Mai Văn Ngọc

Mai Văn Ngọc (1882-1932), còn có tên là Mai Bạch Ngọc, hiệu Nhâm Sinh; là một chí sĩ yêu nước ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.

Mai Văn Ngọc
Tên hiệuNhâm Sinh
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1882
Nơi sinh
Tiền Giang
Mất
Ngày mất
1932
Nơi mất
Khám Lớn Sài Gòn
Giới tínhnam
Gia quyến
Phối ngẫu
Nguyễn Thị Vinh
Nghề nghiệpnhà hoạt động
Quốc tịchnhà Nguyễn

Tiểu sử sơ lược

Mai Văn Ngọc sinh trưởng ở làng Điều Hòa, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

Theo nhà văn Hồ Hữu Tường, thì ngay khi còn bồng ẵm trên tay, mẹ ông đã đem ông cho một gia đình khá giả họ Mai. Đến tuổi đi học, cha mẹ nuôi cho ông học chữ Hán, và ông đã học rất giỏi.

Nổi tiếng thông thái, lại có chí khí, nên sau này ông được nữ sĩ Sương Nguyệt Anh quý mến gả người con gái duy nhất là bà Nguyễn Thị Vinh cho ông. Sau khi lấy vợ, ông bắt đầu tự học thêm chữ Pháp. Tuy nhiên, vợ ông mất sớm sau khi sinh xong cô con gái đầu lòng là Mai Huỳnh Hoa.

Vốn có lòng yêu nước, khi các chí sĩ như Phan Châu Trinh, Võ Hoành, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc,... bị nhà cầm quyền Pháp đưa đi an trí tại các tỉnh Nam Kỳ, ông đều tìm cách giúp đỡ. Làm việc này nhiều lần, ông bị mật thám Pháp để ý. Tuy nhiên mãi đến khi Nguyễn An Ninh và Phan Văn Hùm tìm đến ông, thì nhà cầm quyền thực dân mới ra lệnh bắt ông để điều tra.

Hay tin, Mai Văn Ngọc trốn sang Lào, nhưng sau đó ông vẫn bị bắt giải về giam tại Khám Lớn Sài Gòn khoảng cuối năm 1931. Đến năm Nhâm Thân (1932), thì ông mất trong tù, lúc 50 tuổi.

Nhận xét

Mai Văn Ngọc là người tài cao, học rộng, nhưng cả đời không màng tưởng đến công danh. Ông sống cao khiết và đạm bạc, được nhiều người kính nể, trong đó có cả Phạm Quỳnh khi ông này vào Nam Kỳ và đã tìm đến ông.

Hai chí sĩ khác cũng rất quý trọng ông, là Nguyễn An Ninh và Phan Văn Hùm. Đối lại, Mai Văn Ngọc cũng rất tán thưởng chủ thuyết "Cao vọng thanh niên" và lập trường chống Pháp của hai ông. Sau này, Mai Văn Ngọc còn thuận gả cô con gái duy nhất của mình là Mai Huỳnh Hoa cho Phan Văn Hùm, dù biết rằng ông Hùm đang dấn thân vào con đường chống thực dân Pháp đầy hiểm nguy.

Theo Huỳnh Minh, có lần Nguyễn An Ninh hỏi ông về cảm nghĩ đối với các nhà tư tưởng xưa nay, thì ông không đáp mà chỉ trao bốn câu thơ sau:

    Thế giới bổn vô chân ác mĩ
    Nhân tâm đồ tự vọng thanh ô.
    Nhược giao đạo đức tùy nhơn đạo
    Tranh chấp tùng tư hữu sở do.

Dịch nghĩa:

    Bản chất thế giới vốn không có điều chân chính, cái ác hay cái đẹp
    Chỉ do lòng ham muốn của con người mà trở thành trong sáng hay đen tối.
    Việc kết giao đạo đức là tuy vào đạo lý con người
    Việc tranh chấp sở hữu là do ham muốn riêng tư mà nên.

Nhà văn Hồ Hữu Tường có lời bình: Chỉ trong 28 chữ mà duy tâm, duy vật thảy đều bị vượt qua, ba vấn đề "chân-thiện-mỹ" mất hết giá trị tuyệt đối và nền tảng chắc chắn của nhân bản đã được đặt ra.

Hiện ở phường 10, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh có con đường mang tên ông.

Chú thích

Tags:

Lịch sửThế kỷ 20Việt Nam

🔥 Trending searches on Wiki Tiếng Việt:

Thủ dâmBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt NamTết Nguyên ĐánPhạm Xuân ẨnTrần PhúMậu binhLiên Hợp QuốcKim Go-eunChiến tranh Pháp – Đại NamNgân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamMèoYouTubeTrần Lưu QuangLê Long ĐĩnhSự kiện 11 tháng 9Dương Văn MinhNguyễn Hòa BìnhMarie CurieGia Cát LượngCách mạng Công nghiệpĐội tuyển bóng đá U-19 quốc gia Việt NamChu vi hình trònĐại học Quốc gia Hà NộiHồn Trương Ba, da hàng thịtHiếp dâmĐền HùngQuy luật lượng - chấtFernando TorresUng ChínhÝ thức (triết học)Quần thể di tích Cố đô Hoa LưThế vận hội Mùa hè 2024Trạm cứu hộ trái timĐêm đầy saoPhó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamChiến tranh Việt NamGiải vô địch bóng đá thế giới 2026Kim LânĐào, phở và pianoTrần Thủ ĐộChung kết giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018Phan Lương CầmThảm họa ChernobylTrận Bạch Đằng (938)Lê Ngọc QuangLương Tam QuangTô Ân XôÂm đạoTrường ChinhVũng TàuLịch sử Việt NamTiếng ViệtQuảng NgãiKylian MbappéBạo lực học đườngNguyễn Cao KỳLâm ĐồngRunning Man (chương trình truyền hình)Phạm Văn ĐồngCharles I của AnhNhật thựcLê Văn TuyếnVăn hóa Việt NamPhương Anh ĐàoDanh sách cầu thủ bóng đá Việt Nam sinh ra ở nước ngoàiVăn họcKung Fu Panda 4Đạo giáoGia LongTitanic (phim 1997)Quân khu 3, Quân đội nhân dân Việt NamChăm PaPhápVĩnh LongGia trưởngHai nguyên lý của phép biện chứng duy vậtQuang TrungBảng chữ cái Hy Lạp🡆 More