Miền Việt Nam: Việt Nam có ba miền Bắc, Trung, Nam

Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam gồm nhiều miền địa lý khác nhau, đây là kết quả của quá trình Nam tiến kéo dài suốt một ngàn năm trong lịch sử Việt Nam.

Do lịch sử và theo mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, dân cư, địa lý lãnh thổ Việt Nam được chia thành các miền theo những cách khác nhau.

Phân chia theo chính trị Miền Việt Nam

Dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, đất nước gồm Bắc Hà (do chúa Trịnh cai quản) và Nam Hà (do chúa Nguyễn cai quản). Đầu thế kỷ 19, vua Gia Long đã thống nhất Việt Nam và xóa bỏ tình trạng Bắc Hà, Nam Hà.

Trong thời gian Chiến tranh Đông Dương, theo cách phân chia của Đảng Cộng sản Việt Nam thì gồm 2 vùng xen kẽ trên cả nước, là vùng giải phóngvùng địch tạm chiếm.

Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, được gọi là Miền Bắc và Miền Nam, hay Bắc Việt và Nam Việt.

Phân chia theo hành chính Miền Việt Nam

Dưới chính quyền Đông Dương thuộc Pháp, kể từ năm 1887, lãnh thổ Việt Nam được phân chia thành Cochinchine áp đặt cho Nam Kỳ, danh xưng Tonkin (Đàng Ngoài) cho Bắc Kỳ. Phần ở giữa, Pháp gọi là Annam hay Trung Kỳ.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật Bản đảo chính Pháp tại Đông Dương, chính quyền Nhật đã hủy bỏ việc gọi "Kỳ" mà gọi là Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.

Cuối 1945, Pháp mang quân quay lại Việt Nam, tuyên bố "trao trả độc lập" Việt Nam cho Bảo Đại, lãnh thổ được gọi là Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt. Về sau bổ sung thêm Hoàng triều Cương thổ. Chiếu dụ 21 ngày 11 tháng 3 năm 1955 Hoàng triều Cương thổ bị sáp nhập.

Ngày 23 tháng 10 năm 1956, dưới chính quyền Việt Nam cộng hòa, theo Sắc lệnh số 143 – NV của tổng thống Ngô Đình Diệm, Bắc Việt, Trung Việt, Nam Việt bị bãi bỏ, ba miền chính thức được gọi là là Bắc Phần, Trung Phần, và Nam Phần.

Phân chia theo điều kiện tự nhiên và kinh tế–xã hội Miền Việt Nam

Miền Việt Nam: Phân chia theo chính trị, Phân chia theo hành chính, Phân chia theo điều kiện tự nhiên và kinh tế–xã hội 
Phân loại các vùng miền hiện nay

Hiện nay toàn lãnh thổ Việt Nam được tổ chức thành 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, được xếp vào các miền như sau:

1. Bắc Bộ (còn gọi là miền Bắc) gồm có 25 tỉnh, thành phía bắc tỉnh Thanh Hóa được chia thành 3 tiểu vùng:

Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ có thể được gộp chung lại thành Trung du và miền núi Bắc Bộ

2. Trung Bộ (còn gọi là miền Trung) gồm có 19 tỉnh, thành từ Thanh Hóa trở vào đến Bình Thuận được chia thành 3 tiểu vùng:

Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có thể được gộp chung lại thành Nam Trung Bộ

3. Nam Bộ (còn gọi là miền Nam) gồm có 19 tỉnh, thành phía nam tỉnh Bình Thuận được chia thành 2 tiểu vùng:

Phân chia kinh tế trọng điểm Miền Việt Nam

Chú thích

Tham khảo

  • Bộ Quốc gia giáo dục (VNCH) (1963). Văn hóa, nguyệt san: tập-san nghiên-cứu và phổ-thông, Tập 12-13. Nhà Văn Hóa [và] Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
  • Học viện quốc gia hành chính (1957). Niên-giám hành-chánh. Học viện quốc gia hành chính.
  • Lê Văn An (1963). Tổ-chức hành-chánh Việt-Nam. Học viện quốc gia hành chính.
  • Nguyễn Đình Lê (1999). Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc thời kỳ 1954-1975. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin.
  • Nguyễn Q. Thắng (2003). Văn học miền Nam: văn học Việt Nam nơi miền đất mới, Tập 1. Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin.
  • Viện chiến lược phát triển (2009). Các vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: tiềm năng và triển vọng đến năm 2020. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

Tags:

Phân chia theo chính trị Miền Việt NamPhân chia theo hành chính Miền Việt NamPhân chia theo điều kiện tự nhiên và kinh tế–xã hội Miền Việt NamPhân chia kinh tế trọng điểm Miền Việt NamMiền Việt NamLịch sử Việt NamNam tiếnViệt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Phong trào Dân chủ Đông Dương (1936–1939)Căn bậc haiBóng đáPhân cấp hành chính Việt NamUEFA Europa LeagueIsaac NewtonQuân khu 5, Quân đội nhân dân Việt NamLịch sửBiến đổi khí hậuĐại dịch COVID-19 tại Việt NamThuận TrịTriết học Marx-LeninNhà MinhLê Thánh TôngLịch sử Chăm PaBến Nhà RồngSở Kiều truyện (phim)Lăng Chủ tịch Hồ Chí MinhQuân hàm Quân đội nhân dân Việt NamNướcLý Chiêu HoàngĐại tướng Quân đội nhân dân Việt NamPCleopatra VIIAnimeDanh sách quốc gia có vũ khí hạt nhânTF EntertainmentChùa Thiên MụNguyễn Duy NgọcVĩnh LongMặt TrờiGốm Bát TràngHồng BàngTrần Quốc ToảnChiến tranh Đông DươngNinh BìnhNhật ký Đặng Thùy TrâmĐối tác chiến lược, đối tác toàn diện (Việt Nam)Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ caoThế hệ ZDanh mục sách đỏ động vật Việt NamQuần đảo Trường SaVương Đình HuệNam CaoSeventeen (nhóm nhạc)Liếm dương vậtĐồng (đơn vị tiền tệ)Adolf HitlerMichael JacksonHàn Mặc TửSự kiện Thiên An MônQuân lực Việt Nam Cộng hòaNhà NguyễnXHamsterTư tưởng Hồ Chí MinhTrấn ThànhTiếng ViệtNhà giả kim (tiểu thuyết)Bảng tuần hoànKiên GiangTài liệu PanamaHồ Chí MinhNgô Đình DiệmHòa BìnhNguyễn Thị BìnhPhan Đình GiótMaldivesTuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)Apple (công ty)Nhà HồNgười Do TháiAtalanta BCMã MorseThích Nhất HạnhLưu Bá ÔnNăng lượng tái tạoTừ Hán-Việt🡆 More