐội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt NamDương Văn MinhNha TrangSao HỏaNhã nhạc cung đình HuếĐường Trường SơnUkrainaTia hồng ngoạiQuần thể di tích Cố đô HuếLăng Chủ tịch Hồ Chí MinhMinh MạngSự kiện Tết Mậu ThânMiduCầu Châu ĐốcMông CổNguyễn Minh Triết (sinh năm 1988)Nguyễn Thúc Thùy TiênNgân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt NamBan Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamHứa Quang HánEHồn Trương Ba, da hàng thịtHướng dươngVũ Đức ĐamĐiêu khắcBộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt NamGấu trúc lớnQuan hệ tình dụcBến Nhà RồngVụ án Lê Văn LuyệnThừa Thiên HuếThái BìnhMười hai con giápMèoBắc GiangVăn hóaLê Khánh HảiNgười Hoa (Việt Nam)Tần Thủy HoàngQHKT (nhóm nhạc)Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2016Dương vật ngườiAn GiangHà GiangÚcAnh trai Say HiQuần thể danh thắng Tràng AnDanh sách quốc gia theo dân sốVõ Thị Ánh XuânBộ Quốc phòng (Việt Nam)Động lượngTưởng Giới ThạchSóng thầnTrần Quốc TỏThành nhà HồNhà TốngHồ Chí MinhVụ án cầu Chương DươngĐiện BiênDanh sách quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á🡆 More